CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

29/12: Đọc gì trước giờ giao dịch

Đóng phiên hôm qua, ngày 28/12, VN-Index tăng 11.09 điểm, chốt ở mốc 1,015.66 điểm, tương ứng với mức tăng là 1.10%.

Ảnh:Trading View

Các dữ liệu thị trường đáng chú ý:

2/ Giao dịch khối ngoại :

  • Khối ngoại phiên hôm qua, ngày 28/12 mua ròng tổng lượng là 380,83 tỷ đồng

Top NN mua ròng

Top NN bán ròng

3/ Giao dịch khối tự doanh

  • Khối tự doanh, phiên 28/12 bán ròng với tổng giá trị là 388.96 tỷ đồng

4/ Các nhóm ngành đang hút dòng tiền mạnh:

  • Biểu đồ diễn biến ngành

  • Biểu đồ diễn biến dòng tiền

  • Dòng tiền đang tập trung mạnh ở nhóm ngành: Dầu khí, Dịch vụ tiện ích, Ngân hàng, Y tế,…

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 28/12

  • DOANH NGHIỆP
– NVL: Có 32.000 tỉ đồng gửi ngân hàng nhưng không thể dùng để trả nợ
– GVR: Rất ngờ điều chỉnh giảm 24% kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2022 vào phút chót
– KBC nhất trí thông qua phương án mua lại 100 triệu cổ phiếu, tương ứng 13% số lượng cổ phiếu đang lưu hành như vậy VĐL sẽ giảm 1000 tỷ đồng
– KBC: CEO Nguyễn Thị Thu Hương: Kinh Bắc đang ấp ủ siêu dự án 5 tỷ USD
– AGM: Một tháng sau khi nộp đơn từ chức, hai lãnh đạo Angimex bất ngờ rút đơn ngay trước thềm ĐHĐCĐ bất thường
– GCF: Tăng gấp đôi sau một tuần chào sàn, cổ phiếu của “vua” nha đam bất ngờ quay đầu giảm sốc
– LDG góp thêm 100 tỷ đồng vào công ty con
– HHV: Sắp khởi công gói thầu 3.800 tỷ đồng thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn
– TNS: Dự kiến lỗ trong quý 4, lên kế hoạch có lãi năm 2023
– Đất Xanh Services (DXS) muốn chuyển nhượng 16% cổ phần công ty con cho đối tác tiềm năng
  • CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH
– Chưa vào mùa báo cáo tài chính, nhiều “đại gia” trên sàn chứng khoán đã báo lãi quý 4 giảm mạnh, thậm chí lỗ nặng
– Tập trung rà soát Luật Chứng khoán, triển khai dự án KRX trong năm 2023
– Vốn hóa thị trường chứng khoán giảm 32% so với đầu năm 2022
– 9 tháng không thanh khoản, cổ “họ” FLC vào diện kiểm soát
– Cú sốc thị trường trái phiếu doanh nghiệp và các vụ án hình sự lọt Top 10 sự kiện chứng khoán nổi bật năm 2022
– Gói hỗ trợ lãi suất 2% và nghịch lý “có tiền nhưng khó tiêu”
– MSB giảm lãi suất cho vay
– Phó Thống đốc NHNN: Dùng trái phiếu doanh nghiệp làm TSBĐ là không phù hợp
– Thanh khoản ngân hàng “dư thừa” trong những ngày cuối năm 2022
– Thủ tướng: Bảo đảm an ninh tiền tệ, an toàn hệ thống và thanh khoản ngân hàng thông suốt trong mọi tình huống
  • MUA BÁN/ PHÁT HÀNH
– Vietravel đã nộp hồ sơ phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ và chào bán riêng lẻ
– CX8: Sau pha “quay xe” không huỷ niêm yết, một doanh nghiệp bất động sản bất ngờ muốn chào bán cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược với giá gấp đôi thị giá
  •  CỔ TỨC
– PNJ sắp chi gần 150 tỷ đồng tạm ứng cổ tức đợt 1/2022, gia đình chủ tịch dự kiến nhận về hơn 16 tỷ đồng
– Sớm vượt 83% kế hoạch lợi nhuận, DAP VINACHEM (DDV) sắp chi tạm ứng cổ tức bằng tiền
– Lãi lớn, Hoá chất Việt Trì (HVT) chốt danh sách cổ đông tạm ứng cổ tức tỷ lệ 15%
  •  CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
– Thanh khoản thấp kỷ lục, tiền vẫn chạy loanh quanh cổ phiếu tài chính, bất động sản
– Nhóm ngân hàng quốc doanh kéo chỉ số, LPB tăng kịch trần
– Sau phiên căng thẳng cung cầu với hàng chục cổ phiếu dư mua giá trần hôm qua, thị trường đã dễ mua bán hơn trong phiên hôm nay, nhưng càng làm nổi bật sự co lại phòng thủ của dòng tiền. Tổng giá trị khớp lệnh hai sàn niêm yết chỉ còn hơn 7 ngàn tỷ đồng, mức thấp kỷ lục của năm 2022, bất chấp khối ngoại vẫn giải ngân khá ổn định.
– Thị trường điều chỉnh nhẹ đầu ngày, VN-Index lùi lại kiểm định mốc 1.000 điểm, nhưng nhóm blue-chips nhanh chóng phục hồi và tiếp tục làm trụ đỡ cho chỉ số. Kết phiên VN-Index tăng 11,09 điểm tương đương 1,1%, ghi nhận phiên phục hồi thứ hai liên tiếp.
– Đây là phiên thứ 5 liên tiếp mức thanh khoản khớp lệnh xuống dưới ngưỡng 10.000 tỷ đồng. Tổng giao dịch được bù lại phần nào bằng thỏa thuận, riêng HoSE tới 4.235,5 tỷ đồng. Tuy vậy giao dịch thỏa thuận là các thương vụ đơn lẻ và không liên quan đến cung cầu tác động tới giá cổ phiếu hàng ngày.
– Phiên 28/12: Khối ngoại mua ròng hơn 335 tỷ đồng, tâm điểm STB, SAB
– Phiên 28/12: Tự doanh CTCK đẩy mạnh bán ròng hơn 430 tỷ đồng, tập trung xả ròng VPB với 336 tỷ đồng
  • VIỆT NAM
– Một số chính sách kinh tế có hiệu lực từ tháng 1/2023
– Trong năm 2022, với kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 11 tỷ USD đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn thứ 3 thế giới.
– Xuất khẩu tôm đạt khoảng 4,3 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2021
– Ngành thủy sản đặt kế hoạch đi lùi, dự kiến kim ngạch xuất khẩu đạt 10 tỷ USD trong năm 2023 vì lường trước được những khó khăn của nền kinh tế và ngành đã bắt đầu xuất hiện vào cuối năm 2022.
– Bộ trưởng Tài chính: Áp lực giải ngân đầu tư công là rất lớn
– Đón thời cơ Trung Quốc mở cửa biên giới
– Vietnam Airlines dẫn đầu số chuyến bay, Bamboo Airways đúng giờ nhất 11 tháng
– Philippines áp thuế chống bán phá giá 11 doanh nghiệp xuất khẩu xi măng Việt Nam
– Cao tốc 30.000 tỷ do liên danh Vingroup – Techcombank kêu khó khăn vì thiếu vốn, nhà đầu tư chỉ thu xếp được 16.000 tỷ
– Sau Foxconn, thêm một nhà cung cấp Apple muốn xây nhà máy ở miền Bắc Việt Nam để sản xuất MacBook
– Đầu tư 6.800 tỷ đồng xây dựng tuyến cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang
– Thị trường TMĐT Việt Nam 2022: Shopee dẫn đầu với doanh số 91.000 tỷ đồng sau 11 tháng, TikTok Shop trỗi dậy ở giai đoạn cuối năm
– Giá cước vận tải giảm 80% sau 1 năm: Lợi nhuận nhóm vận tải biển chuẩn bị “quay đầu”
  •  THẾ GIỚI
– Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến trái chiều, KOSPI của Hàn Quốc nổi bật với mức giảm 2,24%
– Tại Châu Âu, các thị trường lớn đang giao dịch trong sắc xanh
– Thị trường chứng khoán Mỹ chốt phiên giao dịch ngày thứ Ba (27/12) trong trạng thái không đồng nhất của các chỉ số, với Dow Jones tăng nhẹ nhưng S&P 500 và Nasdaq tụt giảm.
– Năm 2022 chỉ còn lại 3 ngày giao dịch, và chứng khoán Mỹ đang trên đà hoàn tất năm tồi tệ nhất kể từ 2008. Trong đó, mức giảm tệ nhất thuộc về Nasaq, chỉ số đã “bốc hơi” 33,8% từ đầu năm, trong bối cảnh nhà đầu tư dịch chuyển khỏi các cổ phiếu tăng trưởng vì mối lo suy thoái kinh tế. Dow Jones và S&P 500 đã giảm tương ứng 8,5% và 19,7%.
– Sau hai năm bị ảnh hưởng bởi đại đại dịch Covid-19, thị trường châu Á năm 2022 lại phải đối mặt với một bối cảnh chưa từng thấy, trong đó bị chi phối bởi lạm phát cao lịch sử và động thái thắt chặt chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương…
– Sau 3 năm ‘ngủ đông’, Trung Quốc mở cửa du lịch quốc tế từ 8/1/2023
– Châu Âu đau đầu với bài toán năng lượng
– Bắc Kinh vừa mở cửa, Mỹ “dội gáo nước lạnh”: Cân nhắc các biện pháp phòng dịch bắt buộc với du khách tới từ Trung Quốc
– Nhật Bản: Tình hình kinh tế sẽ quyết định vị trí Thống đốc BoJ vào năm tới
– Sản lượng điện nguyên tử của Hàn Quốc đạt mức cao nhất trong 7 năm
– Singapore: Thao túng giá cổ phiếu, một cá nhân bị phạt 36 năm tù
– COVID-19 lan rộng, Apple gặp khó ở Trung Quốc
  • VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA
– HSBC ra nhập ‘đường đua’ tiền số và sản phẩm metaverse
– Axie Infinity ra mắt Homeland – phiên bản trò chơi sử dụng NFT đất đai
– Công ty khai thác Bitcoin Argo Blockchain tạm dừng giao dịch cổ phiếu trên Nasdaq
– Galaxy Digital chi 100 triệu USD giúp công ty đào Bitcoin Argo Blockchain thoát khỏi phá sản
– Những công ty đào Bitcoin lớn nhất tại Mỹ đã bán tất cả BTC được khai thác trong năm 2022
– Nhóm tin tặc Triều Tiên thử nghiệm chiêu thức lừa đảo mới
– Tổng thống Putin ký sắc lệnh cấm bán dầu cho những nước áp giá trần
– Bank of America cho rằng giá dầu Brent sẽ đạt trung bình 100 USD/thùng trong năm 2023 khi nhu cầu năng lượng của Trung Quốc phục hồi sau quá trình mở cửa, nói thêm rằng nguồn cung của Nga có thể giảm khoảng 1 triệu thùng/ngày và điều này cũng sẽ hỗ trợ cho giá dầu.
– Giá dầu châu Á giảm trong phiên 28/12 do những lo ngại về số ca mắc COVID-19 ngày càng tăng tại Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới, sẽ làm gián đoạn sự phục hồi kinh tế trong bối cảnh nước này dỡ bỏ các hạn chế liên quan đến dịch bệnh, làm giới hạn tăng trưởng nhu cầu nhiên liệu.
– Nga mở ‘mặt trận mới’ loại bỏ USD, khỏi bận tâm về đòn trừng phạt liên hoàn từ phương Tây
– Hầu hết các tiền tệ châu Á đều tăng sau khi Trung Quốc nới lỏng các biện pháp chống COVID.
– Có một sự bất thường là trong khi USD – đồng tiền trú ẩn an toàn – tăng giá thì đồng đô la Úc – đại diện cho các tiền tệ rủi ro – cũng tăng 0,22% so với đồng bạc xanh lên 0,674 USD, trong khi đô la New Zealand tăng lúc đầu phiên nhưng sau đó giảm 0,14% xuống còn 0,629 đô la. Hai loại tiền tệ này thường có biến động cùng chiều với đồng nhân dân tệ của Trung Quốc. Trong phiên vừa qua, nhân dân tệ Trung Quốc giao dịch ở nước ngoài có giá giảm 0,12% xuống 6,9661 CNH/USD.
– Đồng rúp đã mất giá khoảng 8% so với đồng đô la vào tuần trước và sắp kết thúc tháng giảm mạnh sau khi lệnh cấm vận dầu mỏ và trần giá có hiệu lực.
– Giá vàng tăng lên mức cao nhất 6 tháng
– Nga: Vấn đề xuất khẩu phân bón chưa được giải quyết triệt để
– Việc Nga giảm dần nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu thông qua đường ống đã khiến giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) tăng mạnh. Giá tham chiếu bán buôn tại châu Âu từng dao động quanh mức 20 euro/MWh. Năm nay, con số này đã tăng vọt lên tới 300 euro trước khi giảm xuống còn khoảng 100 euro.
– Các kim loại cơ bản ở Thượng Hải tăng, đồng đạt mức cao nhất trong hơn hai tuần, sau khi Trung Quốc quyết định loại bỏ các quy định kiểm dịch đối với du khách, thực hiện một bước quan trọng hướng tới nới lỏng hơn nữa chính sách ngăn chặn Covid.
– Đậu tương Chicago đóng cửa tăng nhẹ sau khi tăng lên mức cao nhất 6 tháng, được hỗ trợ bởi tiếp tục khô hạn tại Argentina. Ngô tăng sau khi các nhà xuất khẩu Mỹ báo cáo lượng ngô xuất sang Nhật Bản mỗi ngày đạt 177.500 tấn. Lúa mì giảm sau khi tăng trước đó.
Vàng SJC 66.7 tr/lượng
USD 23,750 đồng
Bảng Anh 28,771 đồng
EUR 25,820 đồng

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button