Chu kì tích luỹ tư bản châu Á, chứng khoán Việt Nam nhìn từ chứng khoán Trung Quốc
Như chúng ta đã biết,một chu kỳ kinh tế điển hình sẽ bao gồm 4 giai đoạn chính, cụ thể:
Các giai đoạn của chu kỳ kinh tế
Giai đoạn phục hồi: Ở giai đoạn này, tổng sản phẩm quốc nội (GDP), hoạt động sản xuất công nghiệp và các hoạt động kinh tế khác ổn định và bắt đầu tăng trưởng. Việc sa thải nhân viên tại các doanh nghiệp đã giảm dần nhưng tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội vẫn còn cao, doanh nghiệp có xu hướng tuyển lao động thời vụ và yêu cầu lao động hiện tại làm tăng ca thay vì tuyển mới. Tại giai đoạn này, việc đầu tư vào bất động sản, chi tiêu cho hàng hóa lâu bền có xu hướng tăng và các đơn đặt hàng các trang thiết bị sản xuất đơn giản cũng tăng theo. Lạm phát ở mức vừa phải và tiếp tục giảm.
Giai đoạn tăng trưởng mạnh: Các chỉ tiêu đo lường như GDP bắt đầu tăng mạnh, doanh nghiệp bắt đầu tuyển nhân viên toàn thời gian và tỷ lệ thất nghiệp giảm. Việc đầu tư và chi tiêu bắt đầu tăng rõ rệt cùng với việc các doanh nghiệp chú trọng đặt hàng các thiết bị phức tạp với các ngành công nghiệp nặng và xây dựng. Lạm phát ở giai đoạn này có xu hướng tăng nhẹ.
Giai đoạn đỉnh: Các chỉ tiêu đo lường có sự giảm tốc trong tăng trưởng kinh tế, doanh nghiệp bắt đầu giảm việc tuyển dụng và tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục giảm với tốc độ chậm. Việc chi tiêu cho bất động sản và tài sản cố định tăng nhưng với tốc độ chậm. Lạm phát bắt đầu tăng tốc.
Giai đoạn suy thoái: Ở giai đoạn suy thoái, các chỉ tiêu đo lường bắt đầu suy giảm hoàn toàn. Các doanh nghiệp thực hiện việc giảm giờ giảm việc, ngừng tuyển thêm lao động mới và nếu tình hình vẫn tiếp tục xấu đi sẽ bắt đầu sa thải nhân viên khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng. Việc chi tiêu trong các ngành công nghiệp, đầu tư bất động sản và các hàng hóa lâu bền cũng giảm. Lạm phát bắt đầu giảm tốc nhưng có độ trễ nhất định.
Và cứ mỗi chu kì kinh tế thì hầu như nước nào cũng muốn mình làm chủ cuộc chơi. Thế giới đã qua các chu kỳ tích luỹ tư bản như sau :
1/ Chu kỳ tích luỹ tư bản Hà Lan : Thế kỷ 17-18 : Kết thúc bằng cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới lần thức nhất 1825
2/ Chu kỳ tích luỹ tư bản Anh : Thế kỷ 19-20 : Kết thúc bằng cuộc khủng hoảng kinh tế lần 2, còn gọi là đại suy thoái, năm 1929 tại anh
3/ Chu kỳ tích luỹ tư bản Mỹ : Từ giữ thế kỷ 20 tới đầu thế kỷ 21: Có thể coi là kết thúc bằng cuộc khủng hoảng kinh tế lần ba năm 2008 tại Mỹ
4/ Chu kỳ tích luỹ tư bản châu Á : Hiện nay ta thấy rõ sự nổi lên của châu Á mà đại diện chính là Trung Quốc. Chính vì điều này mà Mỹ luôn tìm cách hạn chế cũng như chiến tranh thương mại với Trung Quốc nhằm mong muốn giữ được vị thế của Mỹ trong chu kỳ mới này.
Có thể thấy trong thời gian vừa qua chúng ta thấy Trung Quốc phát triển rất nhanh, tìm mọi cách phá giá Nhân dân tệ để thúc đẩy sản xuất trong nước.Mỹ tìm mọi cách áp thuế quan cao nhằm kìm chế Trung Quốc.
Chứng khoán Trung Quốc sau khoảng thời gian tăng nóng thì nay có dấu hiệu bán tháo. Nhiều nhà đầu tư cá nhân lẫn tổ chức lớn đã tháo chạy của thị trường lớn nhất châu Á này trong khoảng thời gian gần đây kéo chỉ số China Composite Index giảm mạnh.
Nếu nhìn về tín hiệu kỹ thuật thì rõ ràng chỉ số này đã rơi vào Downtrend sau khi phá vùng nền(hỗ trợ mạnh) ở mức 3,355 điểm.
Nhìn về chứng khoán Việt Nam chúng ta thấy kịch bản rất giống chỉ là thị trường Việt có độ trễ hơn so với thế giới. Các yếu tố vĩ mô như lạm phát, lãi suất nhen nhóm tăng cũng như sản xuất cần kích cầu lại sau khoảng thời gian trì truệ do Covid 19 thì dòng tiền vào thêm thị trường chứng khoán thực sự gặp trở ngại lớn nếu không muốn nói là “rất khó”.
Đồ thị cho thấy VN-Index sideway rất lâu từ tháng 10 năm ngoái đến thời điểm hiện tại giữa vùng 1,400 điểm và 1,500 điểm.