CHỨNG KHOÁN VIỆT NAMUncategorized

Gỗ An Cường chuẩn bị ‘hành trang’ ra sao trước thềm niêm yết HoSE?

CTCP Gỗ An Cường (UPCoM: ACG) kỳ vọng lợi nhuận sau thuế năm 2022 đạt tối thiểu 550 tỷ đồng, tăng 22% so với kết quả 2021 và cao nhất từ trước đến nay. Hiện tại tình hình hoạt động tiêu thụ trong nước vẫn tương đối khả quan. Kết thúc 6 tháng đầu năm, công ty báo doanh thu thuần tăng 12% so với cùng kỳ đạt 1.915 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế tăng 17,4% lên gần 279 tỷ đồng.

CTCP Gỗ An Cường (UPCoM: ACG) kỳ vọng lợi nhuận sau thuế năm 2022 đạt tối thiểu 550 tỷ đồng, tăng 22% so với kết quả 2021 và cao nhất từ trước đến nay. Hiện tại tình hình hoạt động tiêu thụ trong nước vẫn tương đối khả quan. Kết thúc 6 tháng đầu năm, công ty báo doanh thu thuần tăng 12% so với cùng kỳ đạt 1.915 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế tăng 17,4% lên gần 279 tỷ đồng.

Mục tiêu chiếm 70% thị phần gỗ công nghiệp, theo đuổi phân khúc trung và cao cấp

Được thành lập từ năm 1994, Gỗ An Cường xuất phát điểm là đơn vị phân phối về nội thất. Sau gần 3 thập kỷ hoạt động, công ty trở thành một trong các nhà sản xuất vật liệu và nội thất từ gỗ công nghiệp lớn tại Việt Nam.

Gỗ An Cường đang nắm giữ 55% thị phần nguyên liệu gỗ công nghiệp và vật liệu trang trí tại Việt Nam, bao gồm các sản phẩm như tấm MFC, tấm laminate, tấm acrylic, cửa gỗ công nghiệp, sàn gỗ công nghiệp… Doanh nghiệp đặt mục tiêu thị phần gỗ công nghiệp và vật liệu trang trí tại Việt Nam tăng từ 55% lên 70% vào năm 2025.

Phân khúc mà Gỗ An Cường nhắm đến đó là trung và cao cấp. Ban lãnh đạo đã cho biết không quan tâm nhiều đối với phân khúc thấp tại vì công ty đã có lợi thế tên tuổi, nhận diện thương hiệu trên thị trường. Trong khi đó, cạnh tranh tại phân khúc thấp lại cực kỳ khắc nghiệt, với la liệt các hàng nhái, sản phẩm kém chất lượng. Mặt khác, với những bất động sản đã có sẵn sản phẩm gỗ cao cấp tương tự, nhu cầu sửa, thay mới theo ý thích người dùng vẫn còn rất tiềm năng. Trên thực tế, công ty cũng đã có ghi nhận những nhu cầu này đồng thuận với sự phục hồi nhanh sau dịch của thị trường bất động sản cho thuê, bất động sản văn phòng…

Ngoài ra, công ty cũng không “mặn mà” với những sản phẩm như viên gỗ nén, được cho là hưởng lợi từ nhu cầu chung của thị trường, khi cuộc xung đột Nga – Ukraine đã tạo ra cuộc khủng hoảng về năng lượng. Ban lãnh đạo đã nhận định viên gỗ nén chỉ là giải pháp tình thế, không phải xu hướng trong tương lai quá mạnh mẽ. Công ty hiện chưa nghĩ tới hay có định hướng phát triển sản phẩm này, tại vì các sản phẩm của Gỗ An Cường vẫn đang tập trung ở thị trường nội địa. Các sản phẩm này (viên gỗ nén) chỉ đáp ứng được một thời điểm, và cũng mới lạ, khó đoán định gì trong tương lai, nên không phải chiến lược thích hợp. Hơn thế nữa, hệ thống lọc trong các nhà máy có công nghệ cần  tái sử dụng cả những phế phẩm hậu sản xuất, do đó phụ phẩm từ sản xuất gỗ công nghiệp không dư thừa.

Xem thêm: Khuyến nghị đầu tư 25/09 : Những coin nào có tiềm năng phục hồi trong tháng 10 ?

Về cơ cấu khách hàng, nhóm nhà thầu, đơn vị thi công, đại lý đang đóng góp tổng doanh thu lớn nhất 69%; nhóm nhà phát triển bất động sản như Vingroup, Novaland đóng góp 11%, xuất khẩu 15% và khách tiêu dùng 5%. Công ty có gần 30 showroom trên toàn quốc, chủ yếu ở Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM, mục tiêu giai đoạn 2022-2025 phát triển thêm 30 showroom. Tổng số lượng nhân viên toàn công ty tại ngày 30/6 là 2.962 người.

Về năng lực sản xuất, Gỗ An Cường hiện có 2 cụm nhà máy tại Bình Dương được xây dựng trên tổng diện tích 240.000 m2, công suất khoảng 300.000 m3 gỗ mỗi năm. Nhà máy số 1 được xây dựng từ lâu và đạt công suất khoảng 100-120%; nhà máy số 2 được đầu tư từ 2018, công suất mới đạt khoảng 60% (bình quân công suất 2 nhà máy đạt khoảng 70%). Nhà máy số 2 chủ yếu sản xuất ván gỗ cho các chủ đầu tư dư án bất động sản và thị trường xuất khẩu, tổng công suất xuất ván gỗ và cửa gỗ đang lần lượt đạt 800.000 tấm mỗi năm và 800 cửa mỗi ngày.

Ở những giai đoạn thấp điểm trong năm như quý I và quý II, Gỗ An Cường cho biết có thể áp dụng chiến lược giá linh động hơn cho khách hàng để đảm bảo duy trì sản lượng sản xuất. Điều này được lý giải là sản xuất nhiều thì công ty càng lãi thêm, do chi phí vận hành nhà máy là chi phí cố định.

Công ty đang đẩy mạnh thị trường xuất khẩu để gia tăng công suất. Ban lãnh đạo cho biết chỉ khi các nhà máy đạt công suất 100% trở lên mới triển khai tiếp việc đầu tư nhà máy mới.

Nhà máy của Gỗ An Cường tại Đất Cuốc, Bình Dương.

Doanh thu chủ yếu đến từ thị trường nội địa, song từ 2018 công ty bắt đầu đẩy mạnh thị trường xuất khẩu để giảm bớt phụ thuộc vào thị trường bất động sản trong nước. Theo đó, từ việc doanh thu xuất khẩu chỉ chiếm 6% vào năm 2018 đã tăng lên 15% vào năm 2021. Gỗ An Cường đã xuất khẩu sản phẩm vào 15 quốc gia, trọng tâm là Mỹ. Dự kiến đến 2025, tỷ trọng xuất khẩu đạt 15-18% tổng doanh thu. Với chiến lược liên tục mở rộng sản phẩm và phát triển thị trường, công ty đặt mục tiêu doanh thu đạt 300 triệu USD đến năm 2025.

Ngoài xuất khẩu cho khách hàng, Gỗ An Cường có kế hoạch làm việc với các đối tác nước ngoài (bao gồm Sumitomo – cổ đông chiến lược) để bán lẻ đồ nội thất cao cấp tại thị trường Mỹ.

Đơn vị cũng có những lo ngại trước bối cảnh lạm phát tăng cao hay mới đây nhất, Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất 0,75% lần thứ ba liên tiếp trong năm nay. Theo lãnh đạo doanh nghiệp, thị trường xuất khẩu chính là Bắc Mỹ có gặp ảnh hưởng, lạm phát tăng cao khiến tiêu dùng giảm trong khi tồn kho ở mức cao. Về dài hạn thị trường Mỹ được đánh giá vẫn khả quan, song lạm phát khiến tiêu thụ chậm lại trong ngắn hạn. Trong khi đó, tình hình tiêu thụ trong nước vẫn tương đối khả quan.

Song song với đó, doanh nghiệp còn được biết đến với việc sở hữu thương hiệu thiết bị bếp cao cấp Malloca (từ 2004) và hàng nội thất rời Aconcept (từ 2017), đồng thời là nhà cung cấp vật liệu bề mặt tại Việt Nam và xuất khẩu sang Nhật Bản, Mỹ, Úc.

Tham khảo thêm: (TDC) CTCP Kinh doanh và Phát triển Bình Dương trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 7%

Bên cạnh lĩnh vực truyền thống, những năm gần đây, Gỗ An Cường còn đẩy mạnh phát triển mảng địa ốc khi mua cổ phần tại loạt công ty trong lĩnh vực này. Cụ thể, tháng 4/2021, Gỗ An Cường đã chi 119,2 tỷ đồng mua gần 13% cổ phần của CTCP Tập đoàn Bất động sản Thắng Lợi (Thắng Lợi Group). Chủ tịch Gỗ An Cường Lê Đức Nghĩa cũng được bầu vào HĐQT Thắng Lợi Group.

Trong nửa đầu năm 2022, công ty tiếp tục chi thêm 393 tỷ đồng để mua 30% Công ty Bất động sản Central Hill từ Thắng Lợi Group. Central Hill hiện là chủ đầu tư dự án căn hộ Thắng Lợi Central Hill tại tỉnh Long An. Với việc tham gia góp vốn vào Central Hill, Gỗ An Cường cũng sẽ cung cấp các sản phẩm gỗ ép của mình cho dự án này. Ngoài ra, doanh nghiệp gỗ còn có khoản đặt cọc 285 tỷ đồng để có quyền chọn mua bất động sản thuộc dự án Novaworld Phan Thiết.

Mục tiêu lợi nhuận năm 2022 đạt 550 tỷ đồng

Năm 2022, công ty đặt mục tiêu doanh thu 4.242 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 550 tỷ đồng, lần lượt tăng 30% và 22% so với năm 2021. Tỷ lệ chia cổ tức dự kiến tối thiêu 20% bằng tiền mặt và/hoặc cổ phiếu.

Nhìn lại các năm gần đây, Gỗ An Cường kinh doanh khá ổn định, lợi nhuận từ năm 2017 đến nay đều đạt trên dưới 500 tỷ đồng, qua đó tích luỹ được nguồn vốn dồi dào.

Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần tăng 12% so với cùng kỳ đạt 1.915 tỷ đồng. Tỷ lệ tăng chi phí vốn thấp hơn doanh thu, chỉ 10,9% cũng là nguyên nhân dẫn tới lợi nhuận sau thuế tăng 17,4% lên gần 279 tỷ đồng.

Đơn vị: Tỷ đồng. Nguồn: Tổng hợp từ các BCTC.

Tính đến 30/6, Gỗ An Cường còn 947 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Gỗ An Cường còn khoản đầu tư tài chính nắm giữ đến ngày đáo hạn 1.333 tỷ đồng. Lượng hàng tồn kho tăng vọt từ 1.380 tỷ đồng đầu năm lên 1.527 tỷ đồng. Tổng nợ phải trả 1.419 tỷ đồng, tăng hơn 200 tỷ đồng so với đầu năm, trong đó dư vay nợ thuê tài chính ngắn hạn 737 tỷ đồng (tăng 170 tỷ đồng so với đầu kỳ).

Tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư mới đây ngày 22/9, ban lãnh đạo đánh giá mục tiêu 550 tỷ đồng lợi nhuận là khả thi và kỳ vọng cuối năm sẽ vượt kế hoạch khoảng 10-20%. Đây sẽ là kết quả tốt nhất từ trước đến nay của doanh nghiệp gỗ. Kết quả kinh doanh quý III sẽ công bố vào đầu tháng 10, thời điểm trước khi cổ phiếu chính thức đưa lên giao dịch trên HoSE.

Niêm yết cổ phiếu lên HoSE

Gần 136 triệu cổ phiếu ACG sẽ rời sàn UPCoM vào ngày 28/9, giao dịch cuối cùng vào 27/9. Sau đó, theo kế hoạch, ACG sẽ chính thức niêm yết lên sàn HoSE vào đầu tháng 10.

Cổ phiếu ACG được giao dịch trên UPCoM từ ngày 4/8/2021 với giá tham chiếu 90.000 đồng/cp. Từ đó đến nay, doanh nghiệp đã thực hiện 1 đợt chào bán cổ phiếu huy động vốn và 3 đợt trả cổ tức. ACG kết phiên 23/9 ở 68.900 đồng/cp, tăng 24% so với giá tham chiếu lúc mới lên sàn (theo giá điều chỉnh).

Nguồn: Tổng hợp.

Từ 2014 đến nay, Gỗ An Cường đã 10 lần tăng vốn điều lệ, từ 120 tỷ đồng lên tới hơn 1.358 tỷ đồng như hiện nay. Vốn điều lệ tăng mạnh vào giai đoạn 2015 – 2016, theo cùng sự xuất hiện của các cổ đông chiến lược trong nước và nước ngoài. Trong đó, 2 khoản đầu tư lớn nhất là 28 triệu USD từ liên doanh giữa VinaCapital – DEG (Đức) và 58 triệu USD từ Tập đoàn Sumitomo Forestry (Nhật Bản).

Vào tháng 4/2022, công ty đã phát hành 48,2 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, qua đó nâng vốn điều lệ lên mức 1.358 tỷ đồng, thành phần cổ đông lớn gồm Whitlam Holding Pte. Ltd., tức liên doanh giữa VinaCapital – DEG (18,07%); Sumitomo Forestry Ltd (19,61%) và Công ty TNHH Đầu tư NC Việt Nam, đang nắm giữ 50,05%. Trong đó, NC Việt Nam là công ty thuộc sở hữu của ông Lê Đức Nghĩa – Chủ tịch HĐQT.

 

Cơ cấu cổ đông Gỗ An Cường tại tháng 4/2022.

Nguồn: nguoidonghanh

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button