Gồng lỗ khó 1, “gồng lãi” khó 10, làm thế nào tránh lãi trước bị đánh rơi, lỗ sau chật vật đi gỡ ?
-
Chứng khoán: Soát xét và kiểm toán báo cáo tài chính khác gì nhau?
-
Lịch chi trả cổ tức tuần 03/10-07/10/2022: cổ tức bằng tiền cao nhất 24%.
Tôi, nhà đầu tư không chuyên đã tham gia thị trường chứng khoán được hơn 7 năm. Đặc thù công việc đòi hỏi là phải thường xuyên theo dõi tin tức hoạt động doanh nghiệp, chứng khoán,… giúp tôi có nhiều thời gian dành cho “bộ môn” này mà không hề bỏ bê công việc chính.
Tưởng chừng đây sẽ là một thuận lợi nhưng thực tế không hẳn như vậy. Ngày ngày “dán mắt” vào chứng khoán khiến cho tôi bị “nghiện” bảng giá, ngay cả giờ cơm trưa cũng phải cầm điện thoại lật qua lật lại hết cổ phiếu này tới cổ phiếu khác. Thói quen này dần dần khiến tôi trở nên “nghiện” trading vì gần như lúc nào tôi cũng thấy có những cổ phiếu khác “ngon” hơn mã mình đang giữ.
Trong những năm đầu, tôi liên tục lao vào trading, mua đi bán lại phải kể đến hàng chục mã cổ phiếu mỗi năm. Có thời điểm danh mục còn dài như “tờ sớ” và cũng có lúc chỉ nắm 1-2 mã nhưng hiếm có cổ phiếu nào tôi cầm lâu hơn 3 tháng.
Xem thêm: Quí 3 là đỉnh tăng trưởng, quí 4 chịu sức ép, nhưng có triển vọng về đích
Lướt lát nhiều khiến tôi phải liên tục cập nhật tin tức về đủ thứ. Tôi gần như “nằm vùng” 24/24h trong các diễn đàn chứng khoán trên các trang mạng xã hội, thậm chí còn có thời điểm thức đến 2-3 giờ sáng chỉ để theo dõi xem Dow Jones có rơi không, cả về giá dầu biến động thế nào,…
Những mã thành công, tôi có thể lãi lên đến 100% chỉ trong hơn một tháng nhưng cũng chỉ vài tuần sau lại bị call margin ở những cổ phiếu khác. Lãi trước rồi lại đánh rơi, lỗ sau rồi lại chật vật đi gỡ. Vòng luẩn quẩn lặp lại nhiều lần khiến cho danh mục của tôi còn thua cả mức tăng của VN-Index . Thậm chí, từ khoảng giữa năm 2018 trở đi, các deal thất bại ngày càng nhiều hơn khi thị trường lao dốc sau đạt đỉnh.
Từ khi được một người bạn đầu tư chuyên nghiệp tư vấn, sang năm 2019 tôi quyết định thay đổi chiến thuật từ lướt sóng chuyển sang đầu tư dài hạn. Tôi bắt đầu tập trung tìm hiểu sâu hơn về từng doanh nghiệp cụ thể chứ không phải tràn lan như trước. Thật may mắn, tôi đã sớm tìm được cổ phiếu ưng ý để mà dồn vốn đầu tư.
Thời điểm mới mua vào, cổ phiếu tôi chọn vẫn còn ít được biết đến, thanh khoản thấp khiến việc giao dịch khá khó khăn. Nhưng không lâu sau đó, cổ phiếu này bắt đầu nhận được nhiều sự quan tâm hơn khi câu chuyện của doanh nghiệp dần sáng tỏ. Triển vọng tăng trưởng khả quan giúp cổ phiếu dễ dàng thu hút dòng tiền.
Giao dịch sôi động hơn, giá cổ phiếu cũng tăng mạnh, khoản đầu tư của tôi ngày càng lãi lớn. Dù giá cổ phiếu không còn rẻ như trước, tôi vẫn tiếp tục mua thêm mỗi khi có tiền nhàn rỗi và coi đây như khoản tiết kiệm lãi suất cao với cổ tức “khủng” đều đặn hàng năm.
Tham khảo thêm: Chuyên gia: Lãi suất tăng ở Mỹ sẽ không thể châm ngòi khủng hoảng tài chính châu Á
Dù xác định đầu tư lâu dài nhưng vì “all in” vào một cổ phiếu khiến tôi không ít lần mất kiên nhẫn khi các mã khác liên tục nổi sóng nhưng mã của mình vẫn “dậm chân tại chỗ” thậm chí còn giảm. Đôi lúc tôi còn phân vân có nên “chốt lãi” để chạy theo những con sóng ngoài thị trường nhưng cuối cùng vẫn quyết tâm nắm giữ sau khi cân nhắc kỹ lưỡng.
Thời gian gần đây, tôi không còn dồn toàn bộ tiền nhàn rỗi vào cổ phiếu đã chọn mà trích một phần nhỏ để mua lướt lát thêm 1-2 mã khác. Mua cổ phiếu theo “trend” giúp tôi cảm thấy đỡ sốt ruột mỗi khi thị trường bùng nổ dù cổ phiếu lướt sóng không phải lúc nào cũng lãi. Điều này cũng không quá quan trọng khi “con gà đẻ trứng vàng” đã tăng đến 8 lần sau chưa đến 3 năm đầu tư.