Nhận định thị trường chứng khoán tháng 6-7
Bộ lao động Mỹ hôm thứ sáu 10/06 vừa thông báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ tăng 8,6% trong tháng 5 so với năm ngoái. CPI lõi (không tính giá thực phẩm và nhiên liệu) tăng 6%. Cả hai chỉ số này đều cao hơn tháng 4 và cũng là cao nhất kể từ năm 1981.Ngay sau thông báo này thị trường chứng khoán Mỹ đã lao dốc khi chỉ số Dow Jones tụt 880 điểm và xảy ra bán tháo mạnh nhiều cổ phiếu các nhóm ngành.
DJI rơi 880 điểm phiên 10/06
Có thể thấy tâm lý hoảng loạn đang bao trùm thị trường tài chính ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, những thông báo như chỉ số CPI hay lạm phát cao liệu có còn mới mẻ nữa không và việc nếu FED tăng lãi suất trong cuộc họp 15/06 đến đây có gây cú sốc cho thị trường hay chỉ là một thông báo đã nằm trong dự định lâu nay.
Tại cuộc họp gần đây nhất được tổ chức vào ngày 3-4/5/2022, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) đã bỏ phiếu tăng lãi suất của Fed thêm 50 điểm cơ bản lên phạm vi mục tiêu trong khoảng 0,75% đến 1,0%. Quyết định tăng lãi suất chính sách thêm 0,5% đánh dấu mức tăng mạnh nhất được thực hiện trong một cuộc họp kể từ tháng 5/2000. Theo khảo sát của CME Group, thị trường kỳ vọng Fed sẽ nâng lãi suất chính sách thêm 175-200 điểm cơ bản trong thời gian còn lại của năm 2022 lên mức mục tiêu 2,5%-3,0%.
Bảng cân đối kế toán của FED và ECB
➢ Các quan chức của Fed cũng đồng ý bắt đầu giảm bảng cân đối kế toán vào T6/22, bắt đầu là 47,5 tỷ USD mỗi tháng (30 tỷ USD trái phiếu Chính phủ và 17,5 tỷ USD chứng khoán được đảm bảo bằng thế chấp), sau đó là 95 tỷ đô la Mỹ mỗi tháng sau ba tháng (60 tỷ đô la Mỹ trong Kho bạc Hoa Kỳ và 35 tỷ đô la Mỹ trái phiếu doanh nghiệp được đảm bảo bằng thế chấp). Theo kế hoạch trên, Fed có thể thu hẹp bảng cân đối kế toán khoảng 427,5 tỷ USD trong nửa cuối năm 2022. Quy mô này tương đối nhỏ (chỉ chiếm 5% bảng cân đối kế toán hiện tại của Fed), do đó hành động này tác động đến thanh khoản thị trường tài chính quốc tế khá hạn chế.
Nếu nhìn về tín hiệu kỹ thuật chúng ta có thể thấy chỉ số DJI cũng chưa phá hỗ trợ mạnh vùng 31,000 điểm và khả năng cao vẫn còn nằm trong xu hướng sideway,tức là, chạm band dưới Bollinger lại bật lên và đi ngang thêm 1 thời gian nữa. Chỉ khi nào vùng 31,000 điểm bị chính thức phá vỡ thì thị trường chứng khoán Mỹ mới rơi vào cú Panic Sell mạnh mẽ hơn.
Chứng khoán Việt Nam phiên 10/06 cũng chứng kiến sự sụt giảm mạnh 23.71 điểm.Vùng biên sideway của VN-Index vẫn duy trì ở 1,200-1,300 điểm như kịch bản 1 chúng tôi đã phân tích phiên 26.05. Xem lại tại đây : https://phantichchungkhoan.net/nhan-dinh-vn-index-moi-nhat-26-05/
Hành động của nhà đầu tư hiện tại là gì :
1/ Nhóm cổ phiếu thuỷ sản, dầu khí, phân bón, cảng biển : Chúng tôi đã khuyến nghị anh chị ra hàng trước khi down mạnh phiên thứ sáu vừa rồi thì anh chị nắm tiền, không mua lại mới nhóm này khi chưa có tín hiệu.
2/ Nhóm cổ phiếu bất động sản, chứng khoán : Chúng tôi đã khuyến nghị anh chị mua vào ngay vùng cầu và tiếp tục giữ hàng. Dòng tiền sau khi chốt lời nhóm cổ phiếu thuỷ sản, phân bón,..nhiều khả năng sẽ quay sang nhóm này để tiếp tục sinh lợi nhuận
3/ Kịch bản xấu nhất : Nếu VN-Index phá thành công vùng hỗ trợ 1,160-1,200 điểm và nhóm cổ phiếu BĐS và chứng khoán gãy hết hỗ trợ thì bắt buộc phải cut loss. (Tuy nhiên kịch bản này khó xảy ra )
Đăng ký ngay khoá học phân tích kỹ thuật chứng khoán mới nhất tại đây :