CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

03/08: Đọc gì trước giờ giao dịch

Đóng phiên hôm qua, ngày 02/08, VN-Index tăng 2.87 điểm, chốt ở mốc 1,220.43 điểm, tương ứng với mức tăng là 0.24%.

Ảnh:Trading View

Các dữ liệu thị trường đáng chú ý:

2/ Giao dịch khối ngoại :

  • Khối ngoại phiên 02/08 mua ròng tổng lượng là 77.572 tỷ đồng

Top NN mua ròng

Top NN bán ròng

3/ Giao dịch khối tự doanh

  • Khối tự doanh, phiên 02/08 bán ròng với tổng giá trị là 119.45 tỷ đồng

Top tự doanh mua ròng nhiều nhất

Top tự doanh bán ròng nhiều nhất

4/ Các nhóm ngành đang hút dòng tiền mạnh:

  • Biểu đồ diễn biến ngành

  • Biểu đồ diễn biến dòng tiền

  • Dòng tiền đang tập trung mạnh ở nhóm ngành: Phương tiện truyền thông, Bất động sản, Dầu khí,…

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 02/08

  • DOANH NGHIỆP
– Doanh thu mảng xây lắp tăng 100%, Hạ tầng Đèo cả (HHV) báo lãi 6 tháng gần 200 tỷ đồng
– VGC: 7 tháng đầu năm, Viglacera vượt đích ‏lợi nhuận năm 2023‏
– Không phải Coteccons hay Hòa Bình, VIETUR là liên doanh vào “vòng trong” thi công gói thầu “khủng” hơn 35.000 tỉ đồng sân bay Long Thành
– MWG: Chuỗi nhà thuốc An Khang gánh khoản lỗ lũy kế gần 500 tỷ đồng, tạm ngưng chiến lược gia tăng cửa hàng, ngày càng “hụt hơi” trước Long Châu
– Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) có 29.200 tỷ đồng đi gửi ngân hàng, lợi nhuận quý 2 bốc hơi 87%
– Áp lực nợ vay giảm mạnh, CEO Group báo lãi quý 2 tăng gấp đôi quý 1
– LCG: Quý II/2023, biên lãi gộp của Lizen đã cải thiện từ mức thấp 8,7% cùng kỳ lên 12,9% quý này nhờ tăng được doanh thu. Dù vậy do không còn ghi nhận doanh thu từ hoạt động chuyển nhượng vốn góp tại công ty thành viên, Lizen báo lãi giảm 75%, cổ phiếu gấp đôi sau 6 tháng nhờ ‘sóng’ đầu tư công
– Đón sóng đầu tư công, cổ phiếu tăng 40% nhưng FCN bất ngờ báo lỗ do gánh nặng lãi vay
– SHB: Đã thoái xong 50% vốn tại SHBFinance, thu về khoản lãi lớn
– VGI: Doanh thu hợp nhất quý 2 đạt gần 6.900 tỷ, cao nhất từ trước đến nay
– Bức tranh tài chính của Vietnam Airlines: Vay nợ hơn tỷ USD, nợ ngắn hạn gấp 4,3 lần tài sản ngắn hạn, vốn chủ âm gần 11.600 tỷ đồng
– HAG: Hé lộ tài sản HAGL thu về sau khi thâu tóm và “xóa nợ” hơn 3.300 tỷ đồng với Lê Me
– CMX: Lợi nhuận quý 2 suy giảm, nặng gánh lãi vay
– FIR: Vay ngân hàng 383 tỷ nhưng tiền mặt và tiền gửi chỉ còn vỏn vẹn 3 tỷ
– Quý II/2023, chi phí tài chính của BAF ghi nhận đạt 45,6 tỷ đồng, tăng gấp gần 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu đến từ chi phí lãi vay. Ai là chủ nợ lớn nhất của ông chủ heo ăn chay BAF?
– TTF: Doanh thu sụt giảm, Gỗ Trường Thành báo lỗ 30 tỷ đồng trong quý 2
– Taxi Xanh GSM và VMI – 2 công ty riêng của ông Phạm Nhật Vượng đã đem về cho Vingroup bao nhiêu tiền trong nửa đầu năm?
– WinCommerce sẽ mở thêm 348 cửa hàng mới
– MST: Quý II/2023, lợi nhuận Đầu tư MST tăng 175,1% lên 45,75 tỷ đồng
– VAB: Nợ nghi ngờ tăng “phi mã”, ôm khối nợ xấu 500 tỷ từ Vicoland
– AGG: Đạt 62% chỉ tiêu doanh thu và 81% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm
– ITA: Lợi nhuận sau thuế 6 tháng của Tân Tạo giảm giảm 69,8%
– KOS: Báo lãi trước thuế quý II đạt 10 tỷ, cao nhất 4 quý qua
– NVL: Bất ngờ công bố tin chậm thanh toán gốc/lãi trái phiếu
– SJS: Sudico báo lãi cao gấp 4,7 lần doanh thu
– VinFast bắt tay với 3 ngân hàng, cho phép khách hàng vay mua ô tô điện với lãi suất 8%
– Sau 6 quý thua lỗ liên tiếp, đến quý 2/2023, CTCP VNG (UPCoM: VNZ) báo lãi sau thuế hơn 50 tỷ đồng nhờ vào sự thành công của các sản phẩm trò chơi mới và cắt giảm chi phí quảng cáo.
– PLX: Thu về hơn 720 tỷ đồng mỗi ngày, Petrolimex báo lãi quý 2 hơn 1.000 tỷ đồng
– PHC: Thành viên của liên danh Vietur – Phục Hưng Holdings báo lãi quý II “bốc hơi” 92%
– CC1: 1 thành viên thuộc liên danh VIETUR báo lãi quý 2 gấp 3 lần cùng kỳ, cổ phiếu X2 sau 1 tháng
– HUT: Lãi 6 tháng đạt hơn 10 tỷ đồng và chưa thực hiện được 2% kế hoạch năm
– VSF: “Ông lớn” xuất khẩu gạo báo lãi quý 2 tăng gấp đôi, cổ phiếu bứt phá 145% chỉ sau một tuần
– IPA: Sau hai quý lỗ liên tiếp, Đầu tư I.P.A có lãi trở lại trong quý II/2023
– VCG hưởng lợi gì từ việc trúng gói thầu 35.000 tỷ sân bay Long Thành?
– VEA: Thu hơn 1.500 tỷ tiền lãi từ Honda, Toyota, Ford,… “đại gia” trên sàn chứng khoán đem gần nửa tài sản gửi ngân hàng
– QCG: Quốc Cường Gia Lai chìm trong thua lỗ do không có doanh thu bất động sản
– PVS lãi ròng 225 tỷ quý II, 40% tài sản là tiền mặt
– Ngành gỗ gặp khó, Gỗ Trường Thành (TTF) lỗ trở lại
– Cà Mau: Kiến nghị thu hồi chủ trương dự án của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí
– GAS: Ký bàn giao, tiếp nhận vận hành công trình kho chứa LNG Thị Vải và đường ống dẫn khí
– Kinh Bắc tồn kho gần 12.000 tỷ đồng, siêu dự án ở Hải Phòng chiếm hơn một nửa
  • MUA BÁN/ PHÁT HÀNH
– MSB: Khối ngoại bán ròng 90 triệu cổ phiếu 1 mã ngân hàng chỉ trong 2 tuần
– Nhóm VinaCapital tiếp tục bán gần 2,4 triệu cổ phiếu của Tập đoàn KIDO (KDC), giảm sở hữu xuống dưới 6%
– Nhóm Dragon Capital mua gần 8,5 triệu cổ phiếu của Tập đoàn Gelex (GEX) trong một tháng
– “Kiếp nạn thứ 82” của NVL: 53 triệu cổ phiếu có thể bị xả do khoản 2.100 tỷ đồng trái phiếu quá hạn của doanh nghiệp từng liên quan Bùi Cao Nhật Quân
– DXG tăng vọt, người nhà ông Lương Trí Thìn muốn bán hơn 4 triệu cổ phiếu
– HSG: Nhóm Dragon Capital mua thêm gần 7 triệu cổ phiếu HSG tại vùng đỉnh 14 tháng
– Kế toán trưởng Novaland (NVL) muốn mua lại toàn bộ hơn 600.000 cổ phiếu vừa bán ra
– Giá tăng tới 45%, Arisaig Asia Fund Limited bán ra 576.000 cổ phiếu, không còn là cổ đông lớn của MWG
– VND: Sắp phát hành hơn 304 triệu cổ phiếu khi thị giá khởi sắc trở lại
– VIC: Vingroup chuẩn bị phát hành 10.000 tỷ đồng trái phiếu, cho VinFast vay
  •  CỔ TỨC
– Tháng 8/2023, thêm 6 doanh nghiệp sẽ chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức tiền mặt các đợt năm 2022. Đáng chú ý có CKD, TCL, ACE và SAV trả tỷ lệ trên 20%.
– CSV: Lãi ròng giảm 56% trong quý II/2023, Hóa chất Cơ bản Miền Nam vẫn chi 66 tỷ trả cổ tức
  • CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
– VIX, BCG, EIB, HNG đóng cửa tăng trần, cổ phiếu họ Vin bị bán trở lại
– Cổ phiếu tài chính (bao gồm ngân hàng và chứng khoán) diễn biến tích cực. Với nhóm ngân hàng, sắc xanh bao phủ hầu hết các mã, riêng EIB tăng kịch trần. Nhóm chứng khoán ghi nhận tình trạng tương tự nhưng cổ phiếu kịch trần là VIX.
– EIB: Eximbank có diễn biến mới, cổ phiếu tăng trần với thanh khoản tăng vọt
– Sau khi “hụt hơi” trước ngưỡng 1.225 điểm, VN-Index tiếp tục ghi nhận một phiên giao dịch giằng co giữa bên mua và bên bán. Dù mở cửa sắc đỏ thắng thế, nhưng lực cầu duy trì tốt trong phiên chiều giúp thị trường duy trì đà tăng.
– Đóng cửa phiên giao dịch 2/8, VN-Index tang 2,87 điểm (0,24%) lên 1.220 điểm. Thanh khoản có phần hụt hơi so với phiên trước với giá trị giao dịch trên HoSE đạt 19.176 tỷ đồng.
– Tự doanh CTCK bán ròng hơn 118 tỷ đồng
– Trên HOSE, khối ngoại mua ròng với giá trị xấp xỉ 163 tỷ đồng
– Cổ phiếu MSB được mua ròng mạnh nhất với giá trị 246 tỷ đồng; CTG và NVL xếp thứ 2 danh sách mua ròng mạnh với 87 và 44 tỷ đồng.
  • CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH
– Quan ngại chất lượng lợi nhuận của HBC, DIG, HAG,…
– Top doanh nghiệp lãi lớn nhất nửa đầu năm 2023: Vinhomes vượt Vietcombank lên vị trí số 1, VPBank giảm 12 bậc
– Tiêu thụ giảm mạnh theo nhịp trầm của thị trường BĐS, loạt DN xi măng báo lợi nhuận đi lùi
– 6 tháng đầu năm 2023, phần lớn các công ty chứng khoán đều ghi nhận dư nợ cho vay margin tăng so với đầu năm. Trong đó, Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam đang dẫn đầu thị trường về dư nợ cho vay với hơn 15.041 tỷ.
– Khối ngoại tiếp đà bán ròng gần 470 tỷ đồng trên HOSE trong tháng 7, tâm điểm hai mã ngân hàng
– NHNN bổ nhiệm loạt nhân sự mới Cơ quan Thanh tra, Giám sát ngân hàng
– Cùng 1 ngày, VinFast phát hành 1.500 tỷ đồng trái phiếu, 1 DN BĐS phát hành 2.500 tỷ trái phiếu lãi suất 1%/năm
  • VIỆT NAM
– “Gỡ khó” cho ngành đồ gỗ, dệt may và da giầy: Trông chờ vào việc xúc tiến thương mại
– Doanh nghiệp thép đồng loạt giảm tích trữ trong quý 2, tồn kho toàn ngành xuống mức thấp nhất trong hơn 2 năm
– Bộ Công Thương đề xuất mua bán điện trực tiếp, không qua EVN
– Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 7 khởi sắc
– Hà Nội: Kinh tế bứt phá, dẫn đầu về FDI trong 7 tháng đầu năm
– Đồng Nai: Các đô thị sẽ hình thành dọc hành lang kinh tế mới
– Bình Dương: 6 tháng đầu năm tăng trưởng chậm
– Việt Nam chủ động 4 triệu tấn cám, chỉ phải nhập khẩu 0,7 triệu tấn, do đó, việc Ấn Độ cấm xuất khẩu cám gạo sẽ không ảnh hưởng đến giá chăn nuôi trong nước
– Năng lực “đáng gờm” của thành viên chuyên kết cấu thép trong liên doanh Vietur: Xây nhà máy cho Vinfast, Hòa Phát, FPT,… mỗi năm trung bình thực hiện 175 công trình
– Từ 15h chiều nay (1/8), giá xăng dầu trong nước đồng loạt tăng hơn 1.000 đồng/lít. Riêng giá xăng RON95 tiệm cận mức 24.000 đồng/lít.
– Từ 2/8: Chính thức sử dụng app VNeID khi đi máy bay nội địa
– Gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng bắt đầu rục rịch giải ngân. Hàng trăm dự án nhà ở xã hội đã được cấp phép xây dựng. Nhưng, vẫn cần thêm giải pháp thúc đẩy để tăng cung, tăng hấp thụ tín dụng ưu đãi.
– Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc và Hong Kong có tháng tăng trưởng dương đầu tiên
  • THẾ GIỚI
– Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến tiêu cực với đa phần thị trường giảm, Hang Seng giảm mạnh nhất khu vực với 2,48%, nối sau là Nikkei 225 với 2,27%
– Trung Quốc: Cổ phiếu các công ty internet lớn giảm với những quy định mới
– Tại Châu Âu, các thị trường lớn đang giao dịch giảm phiên 2/8
– Tổ chức xếp hạng Fitch Ratings vừa hạ bậc tín nhiệm của Mỹ từ mức AAA xuống AA+ trong ngày 01/08.
– Hoạt động sản xuất của Mỹ giảm tháng thứ 9 liên tiếp
– Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch đầu tiên của tháng 8.
– Cả ba chỉ số đều đi lên trong tháng 7. Đứng đầu là chỉ số Nasdaq với mức tăng 4,1%. Theo sau đó là chỉ số Dow Jones với 3,4%. Chỉ số S&P 500 cũng ghi nhận mức tăng 3,1% trong tháng vừa qua. Đối với hai chỉ số S&P 500 và Nasdaq, đây là tháng tăng điểm thứ năm liên tiếp kể từ năm 2021. Còn trong tuần trước, chỉ số Dow Jones ghi nhận chuỗi tăng 13 phiên liên tục, dài nhất kể từ năm 1987.
– Trong một vài tuần gần đây, nhà đầu tư gia tăng kỳ vọng về một cuộc hạ cánh mềm khi nền kinh tế thể hiện sức chống chọi tốt trong khi lạm phát suy yếu. Bên cạnh đó, kết quả kinh doanh tích cực của nhiều doanh nghiệp trong quý II cũng góp phần hình thành nên tâm lý hưng phấn trên thị trường.
– Bắc Kinh hứa hẹn sẽ nới lỏng hơn nữa các chính sách kiểm soát ngành bất động sản, nhưng nhà đầu tư có vẻ không còn ham muốn đầu cơ như trước đây. Một số nhà phân tích cho rằng bất động sản không thể trở thành động lực tăng trưởng kinh tế như trước
– Hoạt động sản xuất của Mỹ giảm tháng thứ 9 liên tiếp
– Trung Quốc bắt đầu kiểm soát xuất khẩu kim loại hiếm
– Các hãng hàng không quốc tế đã báo cáo lợi nhuận đáng kể trong nửa đầu năm nay nhờ bởi nhu cầu du lịch giải trí gia tăng mạnh mẽ và nhờ các sự kiện lớn trên thế giới
  • VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA
– CEO Uber thông báo rằng sẽ chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin và tiền điện tử
– Binance trở thành sàn giao dịch tiền điện tử đầu tiên nhận được giấy phép chính thức ở Dubai
– Trung Quốc phát triển cơ sở hạ tầng Blockchain cho Thượng Hải
– SEC đã yêu cầu Coinbase ngừng giao dịch đối với tất cả tiền điện tử ngoại trừ Bitcoin
– Tether báo lãi hơn 1 tỷ USD nhờ đầu tư tín phiếu Mỹ trong quý 2/2023
– Nigeria cảnh báo Binance hoạt động bất hợp pháp
– ‘Đào’ bitcoin bùng nổ ở Nga do các lệnh trừng phạt
– MicroStrategy – công ty phát triển phần mềm nổi tiếng có kế hoạch bán tới 750 triệu USD cổ phiếu, có thể để mua thêm Bitcoin.
– Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng lên 28.900 USD, thì sang phiên hôm nay đã có nhịp tăng vọt lên 30.000 USD, trước khi lùi về dưới 29.500 USD/BTC vào cuối ngày.
– Trên thị trường năng lượng quốc tế, giá dầu tiếp tục đi lên trước quan ngại hụt cầu trong thời gian tới.
– Đối với hai chỉ số giá dầu, đây là mức giá chốt phiên cao nhất kể từ cuối tháng 4 lần thứ ba liên tiếp. Trước đó, giá dầu ghi nhận chuỗi tăng liên tục 5 tuần. Còn trong tháng 7, Brent và WTI tăng lần lượt 14 và 16%, cao nhất kể từ tháng 1/2022.
– Theo Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới mới nhất của IMF, việc cắt giảm sản lượng gần đây của Ả Rập Xê-út đang bắt đầu gây thiệt hại cho nền kinh tế của quốc gia này.
– Dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 của Vương quốc này đã bị giảm đáng kể, dự kiến ​​chỉ đạt 1,9%, giảm so với mức 3,1% dự kiến ​​trước đó vào tháng 5. IMF cho rằng việc hạ cấp này là do việc cắt giảm sản lượng được công bố vào tháng 4 và tháng 6 như một phần của thỏa thuận OPEC+
– Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,54 USD (+0,66%), lên 81,91 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,49 USD (+0,58%), lên 85,40 USD/thùng.
– Thị trường vàng thế giới khép lại tháng Bảy với mức tăng cao nhất bốn tháng
– Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 21,5 USD xuống 1.944 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nhích nhẹ và lên gần 1.950 USD/ounce vào cuối ngày.
– Đồng yen giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 3 tuần qua
– Đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) giảm 2,2% xuống 8.640 USD/tấn. Giá đồng đã tăng 6,2% trong tháng 7 do hy vọng Trung Quốc sẽ đưa thêm các biện pháp để thúc đẩy kinh tế. Đó là tháng giá tăng mạnh nhất kể từ tháng 1, khi hy vọng nhu cầu tăng mạnh sau khi Trung Quốc bỏ chế độ zero Covid. Các kim loại cơ bản khác cũng tăng trong tháng
Vàng SJC 67,2 tr/lượng
USD 23,895 đồng
Bảng Anh 30,777 đồng
EUR 26,819 đồng

 

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button