CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
04/03: Đọc gì trước giờ giao dịch
Đóng phiên tuần vừa rồi, ngày 01/03, VN-Index tăng 5.55 điểm, chốt ở mốc 1,258.28 điểm, tương ứng với mức tăng là 0.44%.
1/ Các dữ liệu thị trường đáng chú ý:
2/ Giao dịch NĐT nước ngoài
- Kết thúc phiên (01/03) khối ngoại mua ròng 154.8 tỷ đồng trên tổng 3 sàn.
Top khối ngoại mua ròng
Top khối ngoại bán ròng
3/ Giao dịch khối tự doanh
- Khối tự doanh, phiên 01/03 mua ròng với tổng giá trị là 28.48 tỷ đồng
Top tự doanh mua ròng nhiều nhất
Top tự doanh bán ròng nhiều nhất
4/ Các nhóm ngành đang hút dòng tiền mạnh:
- Biểu đồ diễn biến ngành
- Biểu đồ diễn biến dòng tiền
- Dòng tiền đang tập trung mạnh ở nhóm ngành: Viễn thông, Dịch vụ bán lẻ, Dịch vụ tài chính,…
5/ Tin nhanh chứng khoán cuối tuần
- DOANH NGHIỆP
– VHM: Ba đại dự án Wonder Park, Cổ Loa, Vũ Yên sắp sẵn sàng triển khai
– BSR: Tròn 6 năm từ ngày chào sàn chứng khoán: BSR “bốc hơi” gần 31.000 tỷ vốn hóa, lỡ hẹn niêm yết HoSE, kế hoạch thoái vốn Nhà nước vẫn còn dang dở
– POM: Họp ĐHĐCĐ Pomina: Nhà đầu tư mới là một hệ sinh thái lớn, sẽ tiết lộ vào cuối tháng 4
– C4G: Tập đoàn Cienco4 và Xây dựng Trường Sơn hỗ trợ thi công cao tốc Diễn Châu – Bãi Vọt
– Đường Quảng Ngãi thu về hơn nghìn tỷ đồng trong tháng 1, riêng mảng đường tăng ba chữ số
– HHV: Hạ tầng Đèo Cả lãi trăm tỷ, chi hơn 3 tỷ đồng/ngày để trả phí lãi vay
– EVF: Cổ phiếu EVF liên tiếp phá đỉnh
– MWG: Công ty Trung Quốc muốn mua 10% vốn của Bách Hóa Xanh: Quản lý 27 tỷ USD tài sản, từng sở hữu 20% Thế giới Di động
– QNP: Đặt mục tiêu lãi 2024 thận trọng dù đã “đột phá” 2,5 lần trong năm trước
– OCB: IFC muốn rót thêm 150 triệu USD vào ngân hàng OCB
– FMC: Thực phẩm Sao Ta thắng lớn tại thị trường Nhật Bản
– KSB: Kỳ vọng lợi nhuận bứt tốc nhờ dự án Sân bay Long Thành
– VCG: Mirae Asset – Vinaconex hầu như không có thu nhập từ bất động sản năm nay
– MWG: Bị Shopee, Lazada “gặm nhấm” thị phần, Thế Giới Di Động thực thi chiến lược “nước chảy chỗ trũng”, dừng cuộc chiến giá
– FPT: Mua 100% vốn công ty Next Advanced Communications của Nhật
– CNG: Được dự báo lãi năm 2024 tăng 35% lên 139 tỷ đồng
– Thép Pomina (POM) sẽ bán 1/2 tổng tài sản công ty để trả nợ
– Chủ tịch Nguyễn Đức Tài: Mục tiêu lợi nhuận 2024 gấp 14 lần là trong tầm tay, có thể chia cổ tức bằng tiền
– DIC Corp (DIG) sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 trong tháng 4/2024
– NamABank chuẩn bị chào sàn HoSE với giá tham chiếu 15.900 đồng/cp
– Pomina vay THACO 300 tỷ đồng và thế chấp bằng 66 triệu cố phiếu POM, Chủ tịch nói: Không liên quan đến đợt tái cấu trúc
- MUA BÁN/ PHÁT HÀNH
– Dragon Capital bán gần 17,5 triệu cổ phiếu của Vinaconex trong tháng 2
– Hoa Sen muốn phát hành 5 triệu cổ phiếu ESOP với giá 10.000 đồng/cp
– SeABank (SSB) dừng phương án chào bán 95 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho quỹ đầu tư của Na Uy
– IDP phát hành gần 1,18 triệu cổ phiếu ESOP giá 10.000 đồng
- CỔ TỨC
– WCS: Sắp chia cổ tức tiền mặt 144%
– Nhiệt điện Bà Rịa “chơi lớn” trả cổ tức 2023 cao nhất từ khi niêm yết
- CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
– Cổ phiếu bán lẻ, đầu tư công, vận tải biển đồng loạt ‘khởi nghĩa’, VN-Index áp sát mốc 1.260 điểm
– Thanh khoản khớp lệnh tiếp tục duy trì mặt bằng cao, ở mức 22.046 tỷ đồng.
– Khối ngoại mua ròng hơn 200 tỷ trong phiên cuối tuần, gom mạnh MWG và hai cổ phiếu chứng khoán
– Tự doanh CTCK đẩy mạnh mua ròng trong phiên cuối tuần, mua mạnh chứng chỉ quỹ và cổ phiếu HPG
- CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH
– Loạt doanh nghiệp BĐS “gánh” giá trị hàng tồn kho khổng lồ
– VCB, HPG, SSI, DGC, BMP, FRT, VHC – sức mạnh của những cổ phiếu ‘đầu đàn’. Không ít cổ phiếu đầu các nhóm ngành đã tăng tới 170% chỉ trong chưa đến một năm – mức tăng khiến rất nhiều nhà đầu tư trên thị trường phải ôm đầu tiếc nuối.
– Doanh nghiệp bất động sản “vào mùa” chốt quyền họp ĐHCĐ năm 2024
– Cổ phiếu sàn UPCoM trỗi dậy: Một mã tăng 280%/tháng, ‘ông lớn’ tỷ USD ‘phi nước đại’
– Khối ngoại và tự doanh bán ròng 6.000 tỷ đồng trong tháng 2, cá nhân bung tiền gom hết
– Vn-Index đóng cửa tháng 2/2024 tại 1.252,73 điểm, tăng 88,42 điểm tương đương 7,59% so với cuối tháng 1/2024, với thanh khoản cải thiện mạnh. Giá trị giao dịch bình quân phiên trên 3 sàn trong tháng 2 đạt 21.301 tỷ đồng, tăng 26,2% so với mức bình quân tháng 1.
– Xét theo khung thời gian tháng, tỷ trọng phân bổ dòng tiền đạt đỉnh tháng ở ngành Công nghệ Thông tin; tăng vào Bất động sản, Thực phẩm, Hóa chất, Dầu khí và giảm ở Xây dựng, Thép, Bán lẻ.
– Bức tranh trái chiều của ngành dệt may: Nơi doanh số tăng vọt, nơi không có hàng
– UBCKNN kiến nghị Bộ Tài chính tháo gỡ nút thắt chính cho nâng hạng, dự thảo công bố vào đầu tháng 3
– 2 quỹ ETF sẽ mua mới HAG, VND, NVL và loại hàng triệu cổ HPG, VIC, VHM, SSI ra khỏi danh mục
– Sẽ yêu cầu doanh nghiệp niêm yết công bố rõ room ngoại, không sử dụng mức chung là 49%
– Thị trường tiền tệ tháng 2: Lãi suất qua đêm liên ngân hàng tạo đỉnh, tiếp tục kéo dài Thông tư 02
– Kho bạc Nhà nước huy động 400 nghìn tỷ đồng trái phiếu chính phủ năm 2024
– Tháng 2, hoạt động mua lại trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục ảm đạm, giảm 60% so với tháng trước
– Cần Thơ sẽ phát hành trái phiếu địa phương từ tháng 7/2024
– Phát hành gần 5.500 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp 2 tháng đầu năm
- VIỆT NAM
– Cao tốc Diễn Châu-Bãi Vọt vẫn ‘lụt’ tiến độ sau 4 lần điều chỉnh kế hoạch
– Quy hoạch TP.HCM: Phấn đấu được thông qua trước 30/6/2024
– PMI tháng 2 vẫn trên ngưỡng 50 điểm, ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục được cải thiện
– Giải ngân vốn đầu tư công 02 tháng kế hoạch năm 2024 ước đạt 8,7%
– Lộ diện 5 nhóm ứng cử viên đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Nghi Sơn 2,4 tỷ USD tại Thanh Hoá
– Hà Nội kiểm tra 30 dự án đầu tư công trong năm 2024
– Đồng Nai kêu gọi đầu tư dự án nhà ở xã hội 1.040 tỷ đồng
– Hoạt động sản xuất công nghiệp TP.HCM có dấu hiệu phục hồi khi chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) ghi nhận mức tăng trưởng dương 4,3% trong hai tháng đầu năm 2024, sau hai năm liên tục giảm.
– Chủ tịch Hawa: Xuất khẩu gỗ tháng đầu năm tăng 72,5% lên 1,5 tỷ USD, nhiều DN phục hồi 80-90% đơn hàng
– Chính phủ giục Bộ Công Thương trình kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII
– Giá lúa, gạo xuất khẩu giảm 10-12% so với cuối năm ngoái, trong đó gạo 5% tấm giảm về dưới 600 USD một tấn.
– 657.000 tỷ đồng đầu tư công năm 2024, chủ yếu cho hạ tầng giao thông
- THẾ GIỚI
– Theo thước đo ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), lạm phát đang ngày càng về gần mục tiêu 2% của các nhà hoạch định chính sách.
– Nối gót Dow Jones và S&P 500, tới lượt Nasdaq Composite lên đỉnh lịch sử, phá vỡ kỷ lục thiết lập cách đây hơn 2 năm.
– Với diễn biến tích cực này, các tiếp tục ghi nhận thêm một tháng tăng điểm, nối dài chuỗi tháng tăng liên tiếp lên con số 4, dài nhất kể từ tháng 5/2021. Trong tháng vừa qua, chỉ số Nasdaq dẫn đầu với mức tăng 6,12%, theo sau đó là S&P 500 với 5,17% và Dow Jones với 2,22%.
– Hoạt động sản xuất của Trung Quốc tiếp tục thu hẹp trong tháng 2, tức giảm tháng thứ 5 liên tiếp, gia tăng áp lực lên các nhà hoạch định chính sách để đưa ra các biện pháp kích thích hơn nữa.
– Kinh tế suy yếu, Trung Quốc lùi xa khỏi ngưỡng nước thu nhập cao
– Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến tích cực với đa phần thị trường xanh mướt trong phiên cuối tuần
– Nikkei 225 tăng 2% chạm ngưỡng 40.000, lập mức cao mới mọi thời đại do đồng Yên yếu, lợi nhuận doanh nghiệp tăng mạnh và sự phấn khích xung quanh trí tuệ nhân tạo và các sản phẩm liên quan đã đẩy thị trường lên cao hơn.
– Hong Kong (Trung Quốc) nới lỏng thị trường bất động sản
– Lạm phát khu vực đồng Euro giảm xuống khoảng 2,5% trong tháng 2 từ mức 2,8% trong tháng 1, củng cố thêm niềm tin cắt giảm lãi suất của ECB
– Tại Châu Âu, các thị trường lớn đồng loạt khởi sắc, đà tăng phổ biến trên 0,5%
– Vốn FDI vào Ấn Độ giảm 13%, xuống còn 32 tỷ USD từ tháng 4 đến tháng 12/2023
– Quan chức BOJ phát tín hiệu mới nhất về chấm dứt chính sách lãi suất âm của Nhật Bản
– Trung Quốc: Các nhà phân tích tại Công ty quản lý tài sản AllianceBernstein nhận định, tin xấu liên tục từ lĩnh vực bất động sản làm lu mờ những yếu tố kiên cường hơn của nền kinh tế. Mặc khó khăn, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn tăng trưởng hơn 5% trong năm 2023. “Rõ ràng, các ngành công nghiệp khác đang tăng trưởng với tốc độ nhanh”, các nhà phân tích tại AllianceBernstein nhấn mạnh.
– Nền kinh tế Ấn Độ tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong 6 quý
- VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA
– Bitcoin trở thành loại tiền tệ lớn thứ 14, vượt qua đồng Rúp của Nga
– BRICS bắt đầu tạo nền tảng thanh toán kỹ thuật số mới
– Nhà quản lý tài sản trị giá 1,3 nghìn tỷ USD Morgan Stanley được cho là đang xem xét bổ sung ETF Bitcoin spot vào nền tảng môi giới của mình.
– Kể từ lúc được chấp thuận, các ETF Bitcoin spot đã chứng tỏ thành công rực rỡ, với 9 quỹ ETF được phê duyệt đã phá kỷ lục khối lượng giao dịch hàng ngày cao nhất mọi thời đại, theo Erich Balchunas của Bloomberg.
– Hồng Kông chấm dứt hoạt động cấp phép cho các sàn giao dịch tiền điện tử
– Trung Quốc đẩy mạnh ‘bắt đáy’ khí LNG
– EU muốn chặn vĩnh viễn dòng chảy khí đốt của Nga qua Ukraine
– Trung Quốc khó có thể quay lại mô hình tăng trưởng kinh tế sử dụng nhiều dầu mỏ trong năm nay, khi các lĩnh vực kinh tế then chốt là xây dựng và ô tô vẫn chưa thể phục hồi.
– 2 loại dầu giao dịch tăng vào chiều nay với Brent tăng 1,26% lên 82,95 USD, dầu thô WTI tăng 1,27% lên 79,25 USD.
– Giá vàng tương lai tăng và đạt mức cao nhất trong 1 tháng sau khi có báo cáo lạm phát quan trọng của Hoa Kỳ ổn định hơn dự kiến
– Trong ngày hôm nay 01/03, tỷ giá USD tiếp tục giao dịch trong vùng giá cao, nhích nhẹ lên vùng 24.650 đồng. Ngoài ra, chỉ số đồng dollar (DXY) bật tăng lên vùng 104,13 điểm (+0,2%).
– Vàng SJC chiều bán 79,8 tr/lượng
– Giá gạo Ấn Độ vẫn ở mức cao do nguồn cung hạn chế, trong khi giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã giảm tuần thứ hai liên tiếp do nguồn cung mới được bổ sung từ vụ thụ hoạch đang diễn ra.
– Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên dao động trong phạm vi hẹp, do các nhà đầu tư đánh giá lại triển vọng nhu cầu trong ngắn hạn tại nước tiêu thụ hàng đầu – Trung Quốc, trong bối cảnh kỳ vọng các nhà máy thép tăng cường sản xuất, bất chấp mối lo ngại về lĩnh vực bất động sản.