CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
04/04: Đọc gì trước giờ giao dịch
Đóng phiên hôm qua, ngày 03/04, VN-Index giảm 15.57 điểm, chốt ở mốc 1,271.47 điểm, tương ứng với mức giảm là 1.21%.
1/ Các dữ liệu thị trường đáng chú ý:
2/ Giao dịch NĐT nước ngoài
- Kết thúc phiên hôm qua (03/04), khối ngoại bán ròng 1.325,38 tỷ đồng trên tổng 3 sàn.
Top khối ngoại mua ròng
Top khối ngoại bán ròng
3/ Giao dịch khối tự doanh
- Khối tự doanh, phiên 03/04 mua ròng với tổng giá trị hơn 1.200 tỷ đồng
Top tự doanh mua ròng nhiều nhất
4/ Các nhóm ngành đang hút dòng tiền mạnh:
- Biểu đồ diễn biến ngành
TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 03/04
- DOANH NGHIỆP
– VGI: Cổ phiếu tăng 90% từ đầu năm, giá trị thị trường của 1 doanh nghiệp Viettel đạt gần 6 tỷ USD, vượt FPT, Vinamilk, MB… áp sát top 10 công ty giá trị nhất thị trường chứng khoán
– MBS: CTCK đầu tiên công bố KQKD quý I: Doanh thu gấp đôi, lợi nhuận gấp rưỡi cùng kỳ, dư nợ margin gần 10.000 tỷ đồng
– POM: Cổ phiếu thép Pomina bị hủy niêm yết
– Vinhomes (VHM): Đẩy mạnh dự án mới tiềm năng, mục tiêu lợi nhuận 35.000 tỷ đồng trong năm 2024
– Phó Chủ tịch SMC rời ghế HĐQT Thép Nam Kim
– VHC: Vĩnh Hoàn lên hai kịch bản kinh doanh, sẽ chi trên 900 tỷ đầu tư các nhà máy trong năm nay
– MWG: Quyết tâm hiện thực hóa mục tiêu doanh thu 125.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 2.400 tỷ trong năm 2024
– C4G: Hứng làn sóng đầu tư công, Cienco 4 đặt mục tiêu lãi ròng tăng 92%
– IDC: IDICO cho công ty con IDICO-LINCO vay 275 tỷ đồng
– NVL: Hàng tồn kho của Novaland lên cao nhất lịch sử, chiếm gần 60% tài sản
– VIC: Vinpearl lãi đậm 2 năm liên tiếp
– SCD: Sá xị Chương Dương – Một công ty thành viên Sabeco (SAB) sắp hủy niêm yết sau 17 năm trên HoSE
– Tân Tạo (ITA) ‘tố’ HoSE cố tình gây khó, không công bố thông tin của công ty, gây thiệt hại cho nhà đầu tư
- MUA BÁN/ PHÁT HÀNH
– GKM: Chứng khoán APG bán 1 triệu cổ phiếu GKM Holdings
– FTS: Thông qua phương án phát hành hơn 85 triệu cổ phiếu
– DIG: DIC Corp huy động thêm 1.000 tỷ đồng trái phiếu. Chỉ trong 3 tháng đầu năm, DIC Corp đã phát hành thành công 2 lô trái phiếu thời hạn 3 năm, huy động về 1.600 tỷ đồng theo mệnh giá.
– NTL: Nhà Từ Liêm muốn phát hành cổ phiếu tăng vốn lên hơn 1.200 tỷ đồng
– Dabaco (DBC) đặt mục tiêu lãi 730 tỷ đồng, lên loạt phương án phát hành thêm hơn 141 triệu cổ phiếu
- CỔ TỨC
– MSB: Trình đại hội đồng cổ đông phương án chia cổ tức 30%
– DXG: Đất Xanh bỏ ngỏ kế hoạch chia cổ tức năm 2023
– BIC: Bảo hiểm BIDV dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 15% bằng cổ phiếu
– PVT: Chốt quyền chia cổ tức 10% bằng cổ phiếu, lên kế hoạch lãi hợp nhất năm 2024 đạt 760 tỷ đồng
– VPBank đặt mục tiêu tăng gấp đôi lợi nhuận, chia cổ tức 10% bằng tiền
– Thị giá tăng gấp rưỡi trong 1 năm, Rạng Đông (RAL) tiếp tục duy trì mức chia cổ tức 50% bằng tiền mặt
=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
– Áp lực bán lan rộng ra hầu hết các nhóm ngành trong ngày VN- Index giảm 16 điểm
– Diễn biến trong ngày giao dịch hôm nay, dòng tiền đổ bộ vào thị trường, cổ phiếu CMG là bệ đỡ mạnh nhất trước đà giảm của chỉ số thị trường. Theo đó, VN-Index “tụt áp”, “bốc hơi” 15,57 điểm (tương ứng mức giảm 1,21%) xuống mức 1.271,47 điểm với 368 mã giả
– Trên HOSE, thanh khoản khớp lệnh ở mức khá cao, đạt 25.222 tỷ đồng.
– Tự doanh CTCK quay đầu bán ròng đột biến hơn 1.100 tỷ, “xả” hàng loạt cổ phiếu bluechips
– Các CTCK bán ròng mạnh nhất tại hai cổ phiếu là MBB và FPT với lần lượt 120 tỷ và 103 tỷ đồng, theo sau là MSN và STB cũng bị bán ròng lần lượt 86 tỷ và 80 tỷ đồng
– Khối ngoại tiếp tục kéo dài chuỗi bán ròng với giá trị 1.227 tỷ đồng, tập trung xả VHM, VNM, SSI, KBC
- CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH
– Mùa kiểm toán 2023: Lợi nhuận nhiều doanh nghiệp bốc hơi hàng trăm tỷ, có đơn vị chuyển từ lãi sang lỗ
– Dự báo KQKD quý I: Lợi nhuận VPBank tăng 177%, HDBank, VietinBank, OCB tăng trên 40%, hai ngân hàng có lãi giảm
– MBS dự báo KQKD quý I: Ngành thép và bán lẻ phục hồi, bất động sản KCN là điểm sáng
– Tháng 3, thanh khoản trên HoSE tăng 19,7% về khối lượng và 28,1% về giá trị so với tháng trước
– Các tổ chức tín dụng TP.HCM huy động gần 3,5 triệu tỷ đồng trong quý 1, tăng hơn 7% so với cùng kỳ năm trước.
– Các ngân hàng dự báo tín dụng tăng trưởng 3,8% trong quý 2
– NHNN bất ngờ bơm gần 6.000 tỷ đồng qua kênh OMO
- VIỆT NAM
– Theo xu hướng tăng mạnh của giá thế giới, dự kiến trong kỳ điều hành ngày mai 4/4, giá xăng trong nước có thể tăng lần thứ ba liên tiếp, với mức tăng khoảng 190-300 đồng/lít. Theo đó, giá xăng RON 95 có khả năng chạm mốc 25.000 đồng/lít.
– Giá heo hơi tăng mạnh trong tháng 3, đồng thời đánh dấu tháng tăng thứ ba liên tiếp. Tuy nhiên, Cục Xuất nhập khẩu cảnh báo hiện nguồn cung heo ra thị trường đang tăng cao, nếu nhu cầu tiêu dùng thịt không tăng tương ứng, giá có thể quay đầu giảm trở lại.
– INFOGRAPHICS: Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý I năm 2024
– Giá cá tra xuất khẩu trung bình tăng nhẹ trong tháng 2
– Giá cà phê xuất khẩu tăng mạnh: Đến gần mục tiêu xuất khẩu cà phê đạt 5 tỷ USD
– Thu ngân sách từ xuất nhập khẩu giảm 4,2% trong quý 1
– Bộ Giao thông vận tải khởi công 4 dự án giao thông trong quý II/2024
- THẾ GIỚI
– Tại Phố Wall, quý II/2024 khởi đầu không mấy suôn sẻ trong bối cảnh kết quả lạm phát cũng như một số dữ liệu kinh tế mạnh công bố trong một vài ngày qua góp phần đẩy lợi suất trái phiếu chính phủ lên cao đồng thời giảm xác suất Fed nới lỏng chính sách tiền tệ vào tháng 6.
– Trong 15 năm qua, nợ doanh nghiệp toàn cầu đã tăng từ 13.000 lên 34.000 tỷ USD, 60% trong tổng số đó là từ các công ty phi tài chính.
– Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến tiêu cực với đa phần thị trường giảm điểm trên 1%, FTSE China 50 là chỉ số hiếm hoi tăng 1,23%
– Cổ phiếu ở Trung Quốc và Hong Kong đã bị bán tháo với tổng giá trị vốn hóa lên tới 4.800 tỷ USD kể từ năm 2021 – một con số cao hơn cả giá trị của thị trường chứng khoán Ấn Độ.
– CSI 300 của Trung Quốc đại lục đã giảm trong 3 năm liên tiếp, kết thúc năm ngoái với mức giảm 11,4%. Trong khi đó, Chỉ số Hang Seng của Hong Kong (HKEX) thậm chí còn hoạt động tệ hơn, với năm 2023 là năm giảm thứ 4 liên tiếp, kết thúc năm ở mức thấp hơn 13,8%.
– Lạm phát tại các nền kinh tế lớn châu Âu giảm xuống mức thấp trong nhiều năm, chỉ 2,4%
– Tại Châu Âu, các thị trường lớn đang giao dịch trái chiều trong biên độ hẹp
– Lần thứ 2 trong 9 tháng, Trung Quốc đón quan chức đứng đầu ngành tài chính Mỹ
– TSMC dừng dây chuyền sản xuất chip do động đất tại Đài Loan
- VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA
– Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm giảm mạnh từ mức 68.600 USD xuống 65.600 USD thì sang phiên hôm nay đã hồi phục và lên 66.500 USD/BTC vào cuối ngày.
– Ấn Độ đã bắt đầu mua thêm dầu từ Mỹ trong bối cảnh Washington thắt chặt các lệnh trừng phạt đối với công ty vận tải Sovcomflot của Nga.
– OPEC+ khó lòng giảm sâu hơn sản lượng trong bối cảnh giá dầu thô liên tục tăng trong năm nay.
– Morgan Stanley: Dư cung khí đốt thế giới có thể lên mức cao nhất nhiều thập kỷ
– Giá LNG thấp hơn mang lại lợi ích lớn nhất cho Ấn Độ và Thái Lan vì khí đốt nhập khẩu chiếm 30% đến 50% nguồn cung năng lượng của hai nước này.
– Lượng LNG nhập khẩu của châu Á tăng 12% trong tháng Ba vừa qua lên mức cao kỷ lục 24 triệu tấn.
– Các cuộc tấn công của Ukraine vào các cơ sở năng lượng của Nga và xung đột leo thang ở Trung Đông đã đẩy giá dầu Brent vượt ngưỡng 89 USD/thùng lần đầu tiên kể từ tháng 10/2023.
– Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,70 USD (+0,82%), lên 85,85 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,72 USD (+0,8%), lên 89,65 USD/thùng.
– Giá USD ngân hàng đồng loạt vượt 25.000 đồng
– Sáng nay, Vietcombank niêm yết giá USD ở mức 24.750-25.120 đồng/USD, tăng 130 đồng so với sáng qua. Đây là mức giá niêm yết cao nhất tại nhà băng này từ trước đến nay.
– Vàng thế giới lại lập kỷ lục mới khi căng thẳng Trung Đông leo thang
– Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 29,1 USD lên 2.280,8 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiếp tục tăng lên gần 2.290 USD, trước khi lùi về gần 2.270 USD/ounce vào cuối ngày.
– Vàng SJC chiều bán 81,1 tr/lượng, vàng nhẫn tăng vọt 650k lên 71,550tr tr/lượng trong ngày hôm nay
– Giá bạc chạm đỉnh 3 tháng khi đồng USD suy yếu
– Quặng sắt Đại Liên tăng do việc tăng cường mua vào của các khách hàng Trung Quốc trước đợt nghỉ lễ vào thứ 5 và thứ 6 trong tuần này.
– Hy vọng về khả năng hạn chế nguồn cung của các nhà máy thép Trung Quốc trong bối cảnh thị trường dư cung cũng thúc đẩy giá của hợp kim sắt. Điều này hỗ trợ giá quặng sắt của Trung Quốc (đã giảm 20% trong quý 1) – giảm mạnh nhất kể từ quý 3/2021 – do nhu cầu giảm khi hoạt động xây dựng tại Trung Quốc trì trệ.
– Cà phê robusta kỳ hạn tháng 5 tăng 5,3% lên 3.663 USD/tấn, đóng cửa cao kỷ lục. Các đại lý cho biết thị trường vẫn tiếp tục được hỗ trợ từ nguồn cung hạn chế tại Việt Nam, nước sản xuất robusta hàng đầu