– CTF: Đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng 82%, chào bán cổ phiếu tăng vốn lên trên 1.200 tỷ
– VCI: Vietcap sẽ phát hành 133 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông
– DGW: Digiworld sắp phát hành 2 triệu cổ phiếu ESOP, giá bằng 1/6 giá thị trường
– DBC: Dabaco chốt quyền chào bán 80 triệu cổ phiếu với giá phân nửa thị trường
– VPI: Nợ vay tài chính hơn 6.500 tỷ đồng, Văn Phú Invest vừa hút thêm 150 tỷ đồng trái phiếu
CỔ TỨC
– ASM: Tập đoàn Sao Mai chốt ngày trả cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ lệ 10%
– CLX: Cholimex sắp trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, tỷ lệ 7%
CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
– Áp lực bán gia tăng sau giờ nghỉ trưa khiến cho đà tăng của chỉ số bị thu hẹp, VN-Index tăng gần 1 điểm về mốc 1.277.
– Thị trường rơi vào trạng thái “xanh vỏ, đỏ lòng” với 217 mã giảm lấn át 155 mã tăng, các cổ phiếu ngân hàng tiếp tục điều chỉnh (ACB, BID, LPB, CTG…) gây sức ép lên chỉ số.
– Dù vậy thị trường vẫn có vài điểm sáng. FPT là ví dụ nổi bật khi giá quay lại đỉnh cao lịch sử trong tháng 6 với thanh khoản lớn nhất thị trường.
– Dòng tiền sụt giảm với thanh khoản trên HOSE đạt trên 14.000 tỷ đồng.
– Thanh khoản quá tập trung với 78% thuộc về 10 cổ phiếu giao dịch nhiều nhất. Điều đó nghĩa là tuy số lượng mã tăng mạnh thì nhiều, nhưng đại đa số thanh khoản “lèo tèo” và các nhà đầu tư lớn không có chỗ “cựa mình” ở nhóm này.
– Trên HOSE, khối ngoại bán ròng 578 tỷ đồng, VHM chịu áp lực bán mạnh nhất của khối ngoại với hơn 123 tỷ đồng, VRE và VCB cũng bị “xả” 111 tỷ đồng và 55 tỷ đồng.
CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH
– Sau giai đoạn tăng ‘nóng’, nhiều cổ phiếu trên thị trường UPCoM đang cho thấy có dấu hiệu quay đầu điều chỉnh. Đáng chú ý, trong giai đoạn trước đó, nhóm cổ phiếu tăng trưởng mạnh nhất trên sàn UPCoM không phải là những cổ phiếu vốn hóa lớn.
– Thanh khoản trung bình từ đầu tuần đến nay chỉ đạt khoảng 12.628 tỷ đồng khớp lệnh mỗi ngày. Mức giao dịch này đã giảm 30% so với trung bình tuần trước. Thị trường đi lên liền 4 phiên nhưng không có dòng tiền mạnh dần lên, cho thấy sự thận trọng vẫn còn rất lớn.
– Một doanh nghiệp hút thành công 200 tỷ đồng trái phiếu, với tài sản đảm bảo là 25 triệu cổ phiếu NamABank
– Hợp đồng tương lai Trái phiếu Chính phủ tiếp tục không có giao dịch kể từ tháng 3/2024
– Gần 30.000 tỷ đồng được huy động qua kênh trái phiếu Chính phủ trong tháng 6
– Lũy kế 6 tháng đầu năm có 102 đợt phát hành riêng lẻ trị giá 104.109 tỷ đồng và 10 đợt phát hành ra công chúng trị giá 11.378 tỷ đồng. Trái phiếu được phát hành nhiều nhất đến từ nhóm ngân hàng (64%), tiếp theo là bất động sản (26,2%).
– Khoảng 145 nghìn tỷ trái phiếu doanh nghiệp “có vấn đề”, 85% ở nhóm Năng lượng và Bất động sản
VIỆT NAM
– Chính thức được mua bán điện trực tiếp: Cơ hội cho điện năng lượng tái tạo và điện mái nhà
– EVN lỗ hơn 25.500 tỉ đồng (trước thuế), trong khi năm 2022 đã lỗ 18.600 tỉ đồng. Các khoản lỗ này chưa bao gồm chênh lệch tỉ giá.
– Tính lũy kế 6 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 5,5 triệu tấn xăng dầu với tổng giá trị khoảng 4,4 tỉ đô la Mỹ, tăng 6,3% so với năm trước.
– Hòa Phát, Hoa Sen, Nam Kim được hưởng lợi ra sao nếu Việt Nam áp thuế chống bán phá giá thép Trung Quốc?
– Trong bối cảnh dịch tả lợn châu Phi vẫn diễn biến phức tạp và nguồn cung heo dự kiến thiếu hụt đến nửa đầu năm 2025, giá heo hơi dự báo có thể đạt 75.000 đồng/kg
– FDI vào khu chế xuất, KCN TP HCM tăng gấp đôi trong khi đầu tư trong nước giảm gần 90%
– HEPZA đề xuất thêm 11 khu công nghiệp mới, gỡ khó quỹ đất công nghiệp của TP.HCM
– Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ ngày 1/8, không cho phân lô, bán nền tại 105 thành phố, thị xã, tăng 81 địa phương so với quy định hiện hành.
– Hơn 650km cao tốc Bắc – Nam được nối thông trong 6 tháng đầu năm 2024
– ‘Cú hích’ đầu tư tại VSIP Nghệ An: Công ty của Singapore quyết định ‘bơm’ thêm 150 triệu USD tăng cường quy mô sản xuất
– Giá xăng tăng lần thứ tư liên tiếp, RON 95 lên hơn 23.500 đồng/lít
THẾ GIỚI
– Hai chỉ số S&P 500 và Nasdaq tiếp tục vươn tới số điểm cao kỷ lục mới phiên thứ 3 liên tiếp bất chấp một số dữ liệu cho thấy nền kinh tế số một thế giới đang dần “hạ nhiệt”.
– Cổ phiếu Tesla tiếp tục tăng 6,5%, ghi nhận phiên tích cực thứ 7 liên tiếp. Kết quả này đến từ việc công ty báo cáo số lượng giao hàng tốt hơn mong đợi.
– Tương tự, cổ phiếu của Nvidia cũng tiến thêm khoảng 4,6%, giúp Nasdaq Composite đạt kết quả tốt. Sau tiếng chuông đóng cửa sớm hôm 3/7, thị trường sẽ theo dõi biên bản cuộc họp tháng 6 của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC).
– Ông chủ Amazon dự kiến bán 5 tỷ USD cổ phiếu khi giá chạm mức kỷ lục
– Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến tích cực với đa phần thị trường tăng, nhiều chỉ số tăng hơn 1%
– Chỉ số chứng khoán Nikkei và Topix của Nhật Bản đóng cửa ở mức cao nhất mọi thời đại vào phiên 4/7, khi các nhà đầu tư mua mạnh cổ phiếu công nghệ và xuất khẩu với hy vọng về một mùa thu nhập mạnh mẽ khi đồng yên tiếp tục duy trì ở mức yếu.
– Tiền đang đổ xô vào trái phiếu chính phủ Trung Quốc, khiến giá trái phiếu tăng vọt và lợi suất giảm xuống mức thấp kỷ lục. Các nhà đầu tư tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang săn lùng giải pháp thay thế an toàn hơn cho thị trường bất động sản đang xuống dốc và thị trường chứng khoán biến động
– Tại Châu Âu, các thị trường lớn tiếp tục có phiên giao dịch tích cực với mức tăng trung bình quanh 0,5%
– Vượt Trung Quốc, Philippines trở thành quốc gia phụ thuộc nhất vào điện than
– Indonesia – Quốc gia Đông Nam Á chính thức ra mắt nhà máy pin đầu tiên: Công suất lên tới 10GWh, đặt mục tiêu sản xuất 600.000 xe điện mỗi năm
– Reuters: Trung Quốc đang khuyến khích 1 ‘ông lớn’ dầu mỏ gia nhập BRICS, tiềm lực của khối ngày càng được củng cố
– Ukraine chỉ còn bốn tuần để đạt được thỏa thuận với các chủ nợ hoặc sẽ vỡ nợ, việc này có thể tổn hại nghiêm trọng đến sự phục hồi kinh tế của đất nước bị chiến tranh tàn phá này.
VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA
– Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm từ 61.900 USD xuống 60.500 USD, thì sang ngày hôm nay đã tiếp tục giảm và lùi về 57.700 USD/BTC vào cuối ngày.
– Công ty khai thác Bitcoin lớn nhất thế giới đã không bán bất kỳ BTC trong tháng 6
– Xuất khẩu dầu thô của Iran chạm mức cao nhất trong 5 năm qua
– Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,43 USD (-0,51%), xuống 83,45 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,37 USD (-0,42%), xuống 86,97 USD/thùng.
– Ngân hàng Zambia đã soạn thảo các quy định mới nhằm hạn chế việc sử dụng ngoại tệ trong các giao dịch địa phương, đặc biệt là đồng USD Mỹ, hãng thông tấn nước này cho biết đầu tuần.
– Giá vàng thế giới chạm mức cao nhất trong gần hai tuần
– Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng mạnh 26,7 USD lên 2.356,2 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng gần như chỉ đi ngang quanh ngưỡng trên.
– Cập nhật chiều ngày 4/7, giá vàng nhẫn đạt 76 triệu đồng/lượng, thu hẹp khoảng cách với giá vàng SJC chỉ còn 980.000 đồng/lượng
– Đồng đô la giảm giá trong giao dịch dịp lễ; đồng bảng Anh tăng khi bắt đầu bầu cử
– Tỷ giá VND/USD 25.455, tăng 5 đồng so với hôm qua, trong khi đó, chỉ số DXY đang ở mức 105,20 (-0,20%)
– Giá quặng sắt kỳ hạn vào thứ Tư tăng phiên thứ tư liên tiếp lên mức cao nhất trong bốn tuần, được hỗ trợ bởi nhu cầu ngắn hạn vững chắc ở Trung Quốc và kéo dài kỳ vọng về nhiều biện pháp kích thích hơn trong những tuần tới.
– Giá đồng tăng phiên thứ tư liên tiếp, được thúc đẩy bởi các dấu hiệu về nhu cầu vững chắc hơn ở Trung Quốc, việc mua vào từ các quỹ và dữ liệu của Mỹ làm suy yếu đồng đô la và làm tăng hy vọng cắt giảm lãi suất.
– Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 9 giảm 3,1 cent, tương đương 1,4%, xuống 2,242 USD/lb, một ngày sau khi tăng 1,1%.
– Cà phê đang được hỗ trợ bởi thời tiết khô hạn ở quốc gia sản xuất hàng đầu thế giới – Brazil