CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
10/05: Đọc gì trước giờ giao dịch
Đóng phiên ngày hôm qua, ngày 09/05, VN-Index tăng 0.33 điểm, chốt ở mốc 1,053.77 điểm, tương ứng với mức tăng là 0.03%.
Các dữ liệu thị trường đáng chú ý:
2/ Giao dịch khối ngoại :
- Khối ngoại phiên 09/05 bán ròng tổng lượng là 256.871 tỷ đồng
Top NN mua ròng
Top NN bán ròng
3/ Giao dịch khối tự doanh
- Khối tự doanh, phiên 09/05 mua ròng với tổng giá trị là 22.94 tỷ đồng
Top tự doanh mua ròng nhiều nhất
Top tự doanh bán ròng nhiều nhất
4/ Các nhóm ngành đang hút dòng tiền mạnh:
- Biểu đồ diễn biến ngành
- Biểu đồ diễn biến dòng tiền
Dòng tiền đang tập trung mạnh ở nhóm ngành: Viễn thông, Y tế, Dịch vụ tài chính, Dầu khí…
TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 09/05
- DOANH NGHIỆP
– Hoá chất Đức Giang dự báo lợi nhuận quý II giảm 67%, sắp hoàn thiện dây chuyền NPK Đắk Nông
– PET: Tăng gần 49% từ đầu năm 2023, PET là “hàng hiếm” của nhóm cổ phiếu Tiêu dùng
– VCB: Đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2023 tăng tối thiểu 15%
– PVS có gần 10.200 tỷ đồng tiền và tiền gửi ngân hàng cuối quý I. Lợi nhuận lũy kế của PVS hơn 4.000 tỷ
– Cổ phiếu HPX bị đưa vào diện kiểm soát, Hải Phát vẫn “một mực” xin lùi công bố BCTC kiểm toán 2022
– PPC: Giá điện tăng, vì sao PPC đặt kế hoạch lợi nhuận giảm 52%?
– QCG: Chủ nợ “quen mặt” của Quốc Cường Gia Lai là những cái tên nào, ai đang cho vay nhiều nhất?
– BCM: Bất cập trong việc thu hồi đất tại dự án Becamex Bình Phước
– HQC: Nhiều cửa phát triển nhà ở xã hội, Hoàng Quân sẽ thực hiện được tham vọng năm 2023?
– VPB: Động lực nào cho tăng trưởng tín dụng cao tại VPBank? VPBank đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng trên 30% trong năm 2023 và ngân hàng này dường như khá tự tin với việc hoàn thành mục tiêu trên cơ sở bộ đệm vốn được tăng cường, quy mô khách hàng rộng mở và đặc quyền được cấp thêm hạn mức tín dụng khi tham gia tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém.
– SSB: ĐHĐCĐ: SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng bền vững, tăng vốn điều lệ lên 25.903 tỷ đồng
– DBC: Ký kết hợp tác với công ty Danbred (Đan Mạch) phát triển đàn heo cụ kỵ (GGP) chất lượng cao
– DGW: Hậu ĐHĐCĐ Digiworld – Những dấu ấn để lại
– G36: Tổng công ty 36 đứng đầu liên danh làm Khu dân cư 40 tỷ ở Thanh Hoá
– VEA: VEAM thu lợi ngót trăm tỷ đồng mỗi tháng từ gửi tiền tiết kiệm
– LDG: Chủ đầu tư gần 500 căn nhà ‘lụi’ ở Đồng Nai nói gì sau khi có kết luận Thanh tra?
– PSH: Báo lãi tăng vọt nhưng vẫn âm nặng dòng tiền kinh doanh
– ĐHCĐ ACV: Bao giờ trả cổ tức, bao giờ chuyển niêm yết sang HOSE?
- MUA BÁN/ PHÁT HÀNH
– Nhiều lãnh đạo muốn bán dù cổ phiếu DDG giảm sàn 18 phiên liên tiếp
– Bamboo Airways họp lại ĐHĐCĐ bất thường tăng vốn lên 28.000 tỷ, FLC muốn thoái toàn bộ 400 triệu cổ phiếu cho 1 lãnh đạo
– Ông Lê Thái Sâm cho Bamboo Airways vay 7.727 tỷ đồng, muốn chuyển đổi thành cổ phiếu
– HBC: Vào diện kiểm soát, Hòa Bình dự trình kế hoạch phát hành cổ phiếu riêng lẻ và ESOP
– VHC: Dự kiến phát hành hơn 3,6 triệu cổ phiếu ESOP trong quý 2/2023
- CỔ TỨC
– VCG: Triển khai phát hành 48 triệu cổ phiếu trả cổ tức, tỷ lệ 100:10
– SIP: Đầu tư Sài Gòn VRG muốn niêm yết tại HOSE, chia cổ tức tỷ lệ 116%
– Vì sao có những ngân hàng nhiều năm không trả cổ tức?
– CLM: Có EPS năm 2022 cao “ngất ngưởng” hơn 30.000 đồng chuẩn bị trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 30%
– VSH: Lãi đột biến, Thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh sắp chi 700 tỷ đồng trả cổ tức, tỷ lệ 30%
- CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
– Sau phiên bung sức đầu tuần, VN-Index tiếp tục giằng co trong biên độ hẹp. Tâm lý tích cực khiến thị trường tăng khá tốt trong phiên sáng. Tuy nhiên, bên bán vẫn chưa xuống tiền khiến chỉ số dần “hụt hơi” nhúng dưới tham chiếu. Kết phiên, VN-Index vẫn giữ được sắc xanh nhưng biên độ tăng không lớn.
– Èo uột thanh khoản nhóm VN30, dòng tiền chuyển sang “đánh lẻ” nhiều cổ phiếu Midcap
– VN-Index tăng 0,33 điểm (tương đương 0,03%) lên mốc 1.053,77 điểm. Dòng tiền giảm so với phiên hôm trước, giá trị khớp lệnh trên HOSE đạt trên 8.000 tỷ đồng.
– Khối ngoại bán ròng 257 tỷ đồng trong phiên thị trường giằng co, tập trung xả CTG với 56 tỷ đồng
– Tự doanh tập trung bán ròng HPG, mua ròng hơn trăm tỷ đồng một cổ phiếu điện trên UpCOM
- CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH
– Chi phí lãi vay “cuốn phăng” lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp nông nghiệp
– Hệ thống KRX có thể giúp Việt Nam cộng điểm trong quá trình đánh giá nâng hạng thị trường chứng khoán lên thị trường mới nổi. Thế nhưng suốt 11 năm, mọi thứ mới chỉ dừng ở lời hứa hẹn của HOSE.
– China Trust Vietnam Opportunity: Một quỹ của Đài Loan sắp rót gần 4.000 tỷ đồng vào chứng khoán Việt Nam
– Điểm mặt 10 doanh nghiệp lỗ nặng nhất sàn chứng khoán quý 1/2023
– TOP 10 ngân hàng lãi lớn từ dịch vụ trong quý I/2023
– Doanh nghiệp đá xây dựng đón triển vọng bứt phá nửa cuối 2023
– Ngành dược phẩm quý 1/2023, Dược Lâm Đồng ngược chiều báo lỗ
– PYN Elite Fund có tháng 4 “buồn” với hiệu suất âm, lạc quan với triển vọng Vincom Retail (VRE)
– Ngấm đòn lạm phát, các “ông lớn” bán lẻ điêu đứng trong quý 1/2023 – MSN, FRT, MWG,… kỳ vọng bước ngoặt lợi nhuận thời gian tới?
– Các “đại gia” Thái Lan bỏ túi gần 1 tỷ USD cổ tức từ những “con gà đẻ trứng vàng” trên sàn chứng khoán Việt Nam
– Trong tháng 5 sẽ có khoảng hơn 17,88 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đáo hạn, tăng 12,6% so với tháng 4. Tính từ đầu tháng 4 cho đến ngày 24/4 không có đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ mới nào được thực hiện.
– Trong khi hoạt động mua lại trước hạn cũng có sự chững lại, với hơn 4.833,1 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ được mua lại trước hạn trong tháng 4, tổng giá trị mua lại trước hạn trong 4 tháng đầu năm 2023 đạt hơn 39.388 tỷ đồng.
– Chỉ còn 3 ngân hàng niêm yết có tỷ lệ nợ xấu dưới 1%. Tuy nhiên, nợ xấu của những ngân hàng này cũng không nằm ngoài xu hướng, đều tăng lên trong quý 1 năm nay.
– Nợ xấu của hầu hết các ngân hàng vẫn đang ở vùng an toàn
– Kể từ đầu năm 2023 tới nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã mua khoảng 6 tỷ USD. Điều này đồng nghĩa với việc NHNN đưa tiền ra nền kinh tế cùng với các kênh khác của chính sách tiền tệ.
– Luật các TCTD (sửa đổi): Hạn chế sở hữu chéo, bổ sung các biện pháp xử lý khi có sự cố rút tiền hàng loạt
- VIỆT NAM
– Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, Tập đoàn đã nhận được 27 hồ sơ đề nghị đàm phán giá điện theo khung giá phát điện chuyển tiếp; trong đó có 5 chủ đầu tư thống nhất mức giá tạm bằng 50% khung giá phát điện do Bộ Công Thương phê duyệt và không hồi tố trong giai đoạn các bên tiếp tục thực hiện đàm phán giá chính thức.
– Bộ GTVT đề xuất hơn 18.000 tỷ đồng xây cao tốc Ninh Bình – Nam Định – Thái Bình
– Việt Nam đã hoàn thành bao nhiêu dự án NOXH, tỉnh nào có chỉ tiêu cao nhất?
– Du lịch Việt Nam “Đi trước, về sau”, đón khách quốc tế chỉ bằng 1/3 Thái Lan
– Nghệ An: Mía đạt năng suất và giá bán cao nhất từ trước tới nay
– Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân chính khoản lỗ hơn 26.000 tỷ đồng năm 2022 của EVN, đồng thời sớm có giải pháp sớm khắc phục bất cập trong cơ chế giá điện.
– Sửa đổi nhiều Thông tư lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
– Vĩnh Phúc: Sức mua thấp, sản xuất ô tô suy giảm hơn 40%
– PMI của Việt Nam dưới ngưỡng trung bình tháng thứ 2 liên tiếp
– Xuất khẩu rau quả hướng tới mục tiêu 4 tỷ USD, Trung Quốc vẫn là thị trường nhiều triển vọng
– Giá vàng đạt kỷ lục, doanh thu của SJC trong năm 2022 tăng gấp rưỡi
– Tập đoàn Dầu khí (PVN) ước lãi 18.200 tỷ đồng sau 4 tháng, thực hiện hơn nửa kế hoạch năm
– Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chấp thuận chủ trương dự án nâng cấp, mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất với tổng vốn đầu tư hơn 1,2 tỷ USD. Nguồn vốn sẽ bao gồm 40% vốn chủ sở hữu, 60% vốn vay.
- THẾ GIỚI
– Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến trái chiều, Hang Seng lao dốc 2% trong khi 2 chỉ số chính Nhật Bản ghi nhận mức tăng cao so với khu vực
– Tại Châu Âu, các thị trường lớn đang giao dịch giảm trong chiều nay
– Chứng khoán Mỹ chững lại trong lúc chờ báo cáo lạm phát, giá dầu tăng 2%
– Hai báo cáo đến từ Bộ Lao động Mỹ trong tuần này sẽ có ảnh hưởng lớn đến các quyết sách sắp tới của Cục Dự trữ Liên bang (Fed). Đó là báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 công bố vào ngày thứ Tư, tiếp đến là báo cáo chỉ số giá nhà sản xuất (PPI) vào ngày thứ Năm.
– Hôm thứ Sáu, báo cáo việc làm tháng 4 khả quan hơn dự kiến đã giúp giá dầu tăng khoảng 4%. Tuy nhiên, tin tốt cũng có thể là tin xấu, bởi sự vững vàng của thị trường lao động đặt ra khả năng Fed giữ lãi suất ở mức cao trong thời gian lâu hơn dự kiến.
– Berkshire Hathaway – công ty đầu tư của tỷ phú Warren Buffett – lại tiếp tục bán thêm cổ phiếu BYD và chỉ còn nắm giữ chưa đến 10% cổ phần hãng này, giảm phân nửa so với mức 19,92% mà họ nắm giữ trước khi bắt đầu bán cổ phần của công ty này vào năm ngoái.
– Trung Quốc phát động chiến dịch chống tham nhũng trong lĩnh vực mua bán lương thực
– Fed: Các ngân hàng Mỹ đang ngày một ngại cho vay
– Hàn Quốc đẩy mạnh quan hệ với Mỹ trong ngành sản xuất chip bán dẫn
– Thị trường thấy 83% cơ hội Fed giữ lãi suất ở mức hiện tại trong tháng 6, và 31% cơ hội giảm lãi suất trong tháng 7.
– Trung Quốc: 1 tập đoàn bất động sản lớn loay hoay tìm cách giãn nợ, cạn kiệt thanh khoản
– Trung Quốc: Nhập khẩu giảm hơn dự kiến trong tháng 4, xuất khẩu tăng
- VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA
– MicroStrategy lạc quan về vị thế của Bitcoin. Đây là đơn vị nắm giữ số lượng bitcoin lớn nhất, vẫn tích cực mua vào loại tiền điện từ này kể từ năm 2020.
– Alibaba Cloud hợp tác Avalanche để tạo Metaverse cho doanh nghiệp
– Coinbase chuyển hướng sang UAE ngay lúc căng thẳng với Mỹ
– Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm về 27.900 USD, thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục lùi bước và về 27.500 USD/BTC vào cuối ngày.
– Iraq giảm mạnh sản lượng dầu xuất khẩu tới Mỹ
– Giữa “bão” trừng phạt, ngành dầu lửa Nga càng lao đao vì bị Chính phủ tăng thuế để đảm bảo thu ngân sách?
– Tuy phục hồi 2% trong phiên 8/5 , giá dầu Brent giảm 5,3% và giá dầu WTI mất 7,1% trong cả tuần trước. Giá cả hai loại dầu đã có chuỗi 3 tuần giảm liên tiếp đầu tiên kể từ tháng 11 năm ngoái.
– Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,66 USD (-0,90%), xuống 72,50 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,67 USD (-0,82%), xuống 76,38 USD/thùng.
– Một đợt cắt giảm sản lượng tự nguyện của một số thành viên OPEC+ bắt đầu trong tháng này và tổ chức này sẽ nhóm họp tiếp vào ngày 4/6.
– Trung Quốc tiếp tục tăng dự trữ vàng tháng thứ 6 liên tiếp. Tốc độ mua vàng của các ngân hàng trung ương hiện cũng ở mức cao nhất trong vòng 13 năm trở lại đây. Trong đó, PBoC là một trong những ngân hàng trung ương tích cực thu mua vàng nhất trên toàn cầu.
– Đồng đô la tăng trước khi Mỹ công bố lạm phát; Đồng Bảng tăng giá
– So với đồng đô la, đồng euro đã tăng gần 16% so với mức thấp nhất trong tháng 9 và đang giao dịch ít thay đổi trong ngày ở mức 1,1006 đô la, được hỗ trợ bởi kỳ vọng Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ giữ lãi suất cao lâu hơn so với FED. ECB tuần trước cũng đã làm chậm tốc độ tăng lãi suất nhưng báo hiệu sẽ thắt chặt hơn nữa.
– Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 3,6 USD lên 2.021,2 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng dao động khá mạnh quanh ngưỡng 2.025 USD và bật lên gần 2.030 USD/ounce vào cuối ngày.
– Giá vàng thế giới đi lên, “cá mập” SPDR Gold Trust gom gần 6 tấn vàng
– Ba Lan và các quốc gia thành viên EU khác đã đóng cửa biên giới với ngũ cốc của Ukraine, đẩy nông dân Ukraine vào tình trạng khó khăn và bấp bênh về tài chính.
– Suy thoái kinh tế khiến xuất khẩu dệt may Bangladesh ghi nhận tăng trưởng âm
– Trung Quốc tăng cường nhập khẩu thịt khi dịch tả heo châu Phi quay trở lại
– Đồng Thượng Hải tăng do tồn kho thấp
– Quặng sắt tăng vọt do hy vọng mới về nhu cầu thép phục hồi tại Trung Quốc. Các nhà sản xuất thép tại quận Fengnan, thành phố Đường Sơn, trung tâm sản xuất thép hàng đầu của Trung Quốc đã chính thức yêu cầu đưa ra kế hoạch sản xuất hàng năm hợp lý và nỗ lực hơn nữa để hạn chế sản lượng năm nay không nhiều hơn năm 2022.
Nhận định thị trường 10/05 : Thanh khoản sụt giảm và thị trường tiếp tục phân hoá mạnh !