CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

10/08: Đọc gì trước giờ giao dịch

Đóng phiên hôm qua, ngày 09/08, VN-Index giảm 8.24 điểm, chốt ở mốc 1,233.99 điểm, tương ứng với mức giảm là 0.66%.

Ảnh:Trading View

Các dữ liệu thị trường đáng chú ý:

2/ Giao dịch khối ngoại :

  • Khối ngoại phiên 09/08 mua ròng tổng lượng là  281.634 tỷ đồng

Top NN mua ròng

Top NN bán ròng

3/ Giao dịch khối tự doanh

  • Khối tự doanh, phiên 09/08 mua ròng với tổng giá trị là 290.17 tỷ đồng

Top tự doanh mua ròng nhiều nhất

Top tự doanh bán ròng nhiều nhất

4/ Các nhóm ngành đang hút dòng tiền mạnh:

  • Biểu đồ diễn biến ngành

  • Biểu đồ diễn biến dòng tiền

  • Dòng tiền đang tập trung mạnh ở nhóm ngành: Oto & linh kiện phụ tùng, Du lịch & giải trí, Bất động sản,…

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 09/08

  •  DOANH NGHIỆP
– EIB: Lợi nhuận sau thuế quý 2 của Eximbank giảm “sốc” khi thượng tầng xáo trộn
– PVD: KQKD mảng khoan không phụ thuộc nhiều vào dự án Lô B – Ô Môn
– HPG: Dự kiến tập đoàn Hoà Phát sẽ tạm dừng lò cao số 3 tại Hải Dương trong quý 4/2023. Đồng thời, chênh lệch giá thép HRC xuất khẩu của Việt Nam đang dần bị thu hẹp, điều này có thể ảnh hưởng đến kênh xuất khẩu HRC của Tập đoàn Hoà Phát.
– 2 cổ phiếu nhóm buôn gạo là VSF của Lương thực Miền Nam và AGM của Xuất nhập khẩu An Giang bất ngờ giảm sàn sau chuỗi 12 phiên tăng trần trước đó. Cổ phiếu AGM thậm chí đứt mạch 14 phiên tăng giá liên tiếp từ ngày 20/7.
– CKG: Nói về việc cổ đông tố HĐQT che giấu thông tin, gây thất thoát tài sản
– DCM: Lợi nhuận “lao dốc”, sếp Đạm Cà Mau tiếp tục nhận thù lao “khủng”
– VHM: Khánh Hòa chuẩn bị đón dự án Vinhomes Happy Home có quy mô hơn 20.000 người
– MCF: Bắt sóng giá gạo, một cổ phiếu ngành lương thực vừa có 5 phiên trần liên tiếp
– FCN: Hoàn thành thi công cọc đại trà tại dự án nhà máy nhiệt điện Vũng Áng II sau 21 tháng
– PDC: Cổ phiếu công ty của đại gia Lê Thanh Thản trần 2 phiên liên tiếp trước ngày mở phiên xét xử
  •  MUA BÁN/ PHÁT HÀNH
– KDC: Liên tục bán bớt cổ phiếu, VinaCapital không còn là cổ đông lớn của KIDO
– IBC: Egroup “mất” lượng lớn cổ phiếu Apax Holdings ngay trước chuỗi tăng trần. Theo đó, BVSC đã bán 739.300 cổ phiếu IBC thuộc sở hữu của Egroup trong ngày 4/8. Sau giao dịch, lượng nắm giữ của Egroup tại Apax Holdings giảm xuống còn 13,9 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 16,77% vốn
– ANV: Con trai Tổng Giám đốc Doãn Tới bán xong hơn 4 triệu cổ phiếu
– DDG: Lãnh đạo đăng ký mua vào 1,8 triệu cổ phiếu, DDG tăng kịch trần
  •  CỔ TỨC
– QNS: Neo vùng đỉnh, cổ đông bỏ túi 1.250 tỷ đồng tiền cổ tức từ đầu năm
– PGV: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sắp nhận về hơn 1.600 tỷ đồng cổ tức từ một công ty con
– Vừa chào sàn HOSE, SIP chốt trả cổ tức và thưởng cổ phiếu tỷ lệ 100%
– Doanh nghiệp phân bón “nhà” Đạm Phú Mỹ (DPM) sắp chia cổ tức tỷ lệ 30% bằng tiền
  • CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
– Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua một phiên điều chỉnh khá mạnh sau nhiều phiên tăng điểm trước đó. Áp lực chốt lời gia tăng khiến VN-Index “lình xình” dưới tham chiếu và đóng cửa ở mức thấp.
– Nhóm bất động sản phân hóa mạnh trong phiên 9/8. Các cổ phiếu vốn hóa lớn nghiêng hẳn về sắc đỏ, trong đó, VHM giảm tới 3,5%. Trái lại, các mã vốn hóa cỡ vừa và nhỏ lại diễn biến khá tích cực.
– Nhóm cổ phiếu liên danh VIETUR (HAN, CC1, PHC và VCG) tăng đồng thuận. Nhóm thép cũng giao dịch khởi sắc.
– Cổ phiếu bán lẻ lao dốc khi MWG, PNJ và FRT lần lượt mất đi 1,87%, 1,35% và 2,02% giá trị.
– Kết phiên 9/9, VN-Index giảm 8,24 điểm (-0,66%) xuống còn 1.233,99 điểm. Thanh khoản trên sàn HoSE có phần hụt hơi đôi chút so với phiên liền trước song vẫn ở mức khá cao với giá trị khớp lệnh đạt trên 19.908 tỷ đồng.
– Khối ngoại mua ròng gần 300 tỷ đồng trong ngày VN-Index giảm hơn 8 điểm, tập trung “gom” HPG
– Ngược chiều, tự doanh CTCK bán ròng 339 tỷ đồng trên toàn thị trường, chủ yếu bán ròng trên kênh khớp lệnh.
– Tập trung bán ròng tại SGN và ACB với lần lượt 177 tỷ đồng và 66 tỷ đồng.
  • CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH
– ROE của nhóm ngân hàng cao gấp rưỡi nhóm bất động sản, VIB, ACB, MB dẫn Top đầu
– Các doanh nghiệp đầu ngành dược như Vinapharm, Dược Hậu Giang, Bidiphar, Imexpharm đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực với mức tăng trưởng 2 chữ số.
– Chủ đầu tư dự án nhà xã hội đầu tiên ở TP.HCM được vay gói 120.000 tỷ đồng
– Thu ngân sách nhà nước 7 tháng giảm 7,8%
  •  VIỆT NAM
– Quốc hội sẽ giám sát 12 địa phương về thị trường bất động sản, nhà ở xã hội
– Cà Mau giảm 20% thu ngân sách vì hoạt động kinh doanh khí không nộp thuế tại tỉnh
– Doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ đứng đầu liên danh VIETUR kinh doanh ra sao?
– Rót mạnh 5 tỷ USD nhập khẩu xăng dầu, tăng 61% so với cùng kỳ 2022 trước ngày bảo dưỡng Lọc dầu Nghi Sơn 55 ngày bắt đầu từ 25/8
– Giá thuê đất lẫn tỷ lệ lấp đầy tại các khu công nghiệp ở cả miền Nam và miền Bắc đã tăng mạnh trong thời gian qua trong bối cảnh không có nguồn cung mới nào được bổ sung. Dự kiến nguồn cung mới sẽ tiếp tục thiếu hụt trong 2 – 3 năm tới do các vướng mắt pháp lý.
– Các “siêu” dự án hạ tầng nghìn tỷ ở Hà Nội, TP. HCM, Quảng Ninh, Đồng Nai… đang giải ngân ra sao?
– Giảm lần thứ 15 liên tiếp, giá thép chạm đáy 3 năm
– Giá heo hơi hôm nay 9/8: Tiếp đà tăng tại nhiều địa phương, cao nhất 64.000 đồng/kg
– Bắc Ninh được ông lớn Trung Quốc rót 400 triệu USD đầu tư nhà máy điện tử, bán dẫn
– Mất hơn 1.400 tỷ đồng do áp giá sai cho 14 dự án điện mặt trời, Bộ Công thương yêu cầu EVN giải quyết
  •  THẾ GIỚI
– Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến trái chiều với đa phần thị trường giảm, KOSPI nổi bật khu vực với mức tăng 1,2%
– Trung Quốc chính thức rơi vào giảm phát sau hơn 2 năm
– Báo cáo công bố ngày 9/8 của Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) cho thấy Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), thước đo chủ chốt của lạm phát, trong tháng 7/2023 đã giảm 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi đi ngang trong tháng Sáu.
– Tại Châu Âu,sau chuỗi giảm điểm, các thị trường lớn đã khởi sắc trở lại
– Chứng khoán Mỹ nhuốm sắc đỏ trở lại khi 10 ngân hàng khu vực bị Moody’s hạ bậc xếp hạng
– Cổ phiếu của hãng chip lớn thứ hai Trung Quốc Hua Hong tăng 13% sau khi chào sàn tại Thượng Hải
– Đại gia’ Đài Loan TSMC nhảy vào Đức, châu Âu hâm nóng cuộc đua chip với Trung Quốc, Mỹ
– Bất chấp nỗ lực kéo dài nhiều năm, Indonesia vẫn chưa mời được Tesla đầu tư sản xuất xe điện
– Đảo chính Niger: Nguy cơ chiến tranh đã cận kề. Căng thẳng chưa hồi kết giữa lực lượng đảo chính ở Niger với khối ECOWAS đang tiềm ẩn một cuộc chiến tranh gây nhiều thương vong tại Châu Phi.
  • VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA
–  Binance trở thành sàn giao dịch tiền điện tử được cấp phép đầu tiên ở El Salvador
– Stablecoin PYUSD của PayPal được các ông lớn crypto chào đón
– Fed ban hành quy định mới về crypto, đưa Bitcoin chạm mốc 30.000 USD
– Giá dầu đã tăng cao vào cuối phiên giao dịch khi EIA dự báo triển vọng lạc quan hơn về nền kinh tế Mỹ, nhưng dữ liệu giảm về nhập khẩu và xuất khẩu dầu thô của Trung Quốc đã hạn chế đà tăng.
– Nhập khẩu dầu tháng 7 của Trung Quốc đã giảm 18,8 % so với tháng trước xuống mức thấp nhất hàng ngày kể từ tháng 1, nhưng vẫn tăng 17% so với một năm trước đó
– EIA dự kiến giá dầu thô Brent sẽ đạt trung bình 86 USD trong nửa cuối năm 2023, tăng khoảng 7 USD so với dự báo trước đó. Sản lượng dầu thô của Mỹ dự kiến sẽ tăng 850.000 thùng/ngày lên mức kỷ lục 12,76 triệu thùng/ngày vào năm 2023, vượt qua mức đỉnh cuối cùng là 12,3 triệu thùng/ngày vào năm 2019.
– 2 loại dầu chiều này tiếp tục tăng mỗi loại 1% với Brent 86.92 USD và WTI 83.77 USD
– Vàng thấp nhất 1 tháng do USD tăng giá, giao dịch tại 1.925 USD/ounce
– Đồng đô la đã tăng 0,5% so với các đối thủ, khiến vàng trở nên kém hấp dẫn hơn đối với những người nắm giữ tiền tệ khác.
– Thị trường ngoại hối châu Á tăng nhẹ, Nhân dân tệ tăng bởi dữ liệu lạm phát của Trung Quốc
– Giá gạo thế giới tăng lên mức cao nhất trong 12 năm, truyền thông Trung Quốc trấn an người dân
– Giá lúa mỳ tại Ấn Độ tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng
– Australia nối lại hoạt động xuất khẩu ngũ cốc sang Trung Quốc
– ICO: Giá cà phê thế giới giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm do tiến độ thu hoạch vụ mới của Brazil diễn ra nhanh hơn cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê toàn cầu vẫn chưa có nhiều cải thiện so với những tháng trước.
– Giá đồng tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất gần 1 tháng sau khi dữ liệu thương mại và doanh số bán ô tô yếu của Trung Quốc làm gia tăng lo ngại về nhu cầu từ nước tiêu thụ kim loại lớn nhất thế giới này. Nhập khẩu và xuất khẩu của Trung Quốc giảm nhanh hơn nhiều so với dự kiến trong tháng 7, đe dọa triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
– Giá quặng sắt Đại Liên giảm ngày thứ 4 liên tiếp và quặng sắt Singapore giảm ngày thứ 2 liên tiếp. Cụ thể, giá quặng sắt Đại Liên hợp đồng giao tháng 1/2024 giảm 0,3% xuống mức 716 CNY/tấn. Trên Sàn giao dịch Singapore, quặng sắt tháng 9/2023 cũng giảm 0,4% xuống còn 100,6 USD/tấn.
– Cao su Nhật Bản giảm phiên thứ 6 liên tiếp
Vàng SJC 67,35 tr/lượng
USD 23,910 đồng
Bảng Anh 30,733 đồng
EUR 26,765 đồng

 

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button