11/04: Đọc gì trước giờ giao dịch
Đóng phiên hôm qua, ngày 10/04, VN-Index giảm 4.26 điểm, chốt ở mốc 1,258.56 điểm, tương ứng với mức giảm là 0.34%.
1/ Các dữ liệu thị trường đáng chú ý:
2/ Giao dịch NĐT nước ngoài
- Kết thúc phiên hôm (10/04) khối ngoại bán ròng 1.024,51 tỷ đồng trên tổng 3 sàn.
Top khối ngoại mua ròng
Top khối ngoại bán ròng
3/ Giao dịch khối tự doanh
- Khối tự doanh, phiên 10/04 bán ròng với tổng giá trị gần 300 tỷ đồng
Top tự doanh mua ròng nhiều nhất
Top tự doanh bán ròng nhiều nhất
4/ Các nhóm ngành đang hút dòng tiền mạnh:
- Biểu đồ diễn biến ngành
TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 10/04
- Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
-Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay ngày 10/4 giảm 1 triệu đồng/lượng ở chiều mua và không đổi chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 81,80 – 83,82 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
– Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 13,3 USD lên 2.352,4 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tăng lên gần 2.365 USD, trước khi lùi về dưới 2.350 USD/ounce vào cuối ngày.
-Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 104,07 điểm.
-Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 10/4 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.036 đồng/USD, giảm nhẹ 1 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.790 – 25.130 đồng/USD.
-Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm mạnh xuống 68.700 USD thì sang phiên hôm nay đã nhích nhẹ lên trên 69.000 USD và đi ngang cho đến cuối ngày.
-Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,33 USD (+0,39%), lên 85,56 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,32 USD (+0,36%), lên 89,74 USD/thùng.
- VN-Index đảo chiều giảm
-VN-Index tìm cách lấy lại ngưỡng 1.270 điểm từ sớm, nhưng động lực không đủ với thanh khoản thấp khiến chỉ số đảo chiều về gần tham chiếu, sau đó giằng co nhẹ trước khi lùi về sắc đỏ, dù chỉ là giảm nhẹ khi đóng cửa.
-Nhiều chuyên gia, công ty chứng khoán đều có chung đánh giá về xu hướng không tích cực của thị trường trong tháng 4. Thậm chí, VN-Index được dự báo có thể lùi về mức 1.200 điểm khi nhà đầu tư thận trọng chờ đợi kết quả kinh doanh quý I.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 20,56 triệu đơn vị, giá trị bán ròng tương ứng 612,57 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 10/4: VN-Index giảm 4,26 điểm (-0,34%), xuống 1.258,56 điểm; HNX-Index giảm 1,58 điểm (-0,66%), xuống 238,79 điểm; UPCoM-Index tăng 0,08 điểm (+0,08%), lên 90,65 điểm.
- Chứng khoán Mỹ
-Chứng khoán Mỹ giảm nhẹ trong phiên thứ Ba (9/4), khi các nhà đầu tư đã lo lắng hơn trước thềm báo cáo CPI tháng 3 sắp được công bố có thể ảnh hưởng đến lập trường nới lỏng chính sách tiền tệ của Fed trong năm nay.
-Trọng tâm là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 của Mỹ, dự kiến sẽ được công bố vào thứ Tư và các dự báo sẽ cho con số này sẽ tăng lên 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái, từ mức 3,2% trong tháng 2.
Kết thúc phiên 9/4: Chỉ số Dow Jones giảm 9,13 điểm (-0,02%), xuống 38.883,67 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 7,52 điểm (+0,14%), lên 5.209,91 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 52,68 điểm (+0,32%), lên 16.306,64 điểm.
- Chứng khoán châu Á
-Chứng khoán Nhật Bản giảm, khi các nhà đầu tư chốt lời sau hai phiên tăng liên tiếp, trong khi sự thận trọng cũng chiếm ưu thế trước khi chỉ số lạm phát quan trọng của Mỹ được công bố.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,48% xuống 39.581,81 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,43% xuống 2.742,79 điểm.
Các nhà đầu tư sẽ theo dõi chặt chẽ dữ liệu CPI tháng 3 của Mỹ vào cuối ngày để tìm kiếm động thái lãi suất tiếp theo của Fed. Dữ liệu dự kiến sẽ cho thấy lạm phát tăng lên 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái, từ mức 3,2% trong tháng 2.
Phiên này, cổ phiếu của chủ sở hữu thương hiệu Uniqlo Fast Retailing giảm 1,11% và trở thành lực cản lớn nhất trên Nikkei 225. Theo sau là cổ phiếu nhà sản xuất thiết bị kiểm tra chip Advantest giảm 1,03%.
Đi ngược xu hướng, nhà sản xuất thiết bị sản xuất chip Tokyo Electron tăng 0,77% và nhà sản xuất tấm silicon Shin-Etsu Chemical tăng 0,8%.
-Chứng khoán Trung Quốc giảm, khi cơ quan xếp hạng Fitch đã điều chỉnh triển vọng về Trung Quốc thành tiêu cực.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,70% xuống 3.027,34 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,81% xuống 3.504,71 điểm.
Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Fitch đã điều chỉnh triển vọng về Trung Quốc xuống tiêu cực vào thứ Ba, với lý do rủi ro ngày càng tăng đối với lĩnh vực tài chính công.
Việc điều chỉnh triển vọng của Fitch phản ánh tình hình khó khăn hơn trong lĩnh vực tài chính công của Trung Quốc, liên quan đến tác động kép của tăng trưởng kinh tế giảm tốc và nợ gia tăng”, Gary Ng, nhà kinh tế cấp cao của Natixis châu Á-Thái Bình Dương cho biết.
Fitch dự kiến thâm hụt chính phủ nói chung của Trung Quốc, bao gồm cơ sở hạ tầng và các hoạt động tài khóa chính thức khác ngoài ngân sách sẽ tăng lên 7,1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2024 từ mức 5,8% vào năm 2023, mức cao nhất kể từ 8,6% vào năm 2020, khi các biện pháp kiềm chế COVID nghiêm ngặt của Bắc Kinh đè nặng lên nền kinh tế.
-Chứng khoán Hồng Kông tăng nhờ đà đi của nhóm cổ phiếu công nghệ Alibaba dẫn đầu.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 1,82% lên 17.134,94 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 2,05% lên 6.015,95 điểm.
Gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba Group Holding Ltd tăng 3,6% và là một trong những cổ phiếu hoạt động tốt nhất.
-Chứng khoán Hàn Quốc đóng cửa cho ngày bầu cử.
Kết thúc phiên 10/4: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 191,32 điểm (-0,48%), xuống 39.581,81 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 21,20 điểm (-0,70%), xuống 3.027,34 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 311,10 điểm (+1,85%), lên 17.139,17 điểm.