– SJE: Phạm Văn Tiến đăng ký bán toàn bộ hơn 1,15 triệu cổ phiếu từ 11/7 đến 09/8, tỷ lệ 4,76%.
– HUT: Nguyễn Văn Dũng mua hơn 1,98 triệu cổ phiếu HUT ngày 2/7, trở thành cổ đông lớn.
– DBC: Ngày 16/7 tới đây sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện quyền mua cổ phiếu với giá 15.000 đồng
– BVBank (BVB) triển khai phát hành 50 triệu cổ phiếu thưởng, tăng vốn điều lệ thêm 10%
CỔ TỨC
– VC3: Nam Mê Kông phát hành hơn 13 triệu cổ phiếu trả cổ tức, tỷ lệ 12%
– VTO: Doanh nghiệp vận tải xăng dầu có trên 51% vốn Nhà nước chia cổ tức “đều như vắt chanh”, cổ phiếu tăng vọt lập đỉnh mới
– STG: Lợi nhuận giữ lại vượt vốn điều lệ, Sotrans quyết không chia cổ tức
– SVC: Tạm ứng cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt, tỷ lệ 5%, chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức vào 22/7/2024, thanh toán trong tháng 7/2024.
CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
– VN-Index quay đầu giảm, cắt đứt chuỗi tăng 7 phiên liên tiếp
– Dù rằng việc điều chỉnh sau 7 phiên tăng liên tiếp là bình thường nhưng vùng 1.290 – 1.300 điểm vẫn là nỗi ám ảnh đối với các nhà đầu tư trong nhiều tháng qua
– Dòng tiền có xu hướng đổ vào các ngành như hoá chất, thép, năng lượng, ngân hàng và vận tải biển, trong đó ngành thép ghi nhận sự “thăng hạng” dòng tiền tốt nhất khi rộ lên thông tin sẽ sớm áp thuế chống bán phá giá với thép và tôn mạ nhập khẩu.
– Trên thực tế, áp lực bán không lớn khi thanh khoản khớp lệnh trên sàn HoSE chỉ ở mức 17.915 tỷ đồng, thấp hơn 11% so với phiên trước đó.
– Khối ngoại xả hàng nghìn tỷ đồng trong phiên bán ròng thứ 24 liên tiếp
– Nhà đầu tư nước ngoài mạnh tay “xả” FPT trong bối cảnh mã này cho hiệu suất vượt trội từ đầu năm 2024 đến nay, với mức tăng hơn 60%.
– Trên sàn HoSE, tự doanh CTCK mua ròng 353 tỷ đồng, trong đó mua ròng 364 tỷ đồng trên kênh khớp lệnh cộng nhưng bán ròng hơn 11 tỷ tại kênh thoả thuận. Mua ròng HDB và FPT với giá trị lần lượt 50 tỷ và 48 tỷ
CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH
– Doanh nghiệp trên sàn có quan hệ mật thiết với nhiều ngân hàng (EIB, SCB, ACB) trúng 115 gói thầu trong 6T/2024
– Tỷ giá những ngày gần đây có phần hạ nhiệt nhờ thông tin hỗ trợ từ diễn biến xuất siêu trở lại trong tháng 6. Tuy nhiên, ẩn số vẫn còn phía trước với nhiều biến số phức tạp chi phối.
– Ba giải pháp NHNN có thể thực hiện để đối phó với áp lực tỷ giá trong thời gian tới
VIỆT NAM
– Sắp tổ chức hội nghị toàn quốc về giải ngân vốn đầu tư công
– 154 dự án điện mặt trời bị thanh tra điểm tên, khắc phục sai phạm xong sẽ được huy động
– Giá cà phê Robusta lập đỉnh lịch sử mới
– Giá hai mặt hàng cà phê tiếp tục tăng mạnh. Trong đó, giá cà phê Arabica tăng 6,63% lên 5.510,45 USD/tấn, chạm mức cao nhất trong 2 năm. Giá cà phê Robusta bật tăng 6,58% lên 4.634 USD/tấn, là phiên tăng thứ tư liên tiếp, vượt mức đỉnh lịch sử được thiết lập vào tháng 4.
– Giá tiêu tăng mạnh, kim ngạch xuất khẩu tăng 30,5% trong nửa đầu năm
– Tăng trưởng GRDP tỉnh Trà Vinh tăng 27 hạng, đứng đầu Đồng bằng sông Cửu Long
– Doanh nghiệp ‘đau đầu’ vì chi phí logistics tăng đột biến
– Xuất khẩu sang châu Âu đang phục hồi tốt
– Hà Nội: Nợ tiền thuế liên quan tới đất chiếm hơn 50% tổng nợ hàng năm
THẾ GIỚI
– Chủ tịch Fed nêu quan điểm ‘bồ câu’, thể hiện niềm tin rằng lạm phát sẽ trở lại mục tiêu của Fed
– Tại thị trường chứng khoán Phố Wall, chỉ số S&P 500 ghi nhận mức đóng cửa cao kỷ lục phiên thứ năm liên tiếp trong phiên giao dịch 9/7, trong khi chỉ số Nasdaq đóng cửa ở mức cao kỷ lục phiên thứ sáu liên tiếp.
– Phe bán khống vẫn lãi 10 tỷ USD dù S&P 500 liên tục phá đỉnh
– Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến trái chiều trong biên độ hẹp phiên 10/7
– Phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu tài chính dẫn đầu đà tăng, khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) có cuộc họp với những đại diện thị trường trái phiếu lần thứ hai trong tuần này.
– Chứng khoán Châu Âu hồi phục, nhiều chỉ số tăng tích cực
– BYD rút ngắn khoảng cách doanh số với Tesla khi tăng trưởng doanh số quý 2 lên tới 21%
– Lần đầu tiên trong lịch sử, thị phần xe điện Tesla thấp hơn 50% tại Mỹ: Từ kẻ tiên phong, giờ đây Elon Musk trở thành ‘vị vua đã già’ trên thị trường
– Hứng chịu số lệnh trừng phạt nhiều hơn cả 3 nước cộng lại, kinh tế Nga đã ‘vượt bão’ cấm vận như thế nào: Trớ trêu châu Âu cũng góp công
VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA
– Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng từ 55.800 USD lên 57.700 USD, thì sang ngày hôm nay đã tiếp tục hồi phục và lên hơn 59.000 USD, trước khi lùi về 58.500 USD/BTC vào cuối ngày.
– Tiếp nối Messi, Ronaldinho đăng bài “shill” memecoin WATER
– Cboe nộp đơn đăng ký niêm yết ETF Solana của VanEck và 21Shares
– Thị phần dầu mỏ của Saudi Arabia ở Trung Quốc sắp phục hồi
– Ngày 9/7, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Javad Oji cho biết nước này dự định tăng sản lượng dầu thô lên 4 triệu thùng/ngày vào cuối tháng 3/2025 và công tác chuẩn bị cho kế hoạch này đang được thúc đẩy.
– Thị trường dầu có phiên giảm thứ ba liên tiếp khi các nhà giao dịch nhận thấy rằng hoạt động sản xuất dầu lửa ở bang Texas sẽ không bị gián đoạn kéo dài do cơn bão Beryl. Dù gây nhiều lo ngại trước đó, cơn bão này đã suy yếu sau khi đổ bổ vào đất liền vào đầu tuần này và chỉ gây ra ảnh hưởng nhẹ đối với hạ tầng dầu khí ở khu vực chiếm hơn 40% sản lượng dầu của Mỹ – nước sản xuất dầu lửa lớn nhất thế giới.
– Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,25 USD (+0,31%), lên 81,66 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,17 USD (+0,25%), lên 84,87 USD/thùng.
– Tỷ trọng đồng nhân dân tệ (NDT) trên thị trường ngoại hối của Nga đã đạt 99,6% trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của phương Tây khiến Sở giao dịch Moscow không thể giao dịch bằng đồng USD và đồng euro.
– Trước đó, vào tháng 5, đồng NDT mới chỉ chiếm 53,6% lượng giao dịch ngoại hối của nước này.
60) Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 4,77 USD lên 2.364 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nhích thêm đôi chút và lên trên 2.379 USD/ounce vào cuối ngày.