CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
14/04: Đọc gì trước giờ giao dịch
Đóng phiên hôm qua, ngày 13/04, VN-Index giảm 5.15 điểm, chốt ở mốc 1,064.30 điểm, tương ứng với mức giảm là 0.48%.
Các dữ liệu thị trường đáng chú ý:
2/ Giao dịch khối ngoại :
- Khối ngoại phiên 13/04 bán ròng tổng lượng là 296.909 tỷ đồng
Top NN mua ròng
Top NN bán ròng
3/ Giao dịch khối tự doanh
- Khối tự doanh, phiên 13/04 mua ròng với tổng giá trị là 28.13 tỷ đồng
Top tự doanh mua ròng nhiều nhất
Top tự doanh bán ròng nhiều nhất
4/ Các nhóm ngành đang hút dòng tiền mạnh:
- Biểu đồ diễn biến ngành
- Biểu đồ diễn biến dòng tiền
Dòng tiền đang tập trung mạnh ở nhóm ngành: Viễn thông, Dầu khí, Dịch vụ bán lẻ,…
TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 13/04
- DOANH NGHIỆP
– DGC: Chi 635 tỷ mua lại CTCP Phốt pho 6, nâng công suất sản xuất phốt pho vàng thêm gần 20%, cổ phiếu bùng nổ thanh khoản
– MBB: MBBank có tân chủ tịch HĐQT ngay trước thềm ĐHĐCĐ
– LDG: Vụ 500 căn nhà trái phép của LDG: Đoàn kiểm tra sửa biên bản khác với hiện trạng
– Lợi nhuận Đầu tư Thành Thành Công giảm một nửa, thêm nợ trái phiếu
– ACB: Tăng trưởng tín dụng âm, lợi nhuận trước thuế quý I ước đạt 5.120 tỷ đồng, tăng 24%
– ĐHĐCĐ ACB: Chủ tịch Trần Hùng Huy tự tin có thể hoàn thành kế hoạch năm nay, lợi nhuận vượt 20.000 tỷ đồng
– CII: Lo lắng tổ chức ĐHCĐ lần 1 bất thành như năm trước, CII tung “chiêu” chuyển thẳng tiền vào tài khoản cho cổ đông nếu nhắn tin xác nhận
– LDG: Đầu tư LDG đã đổ bao nhiêu tiền vào dự án ‘xây chui’ ở Đồng Nai?
– ASM: Dự kiến không chia cổ tức năm 2022, đặt mục tiêu lợi nhuận 2023 giảm 43%
– PVS: Kiến nghị sớm phê duyệt dự án xuất khẩu điện sang Singapore
– ĐHĐCĐ Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR): Xin hoãn bảo dưỡng nhà máy sang 2024, lợi nhuận dự kiến tăng thêm 1.000 tỷ đồng
– VCA: Nhận định thị trường sẽ khó khăn, đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2023 khá khiêm tốn
– HNR: Halico lại báo lỗ trong quý 1/2023 sau 7 năm liên tiếp chưa thấy lãi
– VHC: Thành viên HĐQT Vĩnh Hoàn gửi đơn từ nhiệm
– Hai lãnh đạo Long Hậu (LHG) xin từ nhiệm, dự kiến lợi nhuận giảm 38%
– BSI: Báo lãi trước thuế quý 1/2023 tăng 27%, dư nợ margin gần 3.400 tỷ đồng
– MCG: Lỗ 3 năm liên tiếp, cổ phiếu MCG bị huỷ niêm yết trên HoSE
– NBB: Bị nhắc nhở ‘nghiêm túc thực hiện các quy định về công bố thông tin’
– ACV: 74% nợ của các hãng bay tại ACV là nợ xấu
– LPB: Sau em trai, bầu Thụy đưa tiếp em rể vào làm việc tại LienVietPostBank
– Lienvietpostbank ký hợp đồng tín dụng 700 tỷ đồng với CTCP Bê tông Nghĩa Hưng
– VTR: Lợi nhuận từ âm 275 tỷ lên 306 tỷ đồng chỉ trong một năm, VTR vừa thoát diện hạn chế giao dịch
23) CNG: Ước lãi quý 1 tụt dốc 75%
– Đường Mặt trời liên quan đến Chủ tịch SSI thua lỗ hơn 100 tỷ năm 2022
– CRE: Sau quý lỗ đầu tiên, CenLand đặt mục tiêu lãi giảm 32% về mức 168 tỷ đồng trong năm 2023
– PDR: Phát Đạt bị đề nghị khước từ tài trợ quy hoạch tại KKT Dung Quất
– Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên (TNH) bị phạt và truy thu thuế 1,5 tỷ đồng
- MUA BÁN/ PHÁT HÀNH
– LPB: Sắp đấu giá hơn 140 triệu cổ phần Ngân hàng Bưu điện Liên Việt
– NVL: Vợ Chủ tịch Novaland bán xong 3,6 triệu cổ phiếu, NVL đảo chiều giảm mạnh nhất nhóm VN30
– Phó TGĐ VPBank đã mua xong gần 300.000 cổ phiếu
– VPI: Văn Phú – Invest mua lại 5 tỷ đồng trái phiếu trước hạn
– DIG: Bị HoSE nhắc nhở do chậm công bố thông tin phát hành cổ phiếu 3 lần liên tiếp
– Nam Long (NLG) thế chấp hơn 182 triệu cổ phần công ty con cho các khoản vay trái phiếu
- CỔ TỨC
– HLB: Doanh nghiệp bia kín tiếng có EPS gần 41.000 đồng, dự kiến chia cổ tức 2022 bằng tiền tỷ lệ 150%
– ACB: ĐHCĐ ACB – Năm 2023 lợi nhuận dự kiến vượt 20 nghìn tỷ, chia cổ tức tỷ lệ 25%
– Cổ đông Sao Ta sắp nhận cổ tức 2.000 đồng/cp
– Nhà Từ Liêm lên kế hoạch lãi sau thuế 240 tỷ đồng trong năm 2023, trả cổ tức tiền mặt 25%
– Nhựa Tiền Phong đề xuất chia cổ tức năm 2023 bằng tiền, tỷ lệ 20%
– Safoco (SAF) lãi gần 14 tỷ trong quý 1/2023, chốt trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 34% năm 2022
– HLB: Doanh nghiệp đắt giá nhất ngành bia bất ngờ nâng mức cổ tức từ 10% lên 150% bằng tiền
– BIC: ĐHĐCĐ Bảo hiểm BIDV: Mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 22%, dự trả cổ tức tỷ lệ 13%
- CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
– Phiên 13/4, chỉ số VN-Index giảm 5,15 điểm, tương đương 0,48%, xuống 1.064,3 điểm.
– Độ rộng thị trường nghiêng về phe bán với 268 mã đỏ và 121 mã xanh. Thị trường giảm điểm với đa số các nhóm ngành điều chỉnh, nhóm chứng khoán, bất động sản bị bán mạnh. Điểm sáng thuộc về nhóm hóa chất và y tế.
– Mã CP được chú ý nhất trong phiên hôm nay là LDG giảm hết biên độ với dư bán giá sàn hàng triệu CP. Trước đó, giới đầu tư nhận được thông tin doanh nghiệp này đã xây dựng hàng trăm căn biệt thự không phép tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
– Áp lực bán tăng mạnh, khối ngoại xả ròng phiên thứ 6 liên tiếp
– Phiên 13/4: Khối ngoại mạnh tay bán ròng gần 300 tỷ đồng, dàn trải trên diện rộng
– Đợt bán ròng này của khối ngoại đã bước sang phiên thứ 6 liên tiếp với giá trị bán ròng lũy kế gần 1.752 tỷ đồng chỉ tính riêng với cổ phiếu. Thống kê cũng cho thấy bên mua nhiều là các nhà đầu tư cá nhân. Trong 3 phiên vừa qua của tuần này các nhà đầu tư cá nhân đã mua ròng khoảng 1.500 tỷ đồng.
– Phiên 13/4: Tự doanh CTCK trở lại mua ròng, tập trung “gom” DGC và HPG
- CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH
– Manulife Việt Nam: “Tay chơi” sôi nổi trên TTCK, giá trị danh mục cổ phiếu tăng trung bình 70%/năm lên gần 7.900 tỷ, dự phòng giảm giá 840 tỷ
– Thấy gì từ ‘nghịch lý’ gói hỗ trợ lãi suất 2%: DN muốn vay không được, ngân hàng muốn giải ngân cũng không xong
– VASEP kiến nghị Thủ tướng gói tín dụng 10.000 tỉ đồng ‘giải cứu’ doanh nghiệp thủy sản
- VIỆT NAM
– Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho ngành lâm, thuỷ sản
– Nhật Bản là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam
– Lãi suất liên ngân hàng tăng vọt, NHNN bơm gần 29.600 tỷ hỗ trợ hệ thống
– Chi phí sản xuất tôm: Việt Nam ‘bỏ xa’ Ecuador, cao gấp 1,5 lần Ấn Độ
– Sau 3 năm đóng cửa vì Covid-19, hiện nay Trung Quốc đẩy mạnh nhập khẩu hồ tiêu và gia vị từ Việt Nam, khiến kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tăng đột biến.
– Quảng Trị: Nhà đầu tư điện mặt trời mái nhà đang kêu cứu!
– Bà Rịa – Vũng Tàu: Doanh thu dịch vụ kho bãi, cảng biển giảm
– Xuất khẩu và sản xuất công nghiệp của Việt Nam đang chịu ảnh hưởng nặng trong bối cảnh tăng trưởng các nền kinh tế có dấu hiệu suy yếu đặc biệt ở nhu cầu tiêu dùng. Theo các chuyên gia, tăng trưởng GDP năm nay sẽ thấp hơn mục tiêu 6,5% do nền kinh tế mất đi hai động lực nói trên.
– Phó Thủ tướng: ‘Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công một số cơ quan trung ương rất chậm, nhiều đơn vị chưa giải ngân’
- THẾ GIỚI
– Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến trái chiều, không có thị trường nổi bật
– Biên bản cuộc họp tháng 3 được công bố: Fed quyết định tăng lãi suất dù biết rõ rủi ro suy thoái đang cận kề
– Chứng khoán Mỹ giảm điểm giữa lo ngại về suy thoái, Dow Jones dứt chuỗi 4 phiên tăng liên tiếp
– Lệnh cấm vận bủa vây buộc Nga đưa máy bay sang Iran bảo dưỡng
– Xuất khẩu của Trung Quốc tăng lần đầu tiên trong 6 tháng
– ASEAN, Trung Quốc bắt đầu đàm phán nâng cấp FTA song phương
– Mỹ, Trung Quốc sẽ dẫn đầu thế giới về tăng trưởng nợ chính phủ
– SoftBank bán gần hết cổ phần ở Alibaba: Cuộc vui nào rồi cũng đến phút chia tay. Khoảng 3 năm trước, SoftBank nắm giữ gần 25% cổ phần của Alibaba khi nó có giá trị vốn hóa 100 tỷ USD và đây khoản đầu tư giá trị nhất của SoftBank, hiện tại Alibaba có vốn hóa 250 tỷ và Softbank chỉ còn nắm giữ 3,8%
– Tỷ lệ lạm phát của Nga giảm xuống dưới mức 4%
- VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA
– FTX xem xét khởi chạy lại vào quý 2 sau khi thu hồi tài sản
– Twitter hợp tác với eToro cung cấp cho người dùng quyền truy cập vào cổ phiếu, tiền điện tử và các tài sản khác
– Ấn Độ nghiên cứu khuôn khổ tiền điện tử chung cho tất cả các quốc gia
– Giám đốc Binance cho biết quy định về tiền điện tử không rõ ràng là ‘điều tồi tệ nhất’
– 2 loại dầu Brent và WTI đang có mức tăng tốt trong 2 phiên gần đây với mức tăng trên 4%, hiện tại đang giao dịch lần lượt ở các ngưỡng 86.86 USD và 82.88 USD.
– Theo báo cáo của UBS, lượng dầu tồn kho sụt giảm và tình trạng gián đoạn nguồn cung gần 500.000 thùng/ngày từ miền Bắc Iraq cũng có thể hỗ trợ đẩy giá dầu lên 100 USD/thùng.
– Vàng SJC vẫn đi ngang, bất chấp giá vàng thế giới tiếp đà tăng
– Vàng thế giới tiếp tục tăng tốt và giao dịch quanh 2.045 USD/ounce
– Đồng đô la tăng nhưng vẫn gần mức thấp nhất 2 tháng sau khi Mỹ công bố CPI
– Mỹ ngậm ngùi đánh mất đồng minh lâu đời vào tay Nga, loại hàng hóa quan trọng bậc nhất thế giới sắp có ‘biến’ lớn?
– Giá quặng sắt tại Đại Liên tăng do tăng trưởng cho vay của Trung Quốc mạnh mẽ trong quý 1 củng cố hy vọng phục hồi kinh tế tại nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới này, mặc dù các nhà đầu tư vẫn cảnh giác với tăng trưởng và rủi ro pháp lý.
– Số liệu hoạt động kinh tế và GDP quý 1 của Trung Quốc công bố vào ngày 18/4 sẽ cung cấp một bức tranh rõ ràng hơn. Các nhà đầu tư cũng lưu tâm tới rủi ro pháp lý sau khi chính quyền Trung Quốc liên tục cảnh báo chống lại việc đầu cơ giá quặng sắt quá mức.
– Số liệu hoạt động kinh tế và GDP quý 1 của Trung Quốc công bố vào ngày 18/4 sẽ cung cấp một bức tranh rõ ràng hơn. Các nhà đầu tư cũng lưu tâm tới rủi ro pháp lý sau khi chính quyền Trung Quốc liên tục cảnh báo chống lại việc đầu cơ giá quặng sắt quá mức.
– Cao su Nhật Bản tăng do tồn kho thắt chặt hơn. Giá cao su có thể tăng khi các nhà đầu tư quay trở lại thị trường này, được hỗ trợ bởi yếu tố mùa đông đẩy giá tăng hàng năm từ tháng 3 tới tháng 5. Tuy nhiên giá vẫn bị ảnh hưởng bởi nhu cầu yếu.
– Đường thô kỳ hạn tháng 5 đóng cửa giảm 0,32 US cent hay 1,3% xuống 24,05 US cent/lb sau khi đạt đỉnh 24,85 US cent, cao nhất kể từ tháng 4/2012.
– Các nguồn cung cấp đã thắt chặt bởi dự đoán sản lượng niên vụ 2022/23 của Ấn Độ, Trung Quốc và Thái Lan thấp hơn dự kiến cùng với những lo ngại về hiện tượng thời tiết El Nino ảnh hưởng tới sản lượng niên vụ 2023/24 tại các nhà sản xuất Châu Á. El Nino có thể khiến thời tiết khô hơn bình thường tại các khu vực đó và hạn chế sản lượng đường. Các đại lý cho biết thị trường hiện nay bị phụ thuộc mạnh vào nguồn cung từ Brazil, nơi lượng mía được ép cuối tháng 3 lớn hơn so với năm trước, mặc dù thấp hơn ước tính.
Vàng SJC 67.1 tr/lượng
USD 23,610 đồng
Bảng Anh 29,734 đồng
EUR 26,502 đồng