CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

14/06: Đọc gì trước giờ giao dịch

Đóng phiên hôm qua, ngày 13/06, VN-Index tăng 1.32 điểm, chốt ở mốc 1,301.51 điểm, tương ứng với mức tăng là 0.10%.

Ảnh:Trading View

1/ Các dữ liệu thị trường đáng chú ý:

2/ Giao dịch NĐT nước ngoài

  • Kết thúc phiên ngày (13/06) khối ngoại bán ròng 1,244.95 tỷ đồng trên tổng 3 sàn.

    Top khối ngoại mua ròng

    Top khối ngoại bán ròng

3/ Giao dịch khối tự doanh

  • Khối tự doanh, phiên 13/06 mua ròng với tổng giá trị 432 tỷ đồng

Top tự doanh mua ròng nhiều nhất

Top tự doanh bán ròng nhiều nhất

4/ Các nhóm ngành đang hút dòng tiền mạnh:

  • Biểu đồ diễn biến ngành

 

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 13/6
  •  DOANH NGHIỆP
– DGC: Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa họp bàn tháo gỡ vướng mắc cho dự án có tổng vốn đầu tư 12.000 tỷ của Hóa chất Đức Giang
– VRE: Vincom Retail sắp khai trương 4 trung tâm thương mại vào tháng 6
– TCB: Ồ ạt phát hành hàng tỷ cổ phiếu thưởng, vốn điều lệ sẽ tăng lên gấp đôi
– CTD: Từ đầu năm đến nay, Coteccons – Unicons ghi nhận trúng một loạt gói thầu với tổng giá trị khoảng 22.800 tỷ đồng. Đáng chú ý như dự án 300 triệu USD của Suntory PepsiCo, dự án 150 triệu USD của Pandora
– FPT: Xuất khẩu “chất xám” thu hàng tỷ đô, FPT soán ngôi Hòa Phát, trở thành tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam
– PET: Thành viên HĐQT của Petrosetco từ nhiệm ngay trước thềm ĐHĐCĐ thường niên 2024
– Mảng xây lắp điện dự kiến đem về cho Tập đoàn PC1 hơn 6.800 tỷ đồng doanh thu trong năm nay
HHV: Sao Bắc Đẩu ghi nhận nợ xấu từ hệ sinh thái Đèo Cả
– Đèo Cả đề xuất phương án giai đoạn 2 cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh vốn đầu tư gần 9.000 tỷ đồng
– VIMC (MVN) tăng gần 60% sau 5 phiên, quay trở lại câu lạc bộ vốn hóa tỷ USD
– Tôn Đông Á muốn lấn sang mảng địa ốc và nông nghiệp
– HPG: Dự kiến kiếm thêm 4-5 tỷ USD doanh thu mỗi năm, cổ phiếu sắp có bước nhảy vọt?
– CSV: Dồn lực cho dự án nhà máy 2.000 tỷ đồng
– ACV: Chủ tịch HĐQT – ACV đang phải bù lỗ cho 11 Cảng hàng không
– Nhận chuyển nhượng ‘chui’ bất động sản của chủ tịch, Hoà Bình (HBC) nhận án phạt
– Cước vận tải tăng mạnh, vì sao HAH chưa hưởng lợi ngay? Công ty chưa thể hưởng lợi ngay từ căng thẳng vận tải biển toàn cầu, do giá cước cho thuê tàu định hạn đã được cố định đến cuối năm 2024 và dự phóng bắt đầu tăng 15% từ năm 2025.
– Cổ phiếu CTR thuộc ‘họ Viettel’ tiếp tục phá đỉnh cùng thanh khoản đột biến lên gần 290 triệu đơn vị.
  •  MUA BÁN/ PHÁT HÀNH
– HAG: LPBS đã bán ra 10 triệu cổ phiếu HAG sau thời gian ngắn làm cổ đông lớn
– FPT: 1 tháng trở lại đây khối ngoại đã bán ròng 1.829 tỷ đồng cổ phiếu FPT trong khi trước đó mã này luôn trong tình trạng kín room ngoại. tính đến ngày 12/6, đã là phiên thứ 6 liên tiếp cổ phiếu FPT bị khối ngoại xả ròng.
– VSC: Vietinbank Capital trở thành cổ đông lớn của Viconship
– SHB: Mặc dù đã đăng ký bán ra hơn 74 triệu cổ phiếu SHB nhưng T&T đã không thực hiện được giao dịch nào trong thời gian đăng ký. Hiện Tập đoàn T&T vẫn tiếp tục là cổ đông lớn nhất, nắm 9,99% vốn điều lệ của SHB.
– GMD: Gemadept kỳ vọng doanh thu kỷ lục 4.000 tỷ đồng, muốn chào bán gần 104 triệu cổ phiếu với giá 29.000 đồng
– Đang ‘ôm’ khoản nợ 1,3 tỷ USD, Becamex IDC (BCM) vẫn muốn huy động thêm 800 tỷ đồng trái phiếu
– Becamex IDC (BCM) muốn mua lại 400 tỷ đồng trái phiếu
– PDR: Phát Đạt huy động 1.200 tỷ đồng từ chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu
– NAB: Nam A Bank được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên gần 14.000 tỷ đồng
– KOS: Kosy muốn huy động 800 tỷ đồng trái phiếu
– Dệt may TNG lên kế hoạch huy động 400 tỷ đồng từ kênh trái phiếu
  •  CỔ TỨC
– DIC Holdings (DC4) sắp trả cổ tức tỷ lệ 10% cho cổ đông
– TPB: Chi hơn 1.100 tỷ đồng trả cổ tức năm 2024
– PGV: ĐHĐCĐ PGV: Cổ tức 2024 tối thiểu 5%, tham gia thị trường chứng chỉ năng lượng xanh
  •  CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
– Thị trường có thêm một nhịp giảm nữa trong phiên chiều nay, lần thứ 2 trong ngày VN-Index bị đánh thủng mốc 1.300 điểm và giảm xuống dưới tham chiếu. Tuy nhiên sự phục hồi của nhóm cổ phiếu ngân hàng đã kéo ngược về cuối. Top 5 cổ phiếu đỡ điểm số tốt nhất hôm nay đều thuộc nhóm ngân hàng.
– Kết phiên, VN-Index nhích nhẹ 1,32 điểm (0,1%) lên 1.301,51 điểm.
– Tổng giá trị khớp lệnh toàn nhóm ngân hàng trên HoSE tăng 32% so với hôm qua, đạt 6.238 tỷ đồng, cao nhất 14 phiên và chiếm 29,3% tổng giá trị khớp của sàn này. Thậm chí, tổng giá trị khớp lệnh tăng thêm của HoSE hôm nay khoảng 1.129 tỷ đồng thì nhóm ngân hàng tăng tới 1.523 tỷ đồng. Nói cách khác, đại đa số cổ phiếu tụt giảm thanh khoản và ngân hàng bù lại còn nhiều hơn.
– Độ rộng sàn HoSE lúc đóng cửa khá tốt với 246 mã tăng/187 mã giảm. Đây là tình thế đảo ngược so với thời điểm chỉ số chạm đáy, ghi nhận 177 mã tăng/244 mã giảm
– Khối ngoại có thêm một phiên bán ròng cực mạnh nữa với trên 1.400 tỷ đồng
– Như vậy từ đầu tuần đến nay cổ phiếu sàn HOSE đã lại bị bán ròng thêm gần 4.800 tỷ đồng. FPT vẫn là mã bị xả dữ dội nhất với 721,8 tỷ đồng ròng.
– Trên sàn HoSE, tự doanh CTCK mua ròng 397 tỷ đồng, trong đó mua ròng 167 tỷ đồng trên kênh khớp lệnh cộng thêm mua ròng 230 tỷ tại kênh thoả thuận.
– Các CTCK mua ròng mạnh nhất tại FPT với giá trị 113 tỷ, hai mã KOS và HPG cũng được mua ròng lần lượt 90 tỷ và 61 tỷ.
  •  CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH
– PYN Elite vừa báo cáo hiệu suất tăng 5,0% trong tháng 5 nhờ có ACV tăng 24% và CMG tăng 36% dẫn đầu đặc biệt HVN tăng 61%, trong khi chỉ số VN-Index tăng 4,3%.
– Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo tổ chức họp với 5 công ty chứng khoán vào ngày 14/6 để chia sẻ và trao đổi các vấn đề kỹ thuật liên quan đến nâng hạng thị trường.
– Đoàn giám sát của Quốc hội làm việc với 13 chủ đầu tư (Novaland, DIC Corp, Nam Long, Kim Oanh…) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
– Hàng nghìn tỷ đồng cổ tức sắp về túi cổ đông Thế giới Di động, FPT, TPBank, Eximbank…
– Doanh nghiệp mua lại hơn 9.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn trong tháng 5
  •  VIỆT NAM
– Bộ Tài chính cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, CPI cao nhất 4,5%
– Giá cao su tăng 8 tháng liên tiếp, khách mua toàn ông lớn Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc
– Nhập siêu tháng 5 chỉ bằng nửa ước tính, dự báo cả năm xuất siêu 20 – 25 tỷ USD
– Xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã giảm liên tiếp trong 4 tháng trở lại đây, dấu hiệu cho thấy tồn kho trong nước không còn nhiều. Tại thị trường nội địa, giá cà phê robusta đã phục hồi và tăng tới 25% kể từ đầu tháng 5 đến nay.
– UBTVQH thống nhất trình Quốc hội tiếp tục giảm 2% VAT từ nay đến hết năm 2024 và yêu cầu Chính phủ rút kinh nghiệm, tránh để xảy ra tình trạng một chính sách nhưng nhiều lần trình Quốc hội cho phép áp dụng, cho phép gia hạn…như thời gian qua.
– Giá xăng tăng, RON 95 vượt 22.200 đồng/lít
  •  THẾ GIỚI
– Ấn Độ duy trì “ngôi vương” tăng trưởng nhanh nhất thế giới
– Gói trừng phạt thứ 14 nhằm vào Nga: Đức bất ngờ ‘cản đường’, quan chức EU nói ‘Hungary mới’
– S&P 500 lần đầu vượt mốc 5.400 điểm bất chấp sự ‘diều hâu’ của Fed nhờ báo cáo lạm phát
– Thước đo lạm phát yêu thích của Fed hạ nhiệt trong tháng 5 nhưng cơ quan này đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức hiện tại, đồng thời dự báo chỉ cắt giảm lãi suất một lần duy nhất trong năm nay.
– Ngày 12/6 đánh dấu Tập đoàn công nghệ Apple của Mỹ một lần nữa soán ngôi Microsoft trở thành công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới.
– Theo đó, cổ phiếu của Apple đã tăng gần 4% lên mức kỷ lục 215,04 USD, nâng mức vốn hóa thị trường lên 3.290 tỷ USD. Vốn hóa thị trường của Microsoft đạt 3.240 tỷ USD, lần đầu tiên sau 5 tháng xếp sau Apple.
– Hai ngân hàng lớn nhất Nhật Bản thoái vốn khỏi Toyota: ‘Cú sốc’ 8,5 tỷ USD
– Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến trái chiều với đa phần thị trường tăng
– Chỉ số MSCI khu vực châu Á-Thái Bình Dương (không tính Nhật Bản) tăng 0,6%, trong đó chứng khoán Đài Loan (Trung Quốc) tăng 1,8% lên mức cao kỷ lục.
– Tại Châu Âu, các thị trường lớn đồng loạt đỏ lửa
– Việc Tổng thống Emmanuel Macron bất ngờ giải tán Quốc hội Pháp và thông báo tổng tuyển cử sớm – ngay sau khi đảng của ông hứng thất bại nặng nề ở bầu cử nghị viện châu Âu, được coi là “canh bạc” mạo hiểm.
– Chủ tịch Fed Jerome Powell chia sẻ gì tại cuộc họp báo?
  •  VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA
– Do Kwon và Terraform Labs đồng ý đóng phạt 4,47 tỷ USD cho SEC
– Các dự án crypto đã phân phối 4 tỷ USD airdrop trong năm nay
– Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm nhẹ từ gần 66.400 USD lên 69.900 USD thì sang ngày hôm nay đã đảo chiều giảm và lùi về 67.200 USD/BTC vào cuối ngày.
– Trong tuần này EIA, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) và Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) sẽ cập nhật quan điểm về cân bằng cung cầu dầu toàn cầu năm 2024 và dự kiến tồn kho dầu toàn cầu sẽ giảm.
– Gần 4 năm trước, trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2020, ông Donald Trump cảnh báo rằng đối thủ Joe Biden – người thắng cử năm đó – sẽ “hủy hoại” ngành công nghiệp dầu mỏ.
– Trong 3,5 năm nhiệm kỳ của ông Biden, sản lượng dầu của Mỹ và lợi nhuận của các công ty dầu khí đều lập kỷ lục
– Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,79 USD (-1,01%), xuống 77,71 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,74 USD (-0,90%), xuống 81,86 USD/thùng.
– Nga: 80% thanh toán của các quốc gia BRICS đã được thực hiện bằng tiền tệ quốc gia
– Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 8,1 USD lên 2.325 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng điều chỉnh nhẹ và lùi về 2.315 USD/ounce vào cuối ngày.
– Tỷ giá VND/USD 25.442, trong khi đó, chỉ số DXY đang ở mức 104,84
– Vàng SJC chiều bán 76,98 tr/lượng
– Hiện chỉ số container thế giới tăng 12% đến 4.716 USD đối với container 40′; tình hình tắc nghẽn cảng biển xảy ra tại một số cảng tại châu Á.
– Nga sắp đẩy mạnh xuất khẩu ngũ cốc sang Ấn Độ và Trung Quốc
– Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên giảm, do nhu cầu ngắn hạn giảm, tồn trữ tại các cảng ở mức cao và đồng USD tăng mạnh, làm lu mờ số liệu kinh tế tại nước tiêu thụ hàng đầu – Trung Quốc – được cải thiện. Trong phiên trước đó, giá quặng sắt giảm hơn 4%.
– Giá cao su tại Nhật Bản tăng theo xu hướng giá cao su tổng hợp tăng, song số liệu kinh tế yếu kém của nước tiêu thụ hàng đầu – Trung Quốc – đã hạn chế đà tăng.

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button