CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
15/09: Đọc gì trước giờ giao dịch
Đóng phiên hôm qua, ngày 14/09, VN-Index giảm 14.58 điểm, chốt ở mốc 1,223.81 điểm, tương ứng với mức giảm là 1.18%.
Các dữ liệu thị trường đáng chú ý:
2/ Giao dịch khối ngoại :
- Khối ngoại phiên 14/09 bán ròng tổng lượng là 185.819 tỷ đồng
Top NN mua ròng
Top NN bán ròng
3/ Giao dịch khối tự doanh
- Khối tự doanh, phiên 14/09 bán ròng với tổng giá trị là 699.8 tỷ đồng
Top tự doanh mua ròng nhiều nhất
Top tự doanh bán ròng nhiều nhất
4/ Các nhóm ngành đang hút dòng tiền mạnh:
- Biểu đồ diễn biến ngành
- Biểu đồ diễn biến dòng tiền
- Dòng tiền đang tập trung mạnh ở nhóm ngành: Dầu khí, Dịch vụ bán lẻ, Dịch vụ tài chính,…
TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 14/09
- DOANH NGHIỆP
– HPX: Phe đầu cơ nhập cuộc, 72 triệu cổ phiếu HPX được hấp thụ giá sàn, gần 1/3 công ty đổi chủ trong phiên.
– LDG: Kiểm toán nhấn mạnh về dự án Tân Thịnh và các khoản nợ quá hạn của LDG
– VIB: Tâm điểm trong rổ VN30, VIB mở gap lên vùng giá cao nhất 16 tháng
– TCT Tín Nghĩa hậu cổ phần hóa: Cơ cấu cổ đông nhiều biến động, sở hữu quỹ đất KCN hơn 3.400 ha nhưng nguồn thu chủ yếu đến từ thương mại
– iPhone 15 ra mắt: Kỳ vọng là “cứu cánh” cho đại lý ICT sau “cuộc chiến giá”, FPT Shop ước doanh số tăng 20% so với dòng iPhone 14
– APG: HOSE cấp margin trở lại, Chứng khoán APG bứt phá 20% trong 3 phiên
– DIG: DIC Corp thu xếp nguồn tài chính 2.000 tỷ đồng để đầu tư dự án
– AAS: Hơn 119 triệu cổ phiếu AAS của Chứng Khoán Smart Invest sắp đổ bộ HNX
– SHI: Quốc tế Sơn Hà bị xử lý về thuế hơn 1,7 tỷ đồng
– QCG: Thêm QCG không được giao dịch ký quỹ do thua lỗ 6 tháng
– CTR: Viettel Construction báo lãi 8 tháng tăng trưởng gần 20%
– Moody’s giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm Ba3 và đánh giá triển vọng Ổn định cho SeABank
– KPF: Đầu tư tài sản Koji thay máu cổ đông lớn
– PVP: Lợi nhuận kinh doanh cốt lõi của PVTrans Pacific năm nay có thể tăng 14 lần
– VHM: Vinhomes bàn giao đường ven sông Sài Gòn cho TP.HCM
– VDS: Rồng Việt ký kết hợp tác chiến lược toàn diện cùng Ryobi Group
– BSR: Bảo dưỡng tổng thể lần thứ 5 nhà máy Lọc dầu Dung Quất rút ngắn còn dưới 50 ngày
– HHV: Kỳ vọng bứt phá từ các dự án mới, cổ phiếu HHV – Giao thông Đèo Cả lên đỉnh 16 tháng
– PLX: Doanh thu Petrolimex ước đạt 169.000 tỷ đồng sau 8 tháng, bằng 89% kế hoạch năm
- MUA BÁN/ PHÁT HÀNH
– HSG: Dragon Capital bắt đầu ‘chốt lời’ cổ phiếu HSG
– NVL: Công ty chứng khoán bất ngờ “xả” hơn 6 triệu cổ phiếu Novaland
– VCC: Vinaconex 25 chào bán 12 triệu cổ phiếu thấp hơn thị giá để trả nợ
– PGB: PGBank chi 500 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn
– ABB: ABBank chi thêm 300 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn
- CỔ TỨC
– Vocarimex (VOC) chốt quyền chia cổ tức 30% bằng tiền mặt, Kido (KDC) nhận về gần 320 tỷ đồng
– NAG: Báo lãi tích cực, Nagakawa sắp trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông
– Cuối tháng 9 – đầu tháng 10/2023, thêm 7 doanh nghiệp sắp chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức tiền mặt các đợt năm 2022.
- CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
– Thị trường chứng khoán Việt Nam phiên giao dịch 14/9 diễn biến không mấy tích cực khi đà giảm bị nới rộng dần về cuối phiên.
– Cổ phiếu bất động sản “tan nát”, dẫn đầu là bộ đôi VIC – VHM với mức giảm lần lượt là 6,25% và 5,95%. Với hơn 400 mã giảm trên HoSE
– Nhóm sản xuất cũng là một trong những nhóm diễn biến tiêu cực nhất. Trong đó, HPG giảm 2,11% và là cổ phiếu tác động tiêu cực thứ ba đến chỉ số
– Nhóm cổ phiếu dầu khí bị bán lây trong phiên thị trường giảm mạnh. Mặc dù vậy, các mã họ P như PVC, PVD, PVB, PVS vẫn đóng cửa tăng giá. Cổ phiếu PVB thậm chí tăng tới 5,7%.
– Đóng cửa, VN-Index giảm 14,58 điểm (-1,18%) xuống 1.222,81 điểm
– Thanh khoản trên HoSE tiếp tục vượt ngưỡng 1 tỷ USD với giá trị khớp lệnh đạt hơn 25.245 tỷ đồng.
– Trên HOSE, khối ngoại bán ròng với giá trị xấp xỉ 209 tỷ đồng
– VHM chịu áp lực bán mạnh nhất của khối ngoại với giá trị 91 tỷ đồng. Chiều ngược lại, VNM được mua ròng mạnh nhất với giá trị 100 tỷ đồng
- CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH
Các cổ phiếu thép lớn như HPG (Thép Hòa Phát), HSG (Tập đoàn Hoa Sen), NKG (Thép Nam Kim) hiện đang giao dịch ở ngưỡng cao nhất 16 tháng; nhiều mã tầm trung cũng neo vùng đỉnh 1 năm.
TCBS muốn hút thêm 2.000 tỷ đồng từ trái phiếu
- VIỆT NAM
– An Giang: Thị trường bất động sản đang dịch chuyển sang phân khúc nhà ở xã hội
– Bộ Công an yêu cầu rà soát an toàn chung cư mini trên toàn quốc
– Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm đạt hơn 436 tỷ USD
– Cả quý II/2023 mới chỉ sử dụng gần 6 tỷ đồng Quỹ bình ổn giá xăng dầu, đến đầu tháng 7 còn hơn 7.400 tỷ đồng
– Theo Bộ Công Thương, hoạt động xuất nhập khẩu đang có nhiều tín hiệu tích cực, dự báo tiếp tục khởi sắc trong những tháng cuối năm.
– Trong tuần qua, giá lúa ở thị trường tỉnh Trà Vinh đã giảm xuống mức bình quân từ 500 – 800 đồng/kg, tùy theo chất lượng và giống lúa.
- THẾ GIỚI
– Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến tích cực với đa phần thị trường tăng, Hàn Quốc và Nhật Bản tăng nổi bật khu vực
– Tại Châu Âu, các thị trường lớn đang giao dịch tăng nhẹ sau phiên giảm đêm qua
– Phố Wall ảm đạm bất chấp báo cáo lạm phát ‘nóng’ hơn dự báo
– Country Garden được gia hạn thanh toán 1,4 tỷ USD trái phiếu
– Các cuộc đình công khiến kinh tế Anh sụt giảm mạnh hơn dự báo
– Masayoshi Son nín thở chờ biết tương lai, khoản đặt cược Arm Holdings 32 tỷ USD có thể biến thành 54,5 tỷ USD hay không sẽ được hé lộ trong vài giờ tới
– Trung Quốc bác tin cấm nhân viên nhà nước dùng iPhone
– Bắc Kinh phản đối cuộc điều tra xe điện Trung Quốc của EU
– Lạm phát 124% ở Argentina
– ECB cân nhắc tăng lãi suất lên mức cao kỷ lục
- VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA
– Giá bitcoin hôm nay 14/9: Vững đà phục hồi bất chấp việc FTX được phép ‘xả’ 3,4 tỷ USD tiền mã hóa
50) SEC tiếp tục khởi kiện thêm dự án NFT Stoner Cats
– Giá dầu đã tăng lên mức cao nhất trong 10 tháng vào ngày 13/9 với Brent 93,03 USD (1,25%) và WTI 89,67 USD (+1,32%), sau khi dự báo bất ngờ về lượng dầu tồn kho của Mỹ không thể xóa đi nỗi lo về nguồn cung vào cuối năm.
– Sáu quốc gia sẽ tham gia BRICS là Ả Rập Saudi, UAE, Argentina, Iran, Ai Cập và Ethiopia. Năm quốc gia, ngoại trừ Argentina, là những quốc gia sản xuất dầu kiểm soát 42% nguồn cung dầu toàn cầu . Do đó, việc mở rộng BRICS đã gây bất bình ở Mỹ và Liên minh châu Âu, vì liên minh này được coi là mối đe dọa đối với các thị trường tài chính do phương Tây thống trị
– Những tháng gần đây, Trung Quốc đã ký nhiều thỏa thuận cung cấp LNG dài hạn, kể cả với các nhà xuất khẩu hàng đầu là Mỹ và Qatar. Tìm cách dự trữ khí tự nhiên hóa lỏng cho mùa đông này bằng cách quay trở lại thị trường giao ngay. Điều đó có nguy cơ làm giảm nguồn cung cho các nhà nhập khẩu khác.
– Sự cạnh tranh gay gắt từ Trung Quốc và các khách hàng châu Á khác có thể khiến châu Âu rơi vào tình thế thậm chí còn dễ bị tổn thương hơn về nguồn cung cho mùa đông 2023 – 2024 do đẩy giá lên cao hơn và thu hút nhiều lô hàng LNG đến châu Á hơn mức mà EU mong muốn.
– ADNOC, công ty khai thác gần như toàn bộ dầu thô của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), muốn mở rộng hoạt động kinh doanh thương mại và cạnh tranh nguồn cung sang châu Âu và châu Phi, tận dụng lệnh cấm nhập khẩu của EU đối với dầu thô và nhiên liệu của Nga.
– Nga nhận định: Đồng rúp giảm giá không có gì đáng lo ngại
– Chiều 14/9, giá vàng châu Á vẫn giao dịch gần mức thấp nhất ba tuần qua ghi nhận trong phiên trước đó, khi số liệu lạm phát tháng Tám của Mỹ làm gia tăng những đồn đoán rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ dừng tăng lãi suất vào tuần tới.
– Tỷ giá USD ngày 14/9 tăng vọt lên mốc 24.400 đồng
– Tranh chấp giữa Chevron và công nhân tại hai cơ sở LNG ở Australia đang được xét xử và có thể có giải pháp vào ngày 22/9.
– Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên tăng phiên thứ 3 liên tiếp, được thúc đẩy bởi kỳ vọng nhu cầu dự trữ trước kỳ nghỉ lễ từ các nhà sản xuất thép tại nước tiêu thụ hàng đầu – Trung Quốc, song đà tăng bị hạn chế bởi thị trường thép suy yếu.
– Giá ca cao cao nhất 46 năm. Giá đường diễn biến trái chiều
Vàng SJC 68,5 tr/lượng
USD 24,385 đồng
Bảng Anh 30,726 đồng
EUR 26,752 đồng