CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

16/08: Đọc gì trước giờ giao dịch

Đóng phiên hôm qua, ngày 15/08, VN-Index giảm 2.79 điểm, chốt ở mốc 1,234.05 điểm, tương ứng với mức giảm là 0.23%.

Ảnh:Trading View

Các dữ liệu thị trường đáng chú ý:

2/ Giao dịch khối ngoại :

  • Khối ngoại phiên 15/08 bán ròng tổng lượng là  563.293 tỷ đồng

Top NN mua ròng

Top NN bán ròng

3/ Giao dịch khối tự doanh

  • Khối tự doanh, phiên 15/08 bán ròng với tổng giá trị là 461.73 tỷ đồng

Top tự doanh mua ròng nhiều nhất

Top tự doanh bán ròng nhiều nhất

4/ Các nhóm ngành đang hút dòng tiền mạnh:

  • Biểu đồ diễn biến ngành

  • Biểu đồ diễn biến dòng tiền

  • Dòng tiền đang tập trung mạnh ở nhóm ngành: Bất động sản, Công nghệ, Tài nguyên,…

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 15/08

  • DOANH NGHIỆP
– PVT: Giá cước tàu tăng cao giúp biên lợi nhuận cao nhất lịch sử
– IDICO công bố mở rộng khoảng 2.000 ha quỹ đất công nghiệp, có hai dự án ở miền Nam
– FPT lãi ròng gần 500 tỷ trong tháng 7, đơn hàng ký mới ở nước ngoài đem về gần 17.000 tỷ từ đầu năm
– DPM cho rằng lợi nhuận trong quý 2/2023 đã tạo đáy. Nhiều khả năng KQKD trong quý 3 và quý 4 sẽ cải thiện rõ rệt.
– Giá trị thương hiệu VPBank đạt gần 1,3 tỷ USD, tăng gần 45% so với năm trước
– VIC: 8 giờ tối nay 15-8, cổ phiếu VinFast sẽ chính thức ‘rung chuông’ trên sàn Nasdaq
– BMP: Nhựa Bình Minh thăng hoa trong tay người Thái
– VIC: Cổ phiếu và Chứng quyền của VinFast Auto Ltd giao dịch trên Nasdaq từ 15/8
– HND: Cổ phiếu có sức “ì” lớn trong sóng tăng của nhóm Nhiệt điện
– MWG: Ngoài Bách Hoá Xanh, An Khang và AVAKids cũng dự kiến đạt điểm hoà vốn cuối năm nay
– NVL: 140.000 tỷ đồng hàng tồn kho có đáng lo đối với Novaland ?
– ORS: 2.400 tỷ đồng tiền gửi của TPBank ở TPS
– HTN: Hưng Thịnh Incons có tổng giám đốc mới
– Angimex (AGM) chậm thanh toán lãi trái phiếu, đang lập nhóm để thanh lý tài sản đảm bảo
  •  MUA BÁN/ PHÁT HÀNH
– MSB: Con trai thành viên HĐQT muốn thoái sạch 2 triệu cổ phiếu, dự kiến thu về 29 tỷ đồng
– VFS: Chứng khoán Nhất Việt lãi đậm quý 2, tổng giám đốc đăng ký mua thêm 7 triệu cổ phiếu
– TVS: Phó Chủ tịch một công ty chứng khoán muốn mua gần 4% công ty, dự chi 140 tỷ đồng
– Nông nghiệp BAF muốn huy động tối đa 500 tỷ đồng từ ba ngân hàng quốc tế
– M10: May 10 phát hành hơn 1,5 triệu cổ phiếu ESOP, giá 13.600 đồng/CP
– Đèo Cả (HHV) sắp chào bán hơn 82,3 triệu cổ phiếu
  •  CỔ TỨC
– DPM: Cổ đông Đạm Phú Mỹ sắp bỏ túi gần 1.200 tỷ đồng tiền cổ tức
– NTC: Hoàn thành 55% kế hoạch lợi nhuận sau nửa năm, một doanh nghiệp bất động sản sắp chi cổ tức tỷ lệ 20% bằng tiền
– Lợi nhuận tăng 222%, một doanh nghiệp hàng không sắp chia cổ tức tỷ lệ 25%
– Lãi lớn, Dầu khí Idico (ICN) cho cổ đông nhận 4 lần cổ tức từ đầu năm, tổng tỷ lệ 165%
  • CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
– Thông tin nổi bật nhất lúc này là việc Ngân hàng Nhà Nước vừa thông báo tăng mạnh tỷ giá trung tâm đồng thời tăng giá bán USD tại Sở giao dịch thêm 35 đồng, lên vượt 25.025 đồng/USD. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử giá bán USD vượt mốc 25.000 đồng.
– Cổ phiếu VIC giảm 3,5%, TCH bị chốt lời vùng kháng cự VN-Index mất mốc 1.235 điểm
– MWG của Thế giới Di động bất ngờ bị bán về mức giá đỏ trong phiên ATC dù có thời điểm tăng gần 3% trong phiên sáng. Như vậy, mã vẫn chưa thể bứt khỏi vùng tích lũy 52.000 – 54.000 đồng suốt 3 tuần qua.
– Hôm nay, các cổ phiếu penny giao dịch hứng khởi với ITA, CEO tăng trần, HQC tăng 3,3%; HPX hụt giá trần và chỉ còn tăng 1,6%. Bộ 3 cổ phiếu APEC Group có API tăng trần trong khi APS – IDJ tăng quanh biên độ 8%.
– Thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến phiên giao dịch khá ảm đạm về cả điểm số lẫn thanh khoản. Nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn suy yếu, trong đó có VIC khiến VN-Index thiếu đi động lực tăng điểm.
– Đóng cửa, VN-Index giảm 2,79 điểm (-0,23%) xuống 1.234,05 điểm. Thanh khoản trên HoSE sụt giảm gần 20% so với phiên liền trước, giá trị khớp lệnh còn 17.708 tỷ đồng.
– Trên HOSE, khối ngoại bán ròng với giá trị khoảng 540 tỷ đồng, CTG được mua ròng mạnh nhất với giá trị 78 tỷ đồng; HSG xếp thứ 2 danh sách mua ròng mạnh với 60 tỷ đồng
– Chiều ngược lại, cổ phiếu VPB bị bán mạnh nhất với giá trị trên 132 tỷ đồng, VIC cũng nằm trong danh sách bán ròng mạnh khoảng 108 tỷ đồng.
– Phiên 15/8: Tự doanh CTCK bán ròng gần 400 tỷ đồng, tập trung “xả” cổ phiếu Novaland
– Các CTCK tập trung bán ròng tại NVL với giá trị đột biến gần 181 tỷ đồng.
  • CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH
– 6 năm hoạt động, TTCK phái sinh tăng bình quân 27,46%/năm
– Trong 7 tháng đầu năm, Việt Nam vay nợ nước ngoài trên 530 triệu USD
– NHNN ra văn bản yêu cầu các ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất cho vay từ 1,5-2%, kể cả khoản vay cũ
– Nam Phương Energy nợ 1.650 tỷ đồng trái phiếu, xuất hiện bóng dáng Bitexco
– Chi tiết room tín dụng mới nhất của 11 ngân hàng lớn năm 2023
  •  VIỆT NAM
– Hộ chiếu Logistics Thế giới – thêm nhiều cơ hội cho doanh nghiệp VN
– Lượng xuất khẩu cao su trong tháng 7 đạt mức cao nhất kể từ đầu năm đến nay. Cục Xuất nhập khẩu nhận định nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc đang dần hồi phục được kỳ vọng sẽ là yếu tố hỗ trợ cho xuất khẩu cao su trong các tháng tới.
–  Nhà ở xã hội Bình Dương “thổi giá“ cao gần gấp đôi Hà Nội
– So với tháng 6/2022, nhập khẩu của Trung Quốc từ Việt Nam tăng trưởng khả quan nhất, trong khi đó thị trường Thái Lan giảm mạnh hơn cả.
– Bộ KH-ĐT đề nghị ACV làm rõ kiến nghị tại gói thầu 35.000 tỷ đồng thuộc sân bay Long Thành
– Nếu gỡ thẻ vàng IUU nhưng không bền vững thì sẽ bị áp dụng thẻ vàng khác
  •  THẾ GIỚI
– Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến trái chiều, Hang Seng giảm 1,26%, mạnh nhất khu vực
– Tại Châu Âu, Ý là thị trường tăng duy nhất, các thị trường lớn còn lại giảm trên 1%
– Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch đầu tuần với hai chỉ số S&P 500 và Nasdaq bứt phá so với Dow Jones nhờ vào diễn biến tích cực từ nhóm cổ phiếu công nghệ và chip bán dẫn.
– Nổi bật nhất, giá cổ phiếu của “ông lớn” sản xuất chip bán dẫn Nvidia tăng 7,1% sau khi giảm 8,5% trong cả tuần trước. Thị giá cổ phiếu của tập đoàn này phục hồi sau khi Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley khẳng định Nvidia là doanh nghiệp được hưởng lợi lớn nhất từ xu hướng dịch chuyển sang công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), coi đây là mã cổ phiếu hấp dẫn hàng đầu trên thị trường
– GDP Nhật Bản tăng trưởng vượt kỳ vọng, đạt 6% nhờ tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ, giúp nước vượt xa kỳ vọng của thị trường.
– Trung Quốc sắp vượt Nhật Bản để trở thành nhà xuất khẩu ô tô số 1 thế giới
– Trung Quốc chối bỏ kinh tế giảm phát
– Các công ty Nhật Bản đang ngày càng trông chờ vào người lao động lớn tuổi để bù đắp thiếu hụt nhân lực và nâng cao tính cạnh tranh. Năm ngoái, gần 40% các doanh nghiệp – gấp đôi tỷ lệ so với một thập kỷ trước – đã cho phép nhân viên làm việc đến 70 tuổi và hơn thế nữa. Trong các ngành xây dựng và bán lẻ, người lao động từ 65 tuổi trở lên chiếm hơn 10% tổng số lao động.
– Foxconn – ‘Ông trùm’ công nghệ lên kế hoạch đầu tư hàng tỷ USD vào Ấn Độ
– Trung Quốc đã bất ngờ cắt giảm lãi suất cơ bản nhiều nhất kể từ năm 2020, từ 2,65% xuống 2,5%. Đây là một dấu hiệu cho thấy các nhà hoạch định chính sách của Bắc Kinh sẵn sàng làm nhiều hơn để hỗ trợ nền kinh tế đang gặp khó.
– Các khoản vay mới trong lĩnh vực ngân hàng Trung Quốc đã giảm trong tháng 7 và các thước đo tín dụng quan trọng khác cũng suy yếu, ngay cả sau khi các nhà hoạch định chính sách cắt giảm lãi suất và hứa sẽ tung ra nhiều hỗ trợ hơn cho nền kinh tế đang chững lại.
  •  VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA
–  Không phải Hoa Kỳ, Châu Âu mới là khu vực đầu tiên ra mắt Bitcoin ETF
–  Singapore công bố bộ quy định phát hành stablecoin
–  Ứng cử viên tổng thống Argentina bị kiện vì lừa đảo tiền điện tử
–  Trung Quốc tăng cường kiểm soát ngành công nghiệp tiền mã hóa
–  Thỏa thuận LNG mang tính bước ngoặt của Đức
–  Financial Ti: Nga kiếm bộn tiền nhờ lỗ hổng từ lệnh trần giá dầu của phương Tây do mức trần 60 USD/thùng dầu mà phương Tây đưa ra không bao gồm phí vận chuyển, các nhà sản xuất Nga đã tận dụng lỗ hổng này để tăng doanh thu.
–  Ở một diễn biến khác, người phát ngôn của tập đoàn dầu lửa Shell cho biết hoạt động xuất khẩu dầu Forcados của Nigeria được tái khởi động vào ngày 13/8 sau khoảng một tháng trì hoãn trước rủi ro rò rỉ tại cảng. Giai đoạn này góp phần đưa Nigeria trở thành nước có sản lượng sụt giảm mạnh thứ ba của OPEC trong tháng 7, theo thống kê của Reuters.
– Nga bất ngờ nâng lãi suất thêm 350 điểm cơ bản lên 12% sau khi đồng Rúp lao dốc
– Argentina ngày 14/8 phá giá đồng nội tệ gần 18% và tăng lãi suất thêm 21 điểm phần trăm lên 118%, sau khi cuộc bầu cử sơ bộ ở nước này mang lại một kết quả gây sốc
–  Theo lệ thường, áp lực tỷ giá USD/VNĐ thường dồn về cuối năm do các nhu cầu tăng mạnh. Vậy liệu tỷ giá sẽ tiếp đà tăng nóng trong các tháng tới sẽ như thế nào khi giá USD đã áp sát mốc 24.000 đồng?
–  Vàng thấp nhất trong hơn một tháng
–  SPDR Gold Trust GLD, quỹ giao dịch trao đổi được hỗ trợ bằng vàng lớn nhất thế giới, cho biết lượng nắm giữ của họ đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1 năm 2020.
–  2 loại dầu vào chiều nay tiếp đà giảm của phiên hôm qua với WTI giảm 1% về 81,68 USD. Brent giảm 0,74% về 85,57 USD
– Reuters dẫn số liệu của Cục Thống kê Trung Quốc cho thấy sản lượng đường thô nước này trong tháng 7 giảm nhẹ 0,34% so với tháng 6 do chính sách hạn chế sản lượng của “thủ phủ” thép Đường Sơn và tỉnh Tứ Xuyên.
– Giá quặng sắt kỳ hạn tương lai trên Sàn giao dịch Đại Liên (Trung Quốc) giảm vào thứ Hai, quặng sắt trên Singapore cũng giảm theo, nhưng vẫn duy trì trên mức hỗ trợ 100 USD/tấn, do dự đoán về việc cắt giảm sản lượng thép ở Trung Quốc và sự yếu kém trong phân khúc bất động sản của quốc gia này.
– Giá đồng giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tuần do triển vọng nhu cầu xấu đi ở nước tiêu thụ hàng đầu thế giới – Trung Quốc.
– Cà phê Arabica giảm hơn 3% xuống thấp nhất gần 7 tháng
Vàng SJC 67,6 tr/lượng
USD 24,140 đồng
Bảng Anh 30,932 đồng
EUR 26,949 đồng
Nhận định thị trường 16/08 : Cổ phiếu đầu cơ lên ngôi, VN-Index tiếp diễn sideway

 

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button