CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

17/07: Đọc gì trước giờ giao dịch

Đóng phiên tuần vừa rồi, ngày 14/07, VN-Index tăng 2.98 điểm, chốt ở mốc 1,168.40 điểm, tương ứng với mức tăng là 0.26%. 

Ảnh:Trading View

Các dữ liệu thị trường đáng chú ý:

2/ Giao dịch khối ngoại :

  • Khối ngoại phiên 14/07 bán ròng tổng lượng là 286.792 tỷ đồng

Top NN mua ròng

Top NN bán ròng

3/ Giao dịch khối tự doanh

  • Khối tự doanh, phiên 14/07 mua ròng với tổng giá trị là 40.08 tỷ đồng

Top tự doanh mua ròng nhiều nhất

Top tự doanh bán ròng nhiều nhất

4/ Các nhóm ngành đang hút dòng tiền mạnh:

  • Biểu đồ diễn biến ngành

  • Biểu đồ diễn biến dòng tiền

  • Dòng tiền đang tập trung mạnh ở nhóm ngành:  Dịch vụ bán lẻ, Hàng hoá và dịch vụ công nghiệp, Viễn thông,…

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN CUỐI TUẦN VỪA QUA

  •  DOANH NGHIỆP
– PVD: Hoạt động kinh doanh của PV Drilling được nhận định sẽ tăng trưởng tích cực khi thị trường khoan khu vực Đông Nam Á lẫn trong nước đang ngày càng sôi động và giá thuê giàn khoan đang ở mức cao kỷ lục nhiều năm trở lại đây.
– MWG: Chuỗi Bách Hoá Xanh của Thế giới Di Động khó có thể hoà vốn trong năm nay
– Hai chất xúc tác cho POW là doanh thu sơ bộ trong quý 2/2023 đạt mức cao nhất trong vòng 4 năm qua và Nhà máy Vũng Áng sắp vận hành trở lại.
– POM: Pomina ‘quay xe’ kế hoạch thua lỗ 150 tỷ nhưng cổ phiếu vẫn tăng trần phiên cuối tuần
– Nước Thủ Dầu Một (TDM) lãi 183 tỷ sau nửa năm, cổ phiếu neo vùng đỉnh
– QTP: Lãi lũy kế 6 tháng sụt giảm 34,3% so với cùng kỳ năm 2022
– HNX chấp thuận hơn 178 triệu cổ phiếu AMD và GAB giao dịch trên UPCoM
– TDM: “Đại gia” ngành nước báo lãi 6 tháng đầu năm gấp đôi cùng kỳ nhờ khoản cổ tức về sớm
– STB: Các khoản vay nghìn tỷ có vấn đề của ái nữ Vạn Thịnh Phát, Đồng Tâm ở Sacombank
– TNG: Bị phạt gần 370 triệu đồng do xả thải môi trường nghiêm trọng
– Tập đoàn BGI báo lãi quý 2 đạt kỷ lục, cổ phiếu VC7 tăng 220% sau hơn 2 tháng
– Hai doanh nghiệp “họ” Idico đầu tiên báo lãi quý II/2023
  • MUA BÁN/ PHÁT HÀNH
– ANV: Con trai Tổng giám đốc Navico đăng ký bán 4 triệu cổ phiếu
– Trong vòng một tháng qua, NovaGroup đã bị công ty chứng khoán bán giải chấp tổng cộng hơn 3,2 triệu cổ phiếu NVL.
– FPT: Phó Chủ tịch FPT muốn bán bớt 4 triệu cổ phiếu, dự thu hơn 300 tỷ đồng. Cổ phiếu FPT đã tăng 18% từ cuối tháng 4 đến nay qua đó leo lên mức cao nhất trong vòng 13 tháng.
– PVD: Dragon Capital bán ra 1,1 triệu cổ phiếu PV Drilling
– 7 nhà đầu tư đăng ký mua 67 triệu cổ phiếu PDR, Phát Đạt có nguồn tiền tất toán hàng trăm tỷ đồng trái phiếu?
  • CỔ TỨC
– BLT: Lãi chưa đến 10 tỷ nhưng đều đặn chia cổ tức tiền mặt, có năm lên đến hơn 100%
– VPG: “Trùm” than cốc Việt Phát phát hành hơn 4 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2022
– Cuối tháng 7, đầu tháng 8/2023, thêm 8 doanh nghiệp sẽ chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức tiền mặt các đợt năm 2022 – 2023. Đáng chú ý có GEE, VNS, VDN, MA1, DFC.
– Lịch chốt quyền cổ tức, phát hành thêm tuần 17/7-21/7: Cổ tức tiền mặt cao nhất 45%, một doanh nghiệp sắp chi hơn 3.200 tỷ đồng trả cổ tức
  • CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
– Thị trường chứng khoán có tuần giao dịch 10-14/7 tương đối tích cực, chỉ số VN-Index tăng điểm toàn bộ 5 phiên giao dịch. Tổng cộng, chỉ số chính tăng hơn 30 điểm để đóng cửa sát ngưỡng 1.170 điểm – tăng 2,57% so với tuần trước và cao nhất gần 10 tháng. Lực cầu tích cực đến từ nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn dẫn dắt thị trường, tâm điểm là nhóm cổ phiếu chứng khoán và bán lẻ.
– Thanh khoản cải thiện mạnh với thanh khoản khớp lệnh bình quân vượt 16.500 tỷ đồng, tăng 18% so với tuần trước
– Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: 3.200 tỷ đồng PGB giao dịch thỏa thuận, khối ngoại tiếp tục bàn ròng hàng trăm tỷ đồng STB. MBB có đà tăng tích cực trong tuần qua (+4,9%). Tính từ đầu tháng 6 tới nay, cổ phiếu này đã tăng gần 17%.
– 100. Trên sàn HOSE, top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất có mức tăng khá tốt, cao nhất là 27% và thấp nhất là 12%.
– 101. NĐT cá nhân tiếp tục mua ròng gần 490 tỷ đồng tuần VN-Index vượt mốc 1.165 điểm, tập trung gom STB, VPB, VRE
– 102. Tuần 10 – 14/7: Khối ngoại tiếp tục bán ròng gần 1.000 tỷ đồng, tâm điểm STB, VRE, DGC
– Ngược lại, dòng tiền ngoại ghi nhận giá trị giao dịch mua ròng mạnh nhất tại cổ phiếu chứng khoán SSI với giá trị trên 280 tỷ đồng. Ngoài ra, nhà đầu tư ngoại tuần này gom ròng các cổ phiếu khác như HPG với 273 tỷ, KBC với 61 tỷ.
  • CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH
– Soi sức khỏe gã khổng lồ hậu thuẫn tài chính cho liên danh Hoa Lư tham gia dự án sân bay Long Thành
– Loạt cổ phiếu ‘họ’ FLC bị đình chỉ giao dịch ngay sau khi đăng ký trên UPCoM
– Chứng khoán nổi bật trong tuần: Cập nhật KQKD quý 2, diễn biến giá cổ phiếu nóng, câu chuyện cổ tức cao
– Điểm tin ngân hàng tuần qua: NHNN nới room tín dụng, nhà băng rộn ràng chổt quyền cổ tức
– Chủ tịch ngân hàng không cổ phiếu: Trước đây, người ngồi ghế “nóng” ngân hàng thường sở hữu lượng lớn cổ phiếu, nhưng tại không ít nhà băng hiện nay, “ông chủ” không xuất hiện ở cương vị cao nhất.
– Hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ hoạt động thế nào?
  • VIỆT NAM
–  Đồng Nai: Một huyện vừa khởi công KCN hơn 6.000 tỷ đồng lại được chấp thuận đầu tư thêm KCN 1.800 tỷ đồng
– Khởi công 2 tuyến đường hơn 2.600 tỷ đồng kết nối sân bay Long Thành
– Petrovietnam “kêu” khó: EVN nợ gần 23.000 tỷ đồng gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất và cân đối dòng tiền
– Kinh tế ảm đạm, doanh số bán ô tô nửa đầu năm sụt giảm 1/3, sang tháng 6 mới có tín hiệu tích cực
– Tổng vốn đầu tư cho phát triển điện lực giai đoạn 2021 – 2030 dự kiến lên tới 113,3 – 134,7 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư cho nguồn điện khoảng 98,6 – 119,8 tỷ USD.
– Triển khai Quy hoạch điện VIII cơ cấu nhập khẩu 5.000MW điện từ Lào
– Phí chuyển container Bắc – Nam đắt gấp đôi đi Mỹ
– Dư cung đường trong niên vụ 2022 – 2023 có thể được thu hẹp
– Huy động hơn 500 mũi thi công toàn dự án cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2
  • THẾ GIỚI
– Tuần 17-21/7: Các Bộ trưởng tài chính G20 gặp nhau, dữ liệu kinh tế quan trọng từ Trung Quốc đến Anh được công bố và các công ty ồ ạt ra BCTC quý 2 là tâm điểm của toàn cầu
– Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến tích cực với đa phần thị trường tăng. Nổi bật khu vực là đà hồi phục của Hang Seng với mức tăng 5,7%, theo sau đó KOSPI của Hàn Quốc cũng tăng rất nét với 4%
– Chứng khoán Hồng Kông đã có tuần tốt nhất trong sáu tháng khi các nhà đầu tư đặt cược vào việc có thêm nhiều biện pháp kích thích mạnh mẽ hơn, sau khi Trung Quốc báo hiệu lo ngại về nền kinh tế đang chững lại của quốc gia.
– Tại Châu Âu, các thị trường lớn có tuần giao dịch tích cực với hầu hết các chỉ số tăng từ 2,5% đến 3,8%
– Chứng khoán Mỹ bắt đầu có sự phân hóa trong phiên giao dịch cuối tuần bất chấp kết quả kinh doanh tích cực từ một số ngân hàng lớn trong hệ thống.
– Chốt tuần, chỉ số Dow Jones tăng 2,3%, chỉ số Nasdaq tăng 3,3%, tuần tăng điểm mạnh nhất của hai chỉ số này kể từ tháng 3. S&P 500 cũng không nằm ngoài xu hướng với mức tăng 2,4% trong tuần vừa qua.
– Thế giới đang thay đổi chóng mặt: Lần đầu tiên sau 15 năm, Trung Quốc không còn là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ
– Chính phủ Đức, ngày 13/7, công bố chiến lược mới về Trung Quốc, nêu rõ các biện pháp ứng phó Bắc Kinh trong thời gian tới, như kiểm soát đầu tư trong lĩnh vực công nghệ hiện đại với ứng dụng quân sự.
– “Mục tiêu của chúng tôi không phải là tách rời, mà muốn giảm bớt những sự phụ thuộc quan trọng trong tương lai”, trên trang Twitter cá nhân, Thủ tướng Đức Olaf Scholz khẳng định.
– Kinh tế Hàn Quốc suy giảm tháng thứ 6 liên tiếp
– Ở thời điểm hiện tại, thị trường đánh giá có 95% khả năng Fed sẽ tăng lãi suất cơ bản thêm 25 điểm cơ bản trong tháng 7 này và sẽ không còn bất kỳ đợt tăng lãi suất nào trong những tháng còn lại của năm.
– Nhiều gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc được ưu ái trở lại khi Thủ tướng Li Qiang vừa phê duyệt các dự án của 10 gã khổng lồ công nghệ hàng đầu, bao gồm Alibaba, Tencent và Meituan.
– Châu Âu kêu gọi sản xuất vật liệu chip thay thế sau khi Trung Quốc hạn chế xuất khẩu
– Hạ viện Mỹ thông qua ngân sách quốc phòng 886 tỷ USD, mức cao nhất trong lịch sử
– Anh chính thức ký nghị định thư tham gia CPTPP
– Nga tung “quân cờ lương thực” gây khó Ukraine và phương Tây
– Ukraine sẽ thiệt hại tới 500 triệu USD/tháng nếu thỏa thuận ngũ cốc đổ vỡ
– Japan Airlines, Thai Airways hay American Airlines là những cái tên tiêu biểu trên thế giới vực dậy mạnh mẽ sau khi yêu cầu bảo hộ phá sản.
– Ngân hàng trung ương Trung Quốc sẽ sử dụng các công cụ chính sách để vượt qua những thách thức mà nền kinh tế lớn thứ hai thế giới phải đối mặt, một quan chức ngân hàng trung ương cho biết hôm thứ Sáu.
  • VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA
– Coinbase tạm dừng dịch vụ staking ở bốn tiểu bang của Hoa Kỳ do thủ tục pháp lý
– Indonesia sẽ ra mắt sàn giao dịch tiền điện tử trong tháng này
– Khối lượng giao dịch hàng ngày của XRP tăng gấp 18 lần sau phán quyết của tòa án
– XRP vượt BNB để trở thành tiền điện tử lớn thứ 4 trên thị trường. Vốn hóa thị trường tăng hơn 60% lên 41,44 tỷ USD trong 48h giờ qua.
– Theo báo cáo của Wall Street Journal, Binance, một trong những sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới, đã sa thải hơn 1.000 nhân viên trong những tuần gần đây. Việc cắt giảm việc làm diễn ra trong bối cảnh ngành công nghiệp tiền điện tử bị giám sát chặt chẽ hơn theo quy định và Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) đã kiện Binance và Giám đốc điều hành Changpeng Zhao.
– Binance bị nói sa thải 1.000 nhân viên, CZ phủ nhận
– BlackRock muốn làm cho các khoản đầu tư tiền điện tử dễ tiếp cận hơn
– Tính tới sáng ngày 15/07, Bitcoin gần như đi ngang trong tuần qua và dao động ngưỡng 30,300 USD. Trong phiên 14/7, Bitcoin chạm 31.800 USD. Trong khi đó, Ethereum – đồng tiền ảo lớn thứ hai – tăng 3% lên 1,930 USD.
– Các đồng tiền ảo khác trong top 10 diễn biến tích cực, với đồng BNB của Binance tăng gần 5%, Cardano vọt 15%, Solana tiến 26% và Polygon tăng 18%.
– Đáng chú ý nhất là sự bứt phá của đồng XRP của Ripple với mức tăng hơn 50% trong tuần qua.
– Ả Rập Saudi sắp nhường vị trí đứng đầu cho Nga trong xếp hạng các nhà sản xuất dầu lớn nhất khối OPEC+. Đây là điều xảy ra khi việc cắt giảm sản lượng bắt đầu có hiệu lực, làm thắt chặt thị trường dầu mỏ giữa lúc giá dầu dường như đang tăng cao hơn.
– Quốc gia vùng Vịnh này – vốn đóng vai trò dẫn đầu trong Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) – trong những tháng gần đây đã cắt giảm sản lượng dầu mỏ, hy sinh thị phần trong nhóm các nhà sản xuất dầu nhằm nỗ lực cứu vớt giá dầu thấp đang làm giảm doanh thu của họ.
– Thị trường dầu đã thấy dấu hiệu cho thấy những nỗ lực hỗ trợ giá của Saudi Arabia (tăng giá và cắt giảm thêm sản lượng) đang phát huy tác dụng.
– Giá xăng dầu thế giới bất ngờ quay đầu giảm ở phiên giao dịch cuối tuần do đồng USD mạnh lên và hoạt động chốt lời của các nhà giao dịch. Tuy nhiên, giá dầu thế giới vẫn ghi nhận tuần đi lên thứ ba liên tiếp.
– Chỉ số đồng USD – thước đo giá trị đồng bạc xanh của Mỹ so với 6 đồng ngoại tệ khác – đã có lúc giảm còn 99,054 – mức thấp nhất trong 15 tháng qua. Theo đó, trong 1 tuần, chỉ số đồng USD đã giảm 2,4% – mức giảm theo tuần mạnh nhất trong 8 tháng qua.
– Giá vàng giảm trong ngày thứ Sáu nhưng tính chung cả tuần tăng mạnh nhất kể từ tháng 4, sau khi các dấu hiệu lạm phát của Mỹ chậm lại làm gia tăng kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ tạm dừng tăng lãi suất sau tháng này.
– Vàng tuần qua tăng 1,62% lên 1.955 USD
– Đồng Nhân dân tệ giảm – Lưu ý khi “mía không ngọt cả 2 đầu”. Khả năng Nhân dân tệ tiếp tục mất giá là có thể xảy ra, vì vậy, Việt Nam cần thận trọng trong bối cảnh mối tương quan giữa hai đồng tiền ở mức thấp, sẽ không tốt cho xuất khẩu nói chung.
– Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan, cho biết hôm thứ Sáu (14/7) rằng Nga đã đồng ý gia hạn thỏa thuận ngũ cốc ở Biển Đen. Tuy nhiên, Điện Kremlin chưa đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về vấn đề này.
– Quặng sắt cao nhất 4 tháng
– ‘Cơ hội cho LNG của Mỹ đang đóng lại’

 

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button