CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
19/03: Đọc gì trước giờ giao dịch
Đóng phiên hôm qua, ngày 18/03, VN-Index giảm 20.22 điểm, chốt ở mốc 1,243.56 điểm, tương ứng với mức giảm là 1.60%
1/ Các dữ liệu thị trường đáng chú ý:
2/ Giao dịch NĐT nước ngoài
- Kết thúc phiên (18/03) khối ngoại bán ròng 902 tỷ đồng trên tổng 3 sàn.
Top khối ngoại mua ròng
Top khối ngoại bán ròng
3/ Giao dịch khối tự doanh
- Khối tự doanh, phiên 18/03 mua ròng với tổng giá trị là 1329 tỷ đồng
Top tự doanh mua ròng nhiều nhất
Top tự doanh bán ròng nhiều nhất
4/ Các nhóm ngành đang hút dòng tiền mạnh:
- Biểu đồ diễn biến ngành
- Biểu đồ diễn biến dòng tiền
- Dòng tiền đang tập trung mạnh ở nhóm ngành: Phương tiện truyền thông, Hoá chất, Bất động sản,…
TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 18/03
- DOANH NGHIỆP
– HAH: 1/3 đội tàu đang ở Trung Đông, Xếp dỡ Hải An hưởng lợi lớn từ căng thẳng Biển Đỏ
– DGC: Nhu cầu phốt pho vàng đang phục hồi, công suất hoạt động đã đạt tối đa
– HSG: ĐHĐCĐ Hoa Sen: 4 nhóm giải pháp cho mục tiêu lãi 400 – 500 tỷ
– SZC: Nhu cầu vốn tiếp tục cao do GPMB, lợi nhuận dự kiến tăng 4%
– VRE tăng kịch biên độ sau khi thông tin Vingroup thoái vốn khỏi Vincom Retail
– Doanh thu xuất khẩu của Vĩnh Hoàn sang Trung Quốc tiếp tục tăng 91% trong tháng 2
– HPG: Dung Quất 2 giúp giá HRC của Tập đoàn Hoà Phát ở mức cạnh tranh hàng đầu châu Á
– BCG: Bamboo Capital đã “qua đáy” lợi nhuận, dự báo lãi ròng năm nay tăng 51%
– Kinh Bắc (KBC) quyết định đầu tư dự án khu công nghiệp mới, tổng vốn đầu tư gần 9.000 tỷ đồng
– HHV: Đèo Cả sắp khởi công hai hầm đường sắt Khe Nét, Quảng Bình
– VIC: Ông Phạm Nhật Vượng lập công ty phát triển trạm sạc toàn cầu, cam kết đổ 10.000 tỷ trong 2 năm tới
– VIC: Dự định khởi công loạt dự án NOXH, gói 120.000 tỷ đồng được xem xét hạ lãi suất
– Từ VMI, GSM đến V-GREEN: Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã lập 3 công ty riêng để ‘gánh’ bớt khó khăn tài chính cho các thành viên VinGroup
– Tập đoàn PC1 muốn mở rộng quỹ đất khu công nghiệp thêm 1.500-3.000ha
– CAV: CADIVI đầu năm thắng lớn, trúng loạt gói thầu lớn ngành điện hàng trăm tỷ đồng
– ĐHĐCĐ Hoa Sen: Xem xét chuyển giao tập đoàn cho con gái út sau khi ông Lê Phước Vũ rời đi
– VNM: Bị khối ngoại bán ròng ròng rã, ông lớn ngành sữa Vinamilk ‘đánh rơi’ vị trí TOP10 cổ phiếu giá trị nhất thị trường chứng khoán
– Kinh doanh thua lỗ, cổ phiếu HVX của Vicem Hải Vân bị đưa vào diện cảnh cáo
– Kinh doanh tụt dốc, dòng tiền âm nặng, Nhà Khang Điền (KDH) muốn huy động 3.000 tỷ để đảo nợ và rót vốn vào công ty con
– Phân bón và Hoá chất Dầu khí Miền Trung (PCE) đặt mục tiêu lãi ròng 2024 tăng 17%
– Phục Hưng Holdings (PHC) nhận gói thầu trị giá hơn 1.430 tỷ đồng
– KCN Tín Nghĩa (TIP) mất 11% lợi nhuận sau kiểm toán
– Khó khăn còn đeo bám, không có đơn hàng GMC phải bán tài sản và rẽ sang bất động sản
- MUA BÁN/ PHÁT HÀNH
– Điện Tây Bắc (NED): Giá ở vùng đỉnh của năm, Chủ tịch HĐQT đăng ký mua gần 7,3 triệu cổ phiếu
– Viettel và SCIC mua xong 73 triệu cổ phiếu MB với giá bằng 2/3 giá thị trường
– MBB nâng vốn điều lệ lên gần 53.000 tỷ sau chào bán riêng lẻ cho Viettel và SCIC
- CỔ TỨC
– VGR: Cảng Xanh VIP chia cổ tức 70% bằng tiền mặt
– FPT: Dự kiến chia cổ tức 20% bằng tiền mặt, sắp tổ chức ĐHĐCĐ
– Niên độ tài chính 2021-2022, Tập đoàn Hoa Sen (HSG) trả cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông tỷ lệ 3%. Sang niên độ 2022-2023, HSG dự trả cổ tức hậu hĩnh hơn cùng kỳ.
- CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
– Phiên đầu tuần ‘bão táp’, cổ phiếu bất động sản và ‘họ Vin’ tăng nhưng không gánh nổi thị trường
– Chấm dứt chuỗi lình xình quanh đỉnh 15 tháng, chứng khoán Việt Nam quay đầu giảm sốc trong phiên giao dịch đầu tuần. “Sóng thần” bán tháo trên hầu hết các nhóm cổ phiếu, tâm điểm là nhóm vốn hóa lớn khiến VN-Index có thời điểm mất hơn 40 điểm cuối phiên sáng.
– Diễn biến bất thường của chỉ số trong phiên sáng khiến nhiều nhà đầu tư hoảng hốt đi tìm lý do, song tâm lý dần ổn định giúp lực bán chững lại trong phiên chiều. VN-Index có cú “rút chân” ngoạn mục để đóng cửa phiên 18/3 với mức giảm 20,22 điểm (-1,6%) xuống 1.243 điểm.
– Hiệu ứng tích cực từ nhóm bất động sản. VRE, DIG, TCH, DPG, QCG đồng loạt tăng kịch trần
– NĐT bán tháo, thanh khoản khớp lệnh tăng vọt 69%, đạt tới 18.000 tỷ đồng chỉ trong phiên sáng
– Đáng chú ý, giao dịch rất sôi động đã đẩy thanh khoản thị trường tăng đột biến với khối lượng giao dịch vượt ngưỡng 1,7 tỷ cổ phiếu. Tính riêng giá trị khớp lệnh trên sàn HOSE đạt gần 40.300 tỷ đồng (tương đương gần 1,6 tỷ USD), thiết lập phiên khớp lệnh cao nhất của chỉ số trong hơn 2 năm qua, kể từ năm 2021.
– Giao dịch khối ngoại cũng không mấy tích cực khi họ bán ròng gần 1.000 tỷ đồng trên sàn HoSE, tập trung chủ yếu vào quỹ “kim cương” FUEVFVND.
– VHM bị bán ròng hơn 184,5 tỷ đồng, cùng với DGC (143 tỷ đồng). Bên cạnh đó, dòng tiền ngoại cũng rút ròng VPB (130,7 tỷ đồng)
– Tại chiều mua, cổ phiếu VRE của Công ty Cổ phần Vincom Retail dẫn đầu với giá trị gom ròng gần 140,8 tỷ đồng.
– Trên sàn HoSE, tự doanh CTCK ghi nhận mua ròng 1.297 tỷ đồng, trong đó mua ròng 509 tỷ đồng trên kênh khớp lệnh và mua ròng đột biến 788 tỷ đồng tại kênh thoả thuận.
– Cụ thể, nhóm CTCK mua ròng mạnh nhất tại chứng chỉ quỹ FUEVFVND với 842 tỷ, theo sau là HPG và MBB được mua ròng 116 tỷ đồng và 77 tỷ
- CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH
– TCB: Techcombank đề xuất gói vay quy mô 30.000 tỷ cho nhà ở xã hội
– Thống đốc NHNN: Hiện mới có 5 ngân hàng tham gia gói 120.000 tỷ đồng
– Giá vàng vừa hạ nhiệt, Chính phủ có chỉ đạo mới để bình ổn thị trường
– Bộ trưởng Hồ Đức Phớc bị chất vấn vì Kiểm toán Big 4 không phát hiện bất thường tại ngân hàng SCB
– Xét xử “đại án lịch sử” Vạn Thịnh Phát: SCB nói thiệt hại 764.000 tỷ đồng
– Bộ trưởng Bộ Tài chính: Đã thanh tra được 10 công ty bảo hiểm, kế hoạch năm tới tiếp tục thanh tra 7 công ty nữa
- VIỆT NAM
– Việt Nam sắp đón thêm tuyến đường 15.400 tỷ kết nối liên vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
– Nam Định – Một tỉnh miền Bắc khởi công cụm công nghiệp 600 tỷ đồng, thuộc 5 hành lang kinh tế quan trọng
– Giá heo hơi hôm nay ngày 18/3/2024: Cao nhất 61.000 đồng/kg
– Với kim ngạch 1,38 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cà phê đã vượt qua gạo và rau quả để lần đầu tiên vươn lên vị trí số 1 trong các nông sản xuất khẩu
- THẾ GIỚI
– Kể từ đầu năm 2024 đến nay, hiếm khi nào thị trường tài chính toàn cầu được dịp rôm rả như tuần này. Trong 5 ngày tới, ít nhất 13 ngân hàng trung ương lớn sẽ tổ chức họp chính sách. Các quan chức sẽ quyết định chi phí đi vay đối với 6 trong số 10 loại tiền tệ được giao dịch nhiều nhất thế giới.
– Số liệu kinh tế khả quan của Trung Quốc tiếp sức cho chứng khoán châu Á, nhiều thị trường tích cực
– Trung Quốc cho biết sản lượng công nghiệp đã tăng 7% trong hai tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi doanh số bán lẻ tăng 5,5%. Nhưng bất động sản vẫn là một mối lo đối với nước này, khi đầu tư bất động sản giảm 9%.
– Chứng khoán Nhật Bản phục hồi mạnh 2,67% lên 39.740,44 điểm, khi các nhà đầu tư tỏ ra lạc quan về những thay đổi có thể xảy ra đối với chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ).
– Chứng khoán Châu Âu có phiên đầu tuần khởi sắc
– Ông Trump dọa đánh thuế 100% với ô tô Trung Quốc sản xuất tại Mexico
– Nam Ossetia – vùng ly khai của Cộng hòa Gruzia – Không chờ thêm, vùng ly khai nước châu Âu chính thức xin gia nhập Nga: Moscow hồi đáp, Kiev nhận tin xấu
– Ấn Độ đặt mục tiêu trở thành cường quốc chất bán dẫn. Chính phủ Ấn Độ hiện đang có kế hoạch đầu tư 21 tỷ USD cho ngành công nghiệp này.
– Nền kinh tế Đức đang trong cuộc khủng hoảng bất động sản kéo dài 4 năm và có khả năng dẫn đến nhiều thiệt hại hơn nữa, người đứng đầu ngân hàng thương mại Commerzbank cho biết.
– Lạm phát tại Mỹ tăng 0,4% trong tháng 2/2024. Lạm phát tăng trở lại vào tháng 2 khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ phải chờ ít nhất tới mùa hè trước khi bắt đầu hạ lãi suất
- VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA
– Nhà đầu tư tiền ảo Việt Nam lãi hơn 1 tỷ USD năm 2023, cao thứ ba toàn cầu
– Solana vượt BNB để trở thành tiền điện tử lớn thứ 4
– Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm xuống 68.000 USD thì sang phiên hôm nay đã nhích nhẹ và giằng co quanh ngưỡng 68.500 USD/BTC cho đến cuối ngày.
– Iran ký nhiều hợp đồng lớn trị giá 13 tỷ USD nhằm tăng sản lượng dầu
– Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,67 USD (+0,83%), lên 81,73 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,66 USD (+0,77%), lên 86,00 USD/thùng.
– Giá vàng thế giới hôm nay (18/3) biến động nhẹ với mức giảm không đáng kể quanh 2.160 USD. Trong nước, giá vàng nhẫn đang giao dịch quanh mức 68 – 69,38 triệu đồng/lượng. Căn cứ theo chênh lệch giữa giá mua và bán hiện ở mức 1,2 triệu đồng thì người mua vàng nhẫn sau một tuần đã bị lỗ 2 triệu đồng/lượng. Còn vàng miếng SJC đang “nằm im” quanh mức gần 82 triệu đồng/lượng.
– USD trải qua tuần tăng mạnh nhất kể từ giữa tháng 1 sau loạt dữ liệu cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn ổn định dù có một số điểm yếu nhỏ, dẫn tới dự đoán lãi suất cao hiện nay có thể được duy trì trong một thời gian dài hơn dự kiến hoặc số lần cắt giảm lãi suất trong năm nay sẽ ít đi.
– Vàng SJC chiều bán 81,4 tr/lượng
– Giá quặng sắt lao dốc vì lo ngại nhu cầu của Trung Quốc yếu. Nếu so với mức đỉnh hơn 140 USD/tấn thiết lập cuối năm ngoái, giá quặng sắt giảm khoảng 40%.