CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
19/04: Đọc gì trước giờ giao dịch
- Tổng Hợp Cổ Phiếu Tốt Lướt Sóng Phiên 19/04
-
Nhận định thị trường 19/04 : Chờ thanh khoản để phá mốc cản tâm lý 1,080 điểm !
Đóng phiên hôm qua, ngày 18/04, VN-Index tăng 1.21 điểm, chốt ở mốc 1,055.02 điểm, tương ứng với mức tăng là 0.11%
Các dữ liệu thị trường đáng chú ý:
2/ Giao dịch khối ngoại :
- Khối ngoại phiên 18/04 mua ròng tổng lượng là 144.485 tỷ đồng
Top NN mua ròng
Top NN bán ròng
3/ Giao dịch khối tự doanh
- Khối tự doanh, phiên 18/04 mua ròng với tổng giá trị là 98.16 tỷ đồng
Top tự doanh mua ròng nhiều nhất
Top tự doanh bán ròng nhiều nhất
4/ Các nhóm ngành đang hút dòng tiền mạnh:
- Biểu đồ diễn biến ngành
- Biểu đồ diễn biến dòng tiền
Dòng tiền đang tập trung mạnh ở nhóm ngành: Tài nguyên, Y tế, Công nghệ…
TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 18/04
- DOANH NGHIỆP
– PVD: Giai đoạn khó khăn nhất đã qua, tất cả giàn khoan sẽ hoạt động liên tục đến hết năm 2023
– POW: Đi ngang hơn 1 tháng, POW vẫn nằm trong top 30% tích cực nhất HOSE
– PVS: Trúng thầu dự án điện gió ngoài khơi, PVS vẫn lên kế hoạch lãi thận trọng
– VIB: Chuẩn bị tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường 2023
– STB: Sacombank đặt chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế gần 50% trong năm 2023- ĐHĐCĐ VPBank: Ngân hàng đã nhận được đặt cọc 10% từ SMBC, số tiền hơn 3.500 tỷ đồng, có tham gia nhận chuyển nhượng bắt buộc
– Novaland (NVL): Gần 2.500 tỷ đồng “kẹt” ở ngân hàng được giải phóng, nhiều trái chủ đồng ý lùi hạn thanh toán
– NTC: Đem 1.110 tỷ đi gửi ngân hàng, NTC báo biên lãi ròng quý 1/2023 đạt 138%
– KBC: Kinh Bắc “gom” thêm quỹ đất hơn 1.250 ha chỉ trong năm 2022, đã có 24 KCN “làm tổ” cho Canon, Foxconn, LG, Goertek…
– APH: Dự kiến đưa Nhà máy PBAT vào hoạt động năm nay, kỳ vọng lợi nhuận tăng hơn 6 lần
– DPM: Dự kiến lợi nhuận năm 2023 giảm 58%, xem xét cổ phần hoá một số đơn vị trong 5 năm tới
– PHC: Phục Hưng Holdings đặt mục tiêu ký mới 4.000 tỷ đồng hợp đồng xây lắp
– MSR: CEO Masan High-Tech Materials hé lộ kế hoạch sản xuất pin cho xe điện Vinfast, mục tiêu đạt doanh thu 18.200 tỷ đồng năm 2023
– MWG: Vốn hoá “bốc hơi” 2,5 tỷ USD sau một năm, MWG đã bước qua giai đoạn khó khăn nhất?
– VPB: Tỷ lệ an toàn vốn cao nhất hệ thống, VPBank được Moody’s giữ nguyên mức xếp hạng Ba3
– BVB: Không chỉ Lienvietpostbank, một ngân hàng khác cũng muốn đổi tên viết tắt
– LPB: Bất động sản thế chấp tại LienVietPostBank tăng 44%
– “Bóng” Bản Việt ở VietCredit
– PGB: Ngân hàng đầu tiên công bố báo cáo tài chính quý 1/2023, lợi nhuận tăng trên 20%
– MBS báo lãi quý I/2023 giảm gần 40%, nắm giữ hơn 1.600 tỷ đồng trái phiếu
– Chứng khoán Thành Công (TCI) báo lãi quý I giảm gần 80%
– BMS: Thêm công ty chứng khoán báo lãi quý 1/2023 giảm 87%
– Chứng khoán Bản Việt (VCI) chính thức đổi tên thành Chứng khoán Vietcap
– HPG: Dự báo nhu cầu phục hồi dần, biên lãi của Hòa Phát cải thiện từ nửa cuối năm
– PLX: Quyết liệt triển khai kế hoạch kinh doanh tại cụm Đông Bắc
– VHM: Căn cứ vào đâu Vinhomes đưa mục tiêu doanh thu kỷ lục 100 nghìn tỷ cho năm 2023?
– VRE: Sau VHM, Vincom Retail “tham vọng” lập kỷ lục doanh thu và lợi nhuận
– CMF: Mục tiêu lãi năm 2023 tăng 12%, đẩy nhanh tiến độ nhà máy 850 tỷ đồng tại Long An
– MGG: Đức Giang xây dựng thị trường nội địa, sản phẩm xanh thân thiện môi trường
– ANV: Navico chốt ngày diễn ra ĐHĐCĐ 2023. Theo đó, ngày 24/6 ĐHĐCĐ thường niên 2023 của ANV sẽ được tổ chức tại TP Long Xuyên, tỉnh An Giang. Ngày đăng ký cuối cùng là ngày 22/5.
– DAE: Đem tiền tỷ “tất tay” vào cổ phiếu HHS, DAE tạm lỗ 65%
-PGV: Doanh thu sản xuất điện 3 tháng tăng 7%, ước đạt hơn 11.300 tỷ đồng
– NVL: Bảo Lộc kiến nghị chấm dứt chủ trương nghiên cứu, khảo sát, lập ý tưởng siêu dự án 30.000ha do Novaland đề xuất
– NVL: Sau kiểm toán, lợi nhuận giảm hơn 100 tỷ đồng so với báo cáo tự lập
– Hãng kiểm toán PwC lưu ý về 6 giả định hoạt động liên tục của Novaland
– HPX: Chưa tới 1 tháng, Hải Phát chậm trả lãi hai lô trái phiếu với tổng mệnh giá 800 tỷ đồng
– KDH: Nợ trái phiếu, âm nặng dòng tiền, Nhà Khang Điền vẫn bảo đảm khoản vay 2.400 tỷ cho công ty con
– ĐHĐCĐ Viettel Construction: Đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 487 tỷ đồng, mảng xây dựng hiện biên lợi nhuận 5-6%. Cả doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng 10% so với năm ngoái, dự kiến chia cổ tức 20%.
- MUA BÁN/ PHÁT HÀNH
– DGC: Dragon Capital tiếp tục bán ra thêm 200.000 cổ phiếu Hóa chất Đức Giang
– MWG: Quỹ ngoại tỷ USD bất ngờ bán ra 2,4 triệu cổ phiếu Thế giới Di động
– APG: Chứng khoán APG muốn phát hành hơn 77 triệu cổ phiếu để tăng vốn
-MSN: Dự định phát hành 285 triệu cổ phiếu MSN, trị giá trên 7.300 tỷ đồng
- CỔ TỨC
– Tháng 4 – 5/2023, thêm một số doanh nghiệp sẽ chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức tiền mặt các đợt năm 2022 – 2023. Nhiều doanh nghiệp thậm chí trả cổ tức trên 30%.
– SEB: Điện Miền Trung chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền tỷ lệ 20%
– SSG: Lần đầu chia cổ tức sau 12 năm, cổ phiếu “bốc đầu” tăng 135% từ đầu năm
– Thấy gì ở 3 doanh nghiệp sắp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 30 – 40%, ai hưởng lợi nhiều nhất?
– VPB: VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận tỷ USD, chia cổ tức tiền mặt 10%
– Chứng khoán FPT (FTS) chốt ngày trả cổ tức bằng tiền và thưởng cổ phiếu
- CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
– 20 mã ngân hàng giảm giá phiên 18/4, HDB được khối ngoại mua ròng 7 phiên liên tiếp
– Sau phiên sáng ảm đạm, thị trường bước vào phiên chiều có phần tích cực hơn khi dòng tiền được cải thiện, nhưng điều đó cũng chỉ diễn ra ở một số cổ phiếu ở các nhóm công ty chứng khoán, xây dựng, đầu tư công, khu công nghiệp, thủy sản…
– Những động lực chính là các bluechip vẫn phân hóa mạnh và biên độ giá gần như chỉ ở mức thấp. VN-Index theo đó tiếp tục giao dịch giằng co ở ngay dưới vùng tham chiếu và may mắn bật nhẹ lên sắc xanh nhạt ở những phút cuối.
– Toàn sàn HoSE có 226 mã tăng giá, 58 mã đứng giá tham chiếu và 153 mã giảm giá. Thanh khoản khớp lệnh cải thiện lên mức 8.462 tỷ đồng.
– Phiên 18/4, tự doanh CTCK mua rong gần 110 tỷ đồng, tập trung STB với giá trị 20.2 tỷ đồng
– Khối ngoại tiếp đà mua ròng 139 tỷ đồng trên HoSE, gom mạnh HPG
- CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH
– Loạt ngân hàng họp ĐHĐCĐ thường niên và công bố kế hoạch kinh doanh năm 2023
– Cập nhật lợi nhuận CTCK quý 1/2023 ngày 18/4: Hầu hết giảm sâu so với cùng kỳ, duy nhất một cái tên “ngược dòng”
– Theo thống kê của FiinGroup, lợi nhuận sau thuế (LNST) quý I của 10/27 ngân hàng (đại diện 70,6% vốn hóa ngành ngân hàng) ước tăng 13,9% so với cùng kỳ. Mặc dù giảm tốc so với quý IV-2022 (tăng 33,9%), nhưng trong bối cảnh vĩ mô hiện tại thì đây vẫn là mức tăng trưởng đáng khích lệ. So với quý IV-2022, LNST của 10 ngân hàng này tăng 17,8%.
– Nợ nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam chiếm 70% tổng nợ quốc gia trong 6 tháng đầu năm 2022
– Đề xuất Ngân hàng Nhà nước không cấm ngân hàng mua lại trái phiếu doanh nghiệp phát hành để cơ cấu lại nợ
- VIỆT NAM
– Nợ công của Việt Nam có xu hướng giảm
– Giá thành sản xuất cao khiến khả năng cạnh tranh của con tôm Việt Nam bị đe doạ bởi sản phẩm đến từ các quốc gia đối thủ. Trước mắt, loại thủy sản chủ lực này của Việt Nam vẫn có thể duy trì được đà xuất khẩu nhờ vào lợi thế chế biến, nhưng lâu dài sẽ tiềm ẩn nguy cơ lớn, nếu Việt Nam vẫn không có giải pháp “hạ nhiệt” chi phí sản xuất.
– Thị trường Mỹ suy yếu, xuất khẩu gỗ giảm tới 30% trong quý 1
– Đồng Nai: Nông dân ở Long Thành mất mùa vì bụi đỏ
– Sẵn sàng khai thác tuyến bay Quảng Ninh – Cần Thơ
– Thêm một hãng hàng không Trung Quốc mở đường bay thường lệ đến Hà Nội
- THẾ GIỚI
– Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến trái chiều phiên 18/4
– Trung Quốc bơm hàng tỷ USD vào nền kinh tế
– GDP Trung Quốc tăng 4,5% trong quý I, cao hơn mức 2,9% được báo cáo trong quý trước và đánh bại dự báo của các nhà phân tích về mức tăng trưởng 4%.
– Cả ba chỉ số chính của Phố Wall đã ghi nhận mức tăng điểm trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 17/4, khởi đầu đầy hứng khởi trước một tuần bận rộn với nhiều báo cáo thu nhập quý từ các tên tuổi lớn.
– Nhật Bản khẳng định sẽ duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng, giữ lãi suất ở mức cực thấp, ít nhất là ở thời điểm hiện tại.
– Đối phó ‘sóng’ trừng phạt phương Tây, Nga ngày càng thân thiết Ấn Độ, tìm cách tăng nhập khẩu máy móc từ New Delhi để cải thiện cán cân thương mại song phương, trong khi đó các doanh nghiệp Ấn Độ đẩy mạnh đầu tư vào Nga.
– Gazprombank và các ngân hàng Ấn Độ có thể làm thay đổi hệ thống tài chính toàn cầu trong những năm tới
– Singapore tạm dừng thắt chặt chính sách tiền tệ
– Morgan Stanley cảnh báo tình trạng thắt chặt tín dụng tại Mỹ đã bắt đầu
– Ba ngân hàng lớn của Mỹ bị rút 60 tỷ USD tiền gửi trong quý 1
- VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA
– Lừa đảo tiền điện tử tại Việt Nam giảm 15% trong năm 2022
– Michael Saylor tích hợp địa chỉ Bitcoin Lightning vào email công ty
– Bhutan, một quốc gia nằm giữa dãy Himalaya, là một trong số đó. Quốc gia này đã bí mật đầu tư hàng triệu USD vào Bitcoin, Ethereum và các loại tiền điện tử khác.
-Twitter chính thức mở giao dịch tiền điện tử và chứng khoán thông qua eToro
– Ngân hàng Israel có kế hoạch ra mắt tiền kỹ thuật số riêng
– Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm về 29.500 USD, thì sang phiên hôm nay đã dần hồi phục và lên sát 30.000 USD/BTC vào cuối ngày.
– Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện Hoa Kỳ công bố dự thảo luật stablecoin cho phiên điều trần vào thứ Tư
– Liên minh Nhóm 7 nước (G7) sẽ giữ mức giá trần 60 USD/thùng đối với dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga, bất chấp giá dầu thô toàn cầu tăng và một số quốc gia kêu gọi giảm giá trần để hạn chế nguồn thu của Moscow.
– Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,09 USD (-0,11%), xuống 80,74 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,04 USD (-0,05%), xuống 84,72 USD/thùng.
– Đồng đô la Mỹ mạnh hơn và lợi suất trái phiếu tăng, cùng với một số hoạt động chốt lời từ các khoản lãi gần đây, đang gây áp lực lên vàng.
– Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 9,2 USD xuống 1.994,8 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hồi phục và lên gần 2.020 USD/ounce vào cuối ngày.
– Huyền thoại đầu tư Ray Dalio cho biết các quốc gia đang ít muốn tích lũy đô la Mỹ hơn
– Điều gì khiến nhiều nước EU kiên quyết cấm nhập khẩu ngũ cốc từ Ukraine?
– Australia có thể gia tăng xuất khẩu than cho Trung Quốc
– Giá thiếc tăng vọt 10% vào thứ Hai lên mức cao nhất trong gần hai tháng do tin tức về lệnh cấm khai thác ở Myanmar, nước sản xuất kim loại hàn lớn, làm dấy lên lo ngại về tình trạng thiếu hụt.
– Bang Wa của Myanmar sẽ tạm dừng thăm dò các nguồn tài nguyên vì mục đích khai thác từ tháng 8. Myanmar có trữ lượng thiếc lớn thứ ba thế giới, theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ. Khu vực này chiếm 77% lượng quặng thiếc nhập khẩu của Trung Quốc vào năm 2022, dữ liệu hải quan Trung Quốc cho thấy.
– Giá cacao trên sàn ICE đạt mức cao nhất 6,5 năm vào thứ Hai do nguồn cung khan hiếm và các nhà đầu tư mua mạnh.
– Giá quặng sắt kỳ hạn tương lai giảm nhẹ vào thứ Hai do lo ngại dai dẳng về triển vọng nhu cầu đối với nguyên liệu sản xuất thép ở Trung Quốc và thận trọng trước khi một loạt dữ liệu kinh tế của Trung Quốc được công bố.
Vàng SJC 67,1 tr/lượng
USD 23,669 đồng
Bảng Anh 29,599 đồng
EUR 26,524 đồng