– QCG: Quốc Cường Gia Lai muốn đổi tên, đặt mục tiêu lợi nhuận 300 tỷ, gấp 4 lần năm 2024
MUA BÁN/ PHÁT HÀNH
– HAG: Con gái bầu Đức ‘bom hàng’ 4 triệu cổ phiếu Hoàng Anh Gia Lai (HAG)
– DGC: Nhóm Dragon Capital đã bán ra 250.000 cổ phiếu Hóa chất Đức Giang (DGC)
– Thuduc House (TDH) tiếp tục tăng, đã tăng 161,43% từ đáy, lãnh đạo đăng ký mua thêm cổ phiếu.
– VPI: Văn Phú huy động thành công 150 tỷ đồng từ kênh trái phiếu
– DSE: Phát hành cổ phiếu ESOP đợt 1, hai thành viên HĐQT được mua nhiều nhất
– TDC: Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (TDC) không bán được hơn 7,77 triệu cổ phiếu trong đợt phát hành riêng lẻ
CỔ TỨC
– DVP: Một doanh nghiệp cảng biển chốt trả cổ tức 4.000 đồng/cp ngay trong tháng 6
– SVC: ĐHĐCĐ Savico: Chia cổ tức 45%, mở rộng phân phối thương hiệu Geely
– FOC: 50 doanh nghiệp chốt quyền chia cổ tức trong tuần tới, FPT Online có tỷ lệ cao nhất
– NDN: Nhà Đà Nẵng (NDN) sắp trả cổ tức tỷ lệ 5%
CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
– VN-Index vượt 1.300 điểm, nhóm ngân hàng dẫn dắt, sau đó điều chỉnh cuối tuần.
– Thị trường chứng khoán tuần 12-16/5 ghi nhận các phiên tăng điểm liên tiếp từ vùng 1.270 lên gần mốc 1.320 vào đầu tuần. Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, dẫn đầu là ngân hàng là động lực chính cho điểm số chung.
– Điểm nhấn trong trong tuần là việc cổ phiếu VPL – Vinpearl chính thức niêm yết trên sàn HoSE và lập tức có 3 phiên tăng trần liên tiếp. Tuy nhiên áp lực bán tại vùng giá cao khiến VN-Index quay đầu điều chỉnh ở hai phiên cuối tuần (16/05). Kết tuần, VN Index tăng 34,09 điểm (+2,69%) so với tuần trước lên 1.301,39.
– Giao dịch chứng khoán khối ngoại tuần 12-16/5: Mua ròng gần 3.000 tỷ đồng, tập trung cổ phiếu bank
CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH
– Cơ hội từ cổ phiếu cảng biển, vận tải biển
– Nợ xấu ngân hàng tiếp tục “phình to” so với đầu năm, lũy kế vượt 10 tỷ USD; PGBank triệu tập ĐHĐCĐ bất thường vào tháng 7; Nhiều ngân hàng được chấp thuận tăng vốn điều lệ, …
– Doanh nghiệp chỉ được phát hành trái phiếu khi nợ không vượt 3 lần vốn chủ sở hữu
– Luật hóa Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu để bảo vệ các ngân hàng
VIỆT NAM
– Việt Nam-Hoa Kỳ thống nhất định hướng đàm phán Hiệp định Thương mại đối ứng
– Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Nguồn thu dự kiến từ khai thác quỹ đất tại các khu vực TOD, khai thác thương mại của tuyến đường sắt tốc độ cao có thể lên đến 22 tỷ USD.
– Hạ tầng làm nền cho bất động sản phục hồi
– Bộ Xây dựng: Hơn 101.000 lô đất nền được “chốt” trong quý I/2025
– Dù sản lượng giảm 9,4%, nhưng giá trị lại tăng mạnh 51,8% so với cùng kỳ năm ngoái, giúp nước ta thu về 3,8 tỷ USD từ xuất khẩu cà phê – “vàng đen” trong 4 tháng đầu năm nay.
THẾ GIỚI
– Sau S&P và Fitch, Mỹ tiếp tục mất xếp hạng tín nhiệm cao nhất từ Moody’s, quan chức Nhà Trắng nói ‘không ai coi trọng’
– Thị trường chứng khoán đã chứng kiến một trong những tuần khởi sắc nhất kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố “Ngày Giải phóng”, triển khai kế hoạch thuế quan với các nước.
– S&P 500 tăng liền 5 phiên bất chấp tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy yếu
– Trong tuần, S&P 500 tăng 5,3%, Dow Jones đi lên 3,4% và Nasdaq Composite vọt lên tới 7,2%. Cổ phiếu công nghệ cũng ghi nhận một tuần mạnh mẽ. Trong đó, cổ phiếu Nvidia đi lên khoảng 16%, Meta (Facebook) tiến thêm 8%, Apple tăng 6% còn Microsoft đi lên 3%.
– Cổ phiếu có sự trở lại mạnh mẽ kể từ khi Mỹ và Trung Quốc đồng ý tạm hoãn áp thuế trong vòng 90 ngày, làm dịu đi nỗi lo của nhà đầu tư về căng thẳng thương mại leo thang và rủi ro đến nền kinh tế.
– Sức mạnh của Elon Musk: Tuyên bố giảm bớt công việc ở Nhà Trắng để tập trung cho Tesla, cổ phiếu công ty tăng tới 32% chỉ sau 1 tháng
– Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến tích cực trong tuần qua
– Các thị trường chứng khoán châu Âu tăng tốt từ 2% – 3,8%
– Liên minh châu Âu (EU) “không có ý định” khôi phục Hiệp định Toàn diện về Đầu tư (CAI) đã bị đình trệ với Trung Quốc, theo tuyên bố của một quan chức ngoại giao cấp cao của EU. Thay vào đó, EU muốn tập trung giải quyết những vấn đề tồn tại trong quan hệ thương mại song phương
– Nvidia xây dựng Trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Trung Quốc
– Nhà Trắng sẽ sớm công bố thuế quan mới cho các quốc gia trong vài tuần tới
– Trung Quốc dỡ bỏ một số hạn chế xuất khẩu sang Mỹ, nhưng vẫn siết chặt đất hiếm
– Không còn ‘ngồi yên’, Warren Buffett vừa ‘mở hầu bao’ khối tiền mặt gần 350 tỷ USD để mua một cổ phiếu khi thị trường lao dốc
– Chốt phiên cuối tuần, giá dầu Brent tăng 88 cent (1,4%) lên 65,41 USD/thùng, còn dầu WTI tăng 87 cent (1,4%) lên 62,49 USD/thùng. Tính cả tuần, Brent tăng 1% và WTI tăng 2,4%.
– Mỹ bất ngờ dỡ bỏ trừng phạt đối với đường ống dẫn dầu quan trọng đi qua Nga
– Syria đề xuất mở cửa các mỏ dầu khí cho Mỹ
– Căng thẳng thương mại hạ nhiệt, vàng giảm 4,1% trong tuần, đánh dấu tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 11/2024.
– “Cá mập” SPDR Gold Trust xả ồ ạt 20 tấn
– Giá vàng ‘bốc hơi’ 3,5 triệu đồng/lượng trong tuần, về 118,5 triệu đồng/lượng
– Tháng 3, Nhật Bản tiếp tục là chủ nợ lớn nhất của Mỹ với khối lượng trái phiếu nắm giữ tăng tháng thứ ba liên tiếp, đạt 1,13 nghìn tỷ USD. Trong khi đó, lượng trái phiếu của Anh tăng lên 779,3 tỷ USD, vượt qua Trung Quốc với 765,4 tỷ USD.
– Đồng USD tăng giá bốn tuần liên tiếp
– Giá quặng sắt giảm do nhu cầu ngắn hạn suy yếu và lo ngại về tiến triển của cuộc chiến thuế Mỹ – Trung, dù thỏa thuận đình chiến giúp giá vẫn ghi nhận mức tăng 3 – 4,5% trong tuần.
– Cacao tăng hơn 10% trong tuần, đạt mức cao nhất 3 tháng
– Giá cao su kỳ hạn tại Nhật Bản giảm nhẹ 0,44%, đóng cửa ở 315,3 yên/kg, nhưng vẫn ghi nhận tuần tăng mạnh nhất gần 8 tháng với mức tăng 4,68% sau thỏa thuận đình chiến thương mại 90 ngày giữa Mỹ và Trung Quốc – hai thị trường tiêu thụ cao su lớn.