CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

20/03: Đọc gì trước giờ giao dịch

Đóng phiên hôm qua, ngày 19/03, VN-Index giảm 1.10 điểm, chốt ở mốc 1,242.46 điểm, tương ứng với mức giảm là 0.09%.

Ảnh:Trading View

1/ Các dữ liệu thị trường đáng chú ý:

 

2/ Giao dịch NĐT nước ngoài

  • Kết thúc phiên (19/03) khối ngoại bán ròng 629.85 tỷ đồng trên tổng 3 sàn.

Top khối ngoại mua ròng

Top khối ngoại bán ròng

3/ Giao dịch khối tự doanh

  • Khối tự doanh, phiên 19/03 bán ròng với tổng giá trị là 1299.61 tỷ đồng

Top tự doanh mua ròng nhiều nhất

Top tự doanh bán ròng nhiều nhất

4/ Các nhóm ngành đang hút dòng tiền mạnh:

  • Biểu đồ diễn biến ngành

  • Biểu đồ diễn biến dòng tiền

  • Dòng tiền đang tập trung mạnh ở nhóm ngành: Phương tiện truyền thông, Y tế, Bất động sản,…

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 19/03

  •  DOANH NGHIỆP
– Gelex (GEX) đặt mục tiêu có 20 khu công nghiệp, quỹ đất tăng thêm từ 2.000-3.000ha
– HPX sẽ trở lại giao dịch toàn thời gian từ phiên 20/3 với với giá tham chiếu trong ngày giao dịch trở lại là 5.460 đồng/cp. Biên độ dao động +/- 20%
– Viglacera (VGC): Dự án KCN hơn 1.800 tỷ đồng được chấp thuận đầu tư
–  DIG: 82.000 lệnh đặt bán, gần 25% vốn DIC Corp (DIG) được sang tay sau 2 phiên
–  Vingroup (VIC) sẽ thu về 21.500 tỷ đồng lợi nhuận từ thương vụ bán Vincom Retail (VRE)
–  Giữa lùm xùm tính lãi tín dụng của Eximbank, hơn 90 triệu cổ phiếu EIB đã trao tay trong 3 phiên
–  VHM: Vinhomes nhắm thêm dự án 74.000 tỷ đồng ở Long An
PDR: Bất động sản Phát Đạt sạch dư nợ trái phiếu
–  SPC: Lỗ hơn 33 tỷ đồng trong năm 2023 , bị kiểm toán nhấn mạnh do chi thưởng trước cho nhân viên vượt quá số dư quỹ khen thưởng hơn 800 triệu đồng
–  TCH: Hưởng lợi lớn khi huyện Thuỷ Nguyên lên thành phố trực thuộc Hải Phòng
–  VHC: Vĩnh Hoàn ghi nhận doanh thu tháng 2/2024 tăng 6%, lên 801 tỷ đồng
–  BVL: BV Land cho biết, năm nay, công ty sẽ chuyển trạng thái từ “phòng thủ” sang “sẵn sàng”. Doanh nghiệp dự kiến hoàn thành cơ bản và mở bán dự án Bavella Green Park (Bắc Giang) trong quý III, đồng thời lên kế hoạch niêm yết sàn HOSE.
–  VRE: Vincom Retail thay Tổng Giám đốc
–  SZC: Sonadezi Châu Đức dự kiến chi hơn 1.000 tỷ đồng giải phóng mặt bằng trong năm nay
–  NTP: Giá PVC chạm đáy 10 năm, lãi ròng của Nhựa Tiền Phong có thể đạt mức kỷ lục mới
–  PVT: Dần thu hẹp đội tàu chở dầu, PV Trans hướng đến mảng vận tải mới sinh lời cao hơn
–  DXV: Tròn một năm ngày lãnh đạo bị bắt, cổ phiếu DXV vẫn chưa thể “cởi trói”
–  REE: Đặt mục tiêu tăng trưởng 10% lợi nhuận năm 2024, tập trung mảng bất động sản và cơ điện lạnh
–  GEG: Điện Gia Lai hoàn thành 108% kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2023
–  AGM: HOSE – Sẽ xem xét chuyển 18,2 triệu cổ phiếu AGM từ diện đình chỉ giao dịch sang diện kiểm soát.
–  Pacific Airlines trước khi ngừng bay: Lỗ hàng nghìn tỷ đồng, đối tác ‘cho không’ Vietnam Airlines 30% cổ phần
–  SSI lên kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 3.398 tỷ đồng, tăng 19% so với thực hiện 2023.
  • MUA BÁN/ PHÁT HÀNH
–  Lãnh đạo Hưng Thịnh Incons đã bán thỏa thuận 600.000 cổ phiếu HTN
–  HCM: Dragon Capital “bơm” gần 700 tỷ đồng thực hiện quyền mua cổ phiếu Chứng khoán HSC
–  FTS: Nhóm cổ đông lớn chốt lời 3 triệu cổ phiếu FTS ở vùng đỉnh lịch sử
–  Hưng Thịnh Investment mua lại 2.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn
  •  CỔ TỨC
–  Hóa chất Đức Giang (DGC) muốn chia cổ tức bằng tiền tỷ lệ 30%
–  VSC: Viconship chuẩn bị nhận hơn 300 tỷ đồng cổ tức từ công ty con
  • CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
– Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index mất 1.1 điểm, dừng tại 1,242.46 điểm
– Thanh khoản khớp lệnh trên sàn HoSE sụt giảm hơn nửa so với phiên giảm sâu trước đó. Cổ phiếu bất động sản (BĐS) cũng hạ nhiệt với khá nhiều mã điều chỉnh đáng kể. Ở các nhóm ngành khác, cổ phiếu có xu hướng “co cụm” lại, biến động với biên độ hẹp.
– Cổ phiếu ngân hàng giao dịch khá ảm đạm khi đa phần biến động chưa tới 1%. Chỉ có MSB và EIB là tăng trên 1% và OCB giảm hơn 3%.
– Khối ngoại xả không ngơi tay, bán ròng tiếp 921 tỷ 3 sàn
– Trên sàn HoSE, tự doanh CTCK ghi nhận bán ròng 794 tỷ đồng, trong đó bán ròng 1.056 tỷ đồng trên kênh khớp lệnh nhưng mua ròng 262 tỷ tại kênh thoả thuận.
– Giao dịch của các CTCK bán ròng mạnh nhất tại hai cổ phiếu là FPT và MWG với lần lượt 150 tỷ và 140 tỷ đồng
  •  CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH
–  Nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang miệt mài bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam, một tuần trở lại đây giá trị thậm chí lên quanh ngưỡng nghìn tỷ đồng mỗi phiên. Luỹ kế từ đầu năm 2024 tới hiện tại, giá trị bán ròng của khối ngoại đạt 4.755 tỷ.
–  Đáng chú ý cột mốc 9.000 tỷ đồng đã chính thức bị vượt qua nếu chỉ xét giao dịch trên kênh khớp lệnh. Đây cũng là tháng thứ 9 liên tiếp dòng vốn ngoại “xả hàng” khớp lệnh cổ phiếu Việt.
–  NHNN giảm tốc độ hút tiền, rút ròng 10.000 tỷ đồng trong phiên 19/3
  • VIỆT NAM
–  Lo thiếu điện, doanh nghiệp FDI kiến nghị Chính phủ cung cấp điện thông suốt
–  Gạo Việt mất thị phần vào tay Thái Lan ở thị trường Philippines. Mặc dù tăng về khối lượng và giá trị, thị phần gạo của Việt Nam tại Philippines giảm mạnh từ hơn 80% năm 2023 xuống còn 50% tính đến 7/3, trong khi thị phần của Thái Lan tăng mạnh từ 9% lên 27%.
– Số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam cho thấy, năm 2023, Trung Quốc là đối tác nhập khẩu gạo lớn thứ 3 của Việt Nam, tụt 1 bậc so với năm 2022, đứng sau Philippines và Indonesia, chiếm khoảng 11% tổng lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước
–  “Ông lớn” địa ốc Vinhomes, Becamex, Hoàng Quân, Viglacera… đã đi đến đâu trên “đường đua” xây nhà ở xã hội? Vinhomes đã khởi công xây dựng 4 dự án nhà ở xã hội với quy mô 10.000 căn, Becamex sẽ khởi công xây ngay 2.000 căn trong quý 1/2024 còn Hoàng Quân sẽ hoàn thành 3.000 căn trong năm 2024.
–  TP.HCM chính thức trình Thủ tướng Đề án xây dựng “siêu cảng” trung chuyển quốc tế Cần Giờ
–  Dồn nguồn lực đầu tư cho đường cao tốc: Năm 2025 sẽ có 3.000 km đường cao tốc
–  Từ năm 2022 đến nay, Việt Nam đưa vào khai thác thêm 730km đường cao tốc, nâng tổng chiều dài cao tốc của cả nước lên gần 1.900km
–  Trung Quốc tăng thời gian thông quan với hàng Việt
–  5 nhóm sản phẩm xuất khẩu sang Hoa Kỳ có nguy cơ bị áp biện pháp phòng vệ thương mại
  • THẾ GIỚI
–  Chứng khoán Mỹ hồi phục trong phiên thứ Hai (18/3), khi lực mua tích cực hơn sau liên tiếp ba phiên giảm.
–  Sau 17 năm kể từ năm 2007, Nhật Bản chính thức tăng lãi suất và loại bỏ chế độ lãi suất âm cuối cùng của thế giới vào thứ 3, ngày 19/3/2024. Cụ thể, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) đã tăng lãi suất ngắn hạn từ -0,1% lên khoảng 0% – 0,1%. Ngoài ra, nước này cũng dỡ bỏ chính sách kiểm soát đường cong lợi suất.
–  Chứng khoán Nhật Bản bật tăng về cuối phiên sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản quyết định chấm dứt chu kỳ lãi suất âm.
–  Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến tiêu cực với đa phần thị trường giảm, Trung Quốc đỏ lửa, Hang Seng giảm 1,24%
– Tại Châu Âu, các thị trường lớn đang giao dịch trái chiều quanh ngưỡng tham chiếu
–  Úc: NHTW không thay đổi lãi suất nhưng hạ quan điểm cần thắt chặt
  • VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA
–  Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm từ ngưỡng 68.000 USD xuống 67.100 USD thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục giảm mạnh và lùi về 62.900 USD/BTC vào cuối ngày.
–  Theo một phân tích của hãng tin Reuters (Anh), các hành động quân sự làm giảm khoảng 7% công suất lọc dầu của Nga trong quý I/2024. Các tổ hợp lọc dầu chế biến và xuất khẩu các loại dầu thô sang một số thị trường như Trung Quốc và Ấn Độ.
–  Trong tháng này, Trung Quốc dự kiến sẽ đón 1,7 triệu thùng dầu thô mỗi ngày (bpd) từ Nga do các nhà máy lọc dầu đang trên đà nhập khẩu khối lượng lớn kỷ lục loại dầu Sokol của Nga, loại nhiên liệu mà Ấn Độ gần đây đang né tránh.
–  Theo dữ liệu của Kpler, nhập khẩu dầu Sokol của Trung Quốc dự kiến sẽ đạt mức cao kỷ lục 379.000 thùng/ngày trong tháng 3, tăng gấp ba lần so với con số nhập khẩu trong tháng 2.
–  Liên tục tăng mạnh trong các phiên gần đây, giá dầu thô leo lên mức cao nhất trong 4 tháng
–  CEO Saudi Aramco: Nhu cầu dầu sẽ không đạt đỉnh trong thời gian tới
–  Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,24 USD (-0,29%), xuống 82,48 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,17 USD (-0,220%), xuống 86,72 USD/thùng.
–  Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 4,3 USD lên 2.160,3 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giảm về dưới 2.150 USD trước khi bật trở lại gần 2.155 USD/ounce vào cuối ngày.
–  Tỷ giá VND/USD 24.750, tăng 35 đồng so với hôm qua, trong khi đó, chỉ số DXY đang ở mức 103.92, tăng mạnh 0,47%
–  Vàng SJC chiều bán 81,5 tr/lượng
–  Từ đầu tháng 3/2024 đến nay, giá cao su tại các sàn giao dịch châu Á có xu hướng tăng trong bối cảnh giá dầu cao và lo ngại về thời tiết tại Thái Lan khiến nguồn cung hạn chế. Trong xu hướng đó, giá cao su xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng cao, mở ra triển vọng khả quan cho ngành cao su Việt Nam.
–  Giá cà phê robusta tại thị trường nội địa và thế giới tăng mạnh so với cuối tháng 2 do tồn kho thấp và nhu cầu vẫn rất cao, căng thẳng tại Biển Đỏ tiếp tục leo thang, làm tắc nghẽn tuyến hàng hải quốc tế từ Á sang Âu. Giá cà phê nội địa thậm chí đã thiết lập mốc kỷ lục mới hơn 94.000 đồng/kg.
–  Đồng cao nhất 11 tháng nhờ cắt giảm sản lượng từ Trung Quốc
–  Giá cao su kỳ hạn của Nhật Bản tăng phiên thứ mười liên tiếp lên mức đóng cửa cao nhất trong gần 13 năm, trong bối cảnh lo ngại về thời tiết ở nhà sản xuất hàng đầu Thái Lan và giá dầu cao hơn.

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button