CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

21/08: Đọc gì trước giờ giao dịch

Đóng phiên tuần vừa rồi, ngày 18/08, VN-Index giảm 55.49 điểm, chốt ở mốc 1,177.99 điểm, tương ứng với mức giảm là 4.50%.

Ảnh:Trading View

Các dữ liệu thị trường đáng chú ý:

2/ Giao dịch khối ngoại :

  • Khối ngoại phiên 18/08 mua ròng tổng lượng là 448.271 tỷ đồng

Top NN mua ròng

Top NN bán ròng

3/ Giao dịch khối tự doanh

  • Khối tự doanh, phiên 18/08 mua ròng với tổng giá trị là 1,248.75 tỷ đồng

Top tự doanh mua ròng nhiều nhất

Top tự doanh bán ròng nhiều nhất

4/ Các nhóm ngành đang hút dòng tiền mạnh:

  • Biểu đồ diễn biến ngành

  • Biểu đồ diễn biến dòng tiền

  • Dòng tiền đang tập trung mạnh ở nhóm ngành: Công nghệ, Dịch vụ tài chính, Viễn thông,..

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN CUỐI TUẦN VỪA RỒI

  •  DOANH NGHIỆP
– VIB: Chi phí tín dụng cao gây xói mòn lợi nhuận
– HAH: Chủ tịch Xếp dỡ Hải An – Chi 2.000 tỷ đóng tàu mới là ‘rủi ro nằm trong tính toán’
– DPG: Lợi nhuận sụt giảm, cầm cố tài sản cổ đông để vay vốn vẫn mạnh tay chi thù lao hậu hĩnh
– ACV lấy ý kiến cổ đông về đề án tái cơ cấu, kế hoạch lãi 8.448 tỷ đồng năm 2023
– FLC: Vẫn chưa thể công bố BCTC kiểm toán năm 2021
– DAN: Đầu tư nhà máy dược phẩm 1.200 tỷ, Danapha đang làm ăn ra sao?
– AMS: Khánh Thành Nhà Máy Chế Tạo Cơ Khí Thương Mại Amecc
– VIC: Một đối tác quan trọng đã mua 15 triệu cổ phiếu VinFast (VFS) với giá 10 USD/cp
  • MUA BÁN/ PHÁT HÀNH
– Đất Xanh sẽ nhận chuyển nhượng 27,5 triệu cổ phiếu Đất Xanh Services (DXS) từ nhóm Dragon Capital, VinaCapital
– TDH thoái 5,36 triệu cổ phiếu FDC dự thu về 85 tỷ sau 2 năm chật vật
– Công ty TNHH Năng lượng REE tiếp tục bán ra cổ phiếu PPC
– VNZ: Nhà sáng lập VNG Lê Hồng Minh muốn bán gần 1 triệu cổ phiếu, có thể thu về hơn 1.000 tỷ đồng
– Chứng khoán VIX chi 143 tỷ đồng mua 1.5 triệu cp TBD
– HDB: Sẽ mua lại lô trái phiếu HDBL2225012 hơn 500 tỷ trước hạn
  •  CỔ TỨC
– BSR: Lọc hóa dầu Bình Sơn sắp chi 2.170 tỷ đồng trả cổ tức
– GSP chuẩn bị trả cổ tức tỷ lệ 10%, duy trì hoạt động kinh doanh và đầu tư tích cực
– LTG: Lãi lớn, Lộc Trời sắp phát hành 20 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2022
– Lịch chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền của 17 doanh nghiệp
– PV GAS chuẩn bị phát hành gần 382,8 triệu cp thưởng cho cổ đông
  • CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
– Chứng khoán Việt Nam có tuần giảm mạnh nhất 10 tháng, thành quả suốt 5 tuần bị thổi bay chỉ sau một phiên “rơi tự do”
– VN Index ghi nhận một tuần giao dịch biến động mạnh với tâm điểm là phiên giảm sâu cuối tuần. Áp lực bán gia tăng lan rộng ra thị trường, hàng loạt cổ phiếu vốn hoá lớn nhóm bất động sản, thép, chứng khoán đều giảm hết biên độ, khiến VN-Index rơi về dưới ngưỡng 1.180 điểm.
– Nhóm cổ phiếu ngành Bất động sản có tỉ trọng giá trị giao dịch tăng lên 29,19% toàn thị trường, là mức cao nhất trong 10 tuần liên tiếp. Tính từ đầu năm chỉ số nhóm Bất động sản tăng +13,23%, sắp bắt kịp VNINDEX +16.97%
– Kết tuần, VN Index đóng cửa tại 1.177,99, giảm 54,22 điểm so với tuần trước, tương ứng mất 4,4%.
– Giá trị giao dịch trung bình một phiên trên sàn HOSE đạt 25.012 tỷ đồng, tăng 11% so với tuần trước, và tăng 22,45% so với trung bình 5 tuần và 68.6% so với trung bình 20 tuần trước.
– Dòng tiền cá nhân vẫn bùng nổ, mua ròng 1.800 tỷ đồng tuần qua
– Trong bối cảnh thị trường có nhịp chỉnh sâu, khối ngoại tiếp tục là điểm trừ lớn khi quay đầu bán ròng nghìn tỷ đồng. Cụ thể, khối ngoại bán ròng 1.077 tỷ đồng lũy kế 5 phiên, trong đó bán ròng 1.303 tỷ đồng khớp lệnh, trong khi mua ròng 226 tỷ đồng thoả thuận. Điểm tích cực là việc dòng vốn ngoại trở lại mua ròng trong phiên cuối tuần, bất chấp thị trường điều chỉnh mạnh.
– VPB và MSN bị khối ngoại bán ra mạnh nhất trong tuần qua, giá trị lần lượt là 364 tỷ đồng và 360 tỷ đồng, hầu hết trên kênh khớp lệnh.
– Chiều ngược lại, cổ phiếu ngân hàng CTG được khối ngoại mua ròng tới 509 tỷ đồng, chia đều cho cả kênh khớp lệnh và thỏa thuận. Khối ngoại cũng mua ròng mạnh tại cổ phiếu VRE và VNM, giá trị hơn 229 tỷ và 223 tỷ đồng, bên cạnh đó HPG cũng được mua ròng 172 tỷ đồng sau năm phiên.
  •  CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH
– HoSE giữ nguyên diện cảnh báo với cổ phiếu PTL và FDC
– Lợi nhuận năm 2023 của HSG ước lỗ 75 tỷ, NKG lãi 195 tỷ đồng?
– Ngân hàng ngấm đòn tăng lãi suất huy động: Chi phí tăng cao, đầu ra bế tắc
– Điểm mặt 10 cổ phiếu khớp lệnh “khủng” nhất sàn HoSE trong phiên thanh khoản lập kỷ lục
– Lọc hóa dầu Nghi Sơn bảo dưỡng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu ngoại tệ
– Điểm tin ngân hàng tuần qua: Tỷ giá lại “nổi sóng”, NHNN yêu cầu giảm lãi vay thêm 2%
– Bộ Tài chính tiếp tục tìm cách khôi phục lại thị trường trái phiếu
– Lãi suất ngày 19/8 tiếp tục giảm: Một ngân hàng tư nhân đưa mức cao nhất xuống 5,9%, nhà băng ngoại cũng tham gia
– Thái Tuấn – Biểu tượng vải gấm áo dài một thời, được định giá 1.900 tỷ đồng, nay lãi nửa năm chưa đầy 500 triệu, đau đầu trả hơn 800 tỷ trái phiếu đến hạn
  •  VIỆT NAM
– EVN kiểm điểm nhiều lãnh đạo các đơn vị trực thuộc, đồng thời đề xuất nhiều giải pháp khắc phục các tồn tại trong cung ứng điện.
– EVN: hiện đã có 20 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp hoàn thành thủ tục COD và phát khoảng 310 triệu kWh lên lưới điện.
– Gói thầu 35.000 tỷ Sân bay Long Thành: Ông Lê Viết Hải có đơn kiến nghị, Ban Dân nguyện Quốc hội chuyển Thủ tướng
– Hải Phòng ban hành kế hoạch xây dựng 33.500 nhà ở xã hội
– Đầu tư 50.000 tỷ đồng, Bình Dương sẽ có tuyến đường sắt kết nối 5 đô thị
– Thủ tướng chỉ đạo bộ, ngành tháo gỡ khó khăn cho Bamboo Airways
– Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong phiên giao dịch ngày 19/8, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng vượt giá gạo Thái Lan, đạt mức 628 USD/tấn, cao nhất thế giới.
– Giá chào bán gạo châu Á tăng khoảng 20% kể từ khi Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo
– Bộ Công thương khẳng định, các FTA thế hệ mới, gồm: CPTPP, EVFTA và UKVFTA có tác động tích cực tới hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và thu hút đầu tư nước ta.
– Quốc khánh 2/9: Hàng không, tàu xe ‘ế’ vé
  • THẾ GIỚI
– Thị trường chứng khoán Châu Á điều chỉnh mạnh trong tuần qua, Hang Seng mất tới 6,12%, nhiều thị trường lớn khác giảm quanh 2 3%
– Tại Châu Âu, các thị trường lớn cũng có tuần tồi tệ với các chỉ số giảm từ 1,5% đến 3,5%
– Chỉ số Nasdaq Composite và S&P 500 tiếp tục điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch ngày 18/8. Xét theo tuần, cả ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đều tụt mất hơn 2%
– Chứng khoán toàn cầu có tuần tệ nhất kể từ tháng 3
– Khả năng nền kinh tế Mỹ ‘hạ cánh mềm’ ngày càng lớn
– Trung Quốc công bố các biện pháp nhằm vực dậy thị trường chứng khoán
  • VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA
– Checkout dot com đã cắt đứt quan hệ đối tác với Binance, do lo ngại về mặt quy định và nguy cơ rửa tiền.
– Tính tới sáng ngày 19/08, Bitcoin lao dốc xuống 26,000 USD, giảm hơn 11% so với cuối tuần trước. Còn đồng tiền ảo lớn thứ hai Ethereum sụt 10% xuống 1,660 USD.
– Các đồng tiền ảo khác trong top 10 cũng lao dốc, với Dogecoin sụt 17%, Solana giảm 13%, Cardano và BNB lùi 10%.
– Xuất khẩu dầu của Saudi Arabia “chạm đáy” trong 21 tháng
– Nga vượt Mỹ trở thành nhà cung cấp nhiên liệu hàng đầu cho Brazil
– Theo Reuters, gã khổng lồ khí đốt Gazprom đã tăng xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang châu Âu thông qua đường ống. Mức tăng là 4,5% trong nửa đầu tháng 8 (từ 1/8 – 15/8) so với mức bình quân của tháng 7 và tiếp tục duy trì mức xuất khẩu tối đa của năm nay.
– Đà tăng bảy tuần liên tiếp là chuỗi tăng giá dài nhất với cả hai loại dầu trên trong năm nay. Giá dầu Brent đã tăng khoảng 18%, còn giá dầu WTI tăng hơn 20% trong bảy tuần tính đến ngày 11/8 lên các mức cao nhất trong nhiều tháng qua, trước khi thu hẹp phần nào đà tăng trong tuần này, khi giá cả hai loại dầu đều giảm hơn 2%.
– Sáng ngày 19/8, giá vàng thế giới đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần tại 1.890 USD/ounce, giảm 16 USD so với mức giá cao nhất đêm qua là 1.906 USD/ounce.
– Tuần qua, vàng giảm 1,25% và giảm 3 tuần liên tiếp
– Đồng USD vẫn duy trì tốt đà tăng tuần thứ năm liên tiếp trong chuỗi tăng dài nhất trong vòng 15 tháng qua, do nhu cầu đối với tài sản trú ẩn an toàn tăng, trước những lo ngại về nền kinh tế Trung Quốc và những kỳ vọng về việc lãi suất của Mỹ sẽ duy trì ở mức cao.
– Dollar Index – Chỉ số này đã tăng gần 0,6% trong tuần này và tăng hơn 2,3% trong tháng này.
– Các cơ sở dự trữ khí đốt của Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được mục tiêu lấp đầy 90% trước thời hạn vào ngày 1/11 tới.
– Giá quặng sắt tăng tuần thứ hai liên tiếp do các nhà máy thép ở tỉnh sản xuất thép hàng đầu của Trung Quốc vẫn chưa cắt giảm sản lượng, ngay cả khi thị trường vẫn nghi ngờ về nhu cầu dài hạn.

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button