CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
22/02: Đọc gì trước giờ giao dịch
Đóng phiên hôm qua, ngày 21/02, VN-Index giảm 4.46 điểm, chốt ở mốc 1,082.23 điểm, tương ứng với mức giảm là 0.41%.
Các dữ liệu thị trường đáng chú ý:
2/ Giao dịch khối ngoại :
- Khối ngoại phiên 21/02 bán ròng tổng lượng là 52.276 tỷ đồng
Top NN mua ròng
Top NN bán ròng
3/ Giao dịch khối tự doanh
- Khối tự doanh, phiên 21/02 mua ròng với tổng giá trị là 85.29 tỷ đồng
Top tự doanh mua ròng nhiều nhất
Top tự doanh bán ròng nhiều nhất
4/ Các nhóm ngành đang hút dòng tiền mạnh:
- Biểu đồ diễn biến ngành
- Biểu đồ diễn biến dòng tiền
- Dòng tiền đang tập trung mạnh ở nhóm ngành: Dịch vụ tài chính, Tài Nguyên, Xây dựng & vật liệu, Bất động sản,…
TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 21/02
- DOANH NGHIỆP
– NVL: Xin chậm thanh toán 2 lô trái phiếu hơn 1.000 tỷ
– NVL: Loạt doanh nghiệp liên quan của Novaland tiếp tục thông báo chậm thanh toán các khoản nợ
– HPG: Giữa lúc hàng loạt DN bất động sản “chùn tay” do khát vốn, Vua thép Trần Đình Long ung dung trở thành nhà đầu tư duy nhất của những DA hàng nghìn tỷ đồng
– HT1: Hưởng lợi “sóng” đầu tư công, một cổ phiếu vật liệu xây dựng tăng gấp đôi sau 3 tháng
– Cổ phiếu VNZ giảm 42% từ đỉnh, “cá mập” Mirae Asset, Temasek lại bị cuốn xa bờ
– AGM: “Vua gạo” An Giang Angimex thoái toàn bộ vốn tại Dasco
– PNJ lãi sau thuế 302 tỷ tháng đầu năm, vàng 24K đóng góp gần 40% vào tổng doanh thu
– DXG: Chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại Sài Gòn Riverview cho Hội An Invest
– DIC Corp giải thể một công ty con với giá trị đầu tư gần 150 tỷ
– NVB: Nợ xấu Ngân hàng NCB vọt lên gần 18%
– Viconship (VSC) muốn tăng gấp đôi vốn điều lệ, dự lãi năm 2023 giảm 45%
– DHG: Lợi nhuận kinh doanh năm 2022 vượt 1.000 tỷ đồng
- CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH
– Danh mục ETF quý I/2023: Cổ phiếu DXG có thể bị loại, EIB được “săn đón”
– Cổ phiếu bị hủy niêm yết: Điều kiện nào được chuyển sàn UPCoM?
– Các quỹ ETF thay đổi danh mục ra sao trong kỳ quý I/2023?
– [Infographic] Nhìn lại lịch sử cổ phiếu FLC trước khi lên sàn UPCoM
– NHNN đang quay lại xu hướng hút ròng trên kênh thị trường mở nhằm đẩy mặt bằng lãi suất liên ngân hàng lên cao
– Từ đầu năm đến nay, không ít doanh nghiệp đặc biệt là nhóm xây dựng và bất động sản thông báo không thể thanh toán lãi, gốc đến hạn. Theo Chứng khoán VNDirect, quý II và quý III năm nay sẽ chứng kiến áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp tăng mạnh.
– VCCI đề xuất bổ sung quy định về “room” tín dụng
– Công bố đường dây nóng tiếp nhận phản ánh việc ngân hàng “ép” mua bảo hiểm
– Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh hút thanh khoản kỳ hạn dài
– CASA có thể là chìa khóa quyết định thành công hay thất bại của ngành ngân hàng năm nay, đặc biệt khi đà sụt giảm vẫn còn tiếp tục kéo dài. Mức chênh lệch tỷ lệ CASA đang dần thu hẹp?
– Thủ tướng yêu cầu NHNN trình Nghị định sửa đổi, đơn giản hoá thủ tục cho vay gói hỗ trợ lãi suất 2% trong quý I/2023
- MUA BÁN/ PHÁT HÀNH
– Công đoàn và cổ đông nội bộ VPBank đăng ký bán ra hơn 540.000 cổ phiếu
– Thuận Đức (TDP): Chủ tịch “chốt lời” 2,1 triệu cổ phiếu tại vùng giá đỉnh
- CỔ TỨC
– STC sắp trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 14%
– SAS: Sasco của ‘vua hàng hiệu’ Johnathan Hạnh Nguyễn sắp chi trăm tỷ tạm ứng cổ tức cho cổ đông
- CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
– Cổ phiếu bất động sản, tài chính sụt giảm, vốn ngoại tiếp tục bán ròng
– Nhóm cổ phiếu bất động sản dường như có chút lo lắng trước tin đồn của Novaland về vấn đề đáo hạn trái phiếu 1,000 nghìn tỷ trong tháng 2. Ngoại trừ IJC +6.8% với thanh khoản tăng đột biến, thì nhiều cổ phiếu bất động sản khác không giữ được đà tăng từ phiên trước.
– Cổ phiếu ngân hàng điều chỉnh sau phiên bùng nổ, EIB tăng trần sau lọt rổ MSCI Frontier, khối ngoại tiếp tục bán ròng
– Áp lực chốt lời là khác nhau với từng cổ phiếu, nhưng chừng nào độ rộng vẫn duy trì phân hóa, thị trường còn có cơ hội để dòng tiền hoạt động riêng lẻ. Tổng giao dịch khớp lệnh hai sàn hôm nay đạt trên 11.660 tỷ đồng, giảm nhẹ 2% so với hôm qua thể hiện dòng tiền vẫn vào khá tốt. Nếu lực cầu đủ để hấp thụ khối lượng bán ngắn hạn, thị trường vẫn có cơ hội đi tiếp.
– Kết phiên giao dịch, VN-Index giảm 4,46 điểm (-0,41%) xuống 1.082 điểm
– Khối ngoại bán ròng 5 phiên liên tiếp trên thị trường chứng khoán
– Phiên 21/02, khối tự doanh công ty chứng khoán mua ròng 85.3 tỷ đồng. Các mã được tập trung mua ròng tiếp tục là cổ phiếu VN30 như ACB, HPG, MWG, TCB, VNM… Ở chiều bán ròng, PET dẫn đầu với giá trị bán ròng gần 47 tỷ đồng.
- VIỆT NAM
– Sắp diễn ra tọa đàm bàn về “Điểm sáng trong cơ chế, chính sách cho thị trường bất động sản Việt Nam”
– Cả 5 tuyến cáp biển nối Internet Việt Nam đi quốc tế đang gặp sự cố
– Giá xăng dầu đồng loạt giảm, RON 95 về sát 23.000 đồng/lít
– Xuất khẩu cao su nửa đầu tháng 2 tăng 95% về lượng
– Thủ tướng yêu cầu giải ngân tối thiểu 675.000 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2023
– Tăng giá nguyên liệu và lạm phát chi phí đẩy ảnh hưởng thế nào đến ngành thép?
– Nắm giữ hàng triệu tỷ đồng, doanh nghiệp Nhà nước được kỳ vọng tạo ‘đòn bẩy’ lớn cho nền kinh tế
– Xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam vào Mỹ tăng 7 năm liên tiếp
- THẾ GIỚI
– Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến trái chiều
– Tại Châu Âu, các thị trường lớn tiếp tục xu hướng đi ngang, nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu PMI EU
– Mexico đẩy mạnh quốc hữu hóa hoạt động sản xuất lithium
– Một năm trôi qua, xung đột Nga-Ukraine vẫn là cú sốc dai dẳng đối với kinh tế toàn cầu
– Tập đoàn bán lẻ lớn nhất của Anh tăng lương cho nhân viên bán hàng
– Đơn hàng toàn cầu giảm mạnh, container rỗng chất đống tại cảng biển Trung Quốc
– Làn sóng vỡ nợ toàn EU tăng mạnh trong ba tháng cuối năm 2022, lên mức cao nhất kể từ khi số liệu được ghi nhận vào năm 2015.
– Israel tăng lãi suất huy động lên mức cao nhất trong 15 năm
– Người dân Hàn Quốc dự đoán lạm phát tăng tháng thứ hai liên tiếp
– PMI của Nhật Bản giảm nhanh nhất trong 2 năm rưỡi
– Trung Quốc và các dự án hàng tỷ USD tại Khu kinh tế kênh đào Suez
– The Economist: Không quốc gia đơn lẻ nào thay thế được Trung Quốc, nhưng một nhóm nền kinh tế bao gồm Việt Nam có thể
– Theo Bloomberg, Trung Quốc đang ngầm loại bỏ các quy định ngăn chính quyền địa phương bán đất. Động thái mới nhất của Bắc Kinh nhằm vực dậy thị trường nhà đất và thúc đẩy doanh thu của những thành phố đang nợ nần chồng chất.
– Tổng thống Mỹ tới thăm Ukraine, nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc lên đường đến Nga
– Ông Biden công bố gói viện trợ quân sự 500 triệu USD cho Ukraine trong chuyến thăm bất ngờ
– BNEWS Hóa đơn năng lượng trung bình của một hộ gia đình tại Anh sẽ tăng lên 3.000 bảng mỗi năm, từ mức 2.500 bảng hiện nay vì ANh giữ mức giá trần năng lượng
– Theo kết quả nghiên cứu công bố ngày 21/2 tại Australia, các sự kiện El Nino mạnh hơn trong tương lai có thể khiến các thềm băng và tảng băng ở Nam Cực rơi vào tình trạng tan chảy không thể đảo ngược.
– Fed sẽ công bố biên bản cuộc họp chính sách mới nhất vào thứ Tư, trong khi Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất chính sách tại cuộc họp vào thứ Năm.
– Thống đốc sắp tới của Ngân hàng Nhật Bản Trung ương Nhật Bản, ông Kazuo Ueda dự kiến sẽ điều trần trước quốc hội vào thứ Sáu, cùng ngày nước này sẽ công bố dữ liệu về lạm phát tháng 1 và có khả năng đã tăng tốc lên mức cao mới trong 41 năm, trên 4%, theo một cuộc thăm dò của Reuters.
- VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA
– FTX Nhật Bản mở cửa rút tiền
– Quỹ phòng hộ tiền điện tử Galois Capital ngừng hoạt động vì thảm họa FTX
– Số lượng cá voi Bitcoin giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2019
– Cha đẻ World Wide Web ví ngành crypto như “bong bóng dot com”
– Hồng Kông lên kế hoạch cho phép các nhà đầu tư bán lẻ giao dịch Bitcoin và Ethereum với mục tiêu trở thành trung tâm tiền điện tử
-Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua đứng tại 24.800 USD, thì sang phiên hôm nay đã gần như chỉ dao động nhẹ quanh ngưỡng này cho đến cuối ngày.
– Năm ngoái, nhập khẩu dầu thô từ Nga của Trung Quốc chỉ tăng 8% về khối lượng, nhưng lại tăng đến 44% về giá trị tính theo đồng USD
– Ấn Độ – nước nhập khẩu dầu lớn thứ 3 thế giới, tăng lên mức cao nhất 6 tháng trong tháng 1/2023.
– Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,32 USD (+0,42%), lên 76,66 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,57 USD (-0,70%), xuống 83,48 USD/thùng.
– Các ngân hàng Trung ương châu Á tăng dự trữ ngoại hối để bảo vệ đồng nội tệ. Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan và các nước Đông Nam Á đã thu hồi được khoảng 132 tỷ USD kể từ tháng 11 năm ngoái, tương đương hơn một nửa số tiền họ đã mất vào năm ngoái
– TT Ngoại hối châu Á giảm, đồng đô la tăng điểm khi thị trường chờ thêm thông tin từ Fed
– Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm nhẹ 1,2 USD xuống 1.841 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giảm về gần 1.830 USD trước khi nảy nhẹ lên trên 1.835 USD/ounce vào cuối ngày.
– Giá nhôm tăng, do lo ngại nguồn cung sau báo cáo các nhà máy luyện kim tại nước sản xuất hàng đầu – Trung Quốc – hạn chế sản lượng. Sản lượng nhôm của Trung Quốc trong năm ngoái tăng 4,5% so với năm trước đó lên mức cao kỷ lục, được thúc đẩy bởi công suất mới và việc nới lỏng các hạn chế về nguồn cung cấp điện.
– Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên tăng phiên thứ 4 liên tiếp, do kỳ vọng nhu cầu tại nước sản xuất thép hàng đầu – Trung Quốc – tăng mạnh đã hỗ trợ thị trường. Các dấu hiệu thị trường bất động sản tại Trung Quốc ổn định đã nâng đỡ giá quặng sắt, sau khi giá nhà ở tại nước này trong tháng 1/2023 duy trì vững, sau khi giảm trong 16 tháng qua, ANZ Research cho biết.
– Giá cao su tại Nhật Bản tăng phiên thứ 2 liên tiếp. Giá dầu cọ tăng phiên thứ 3 liên tiếp
Vàng SJC 67.0 tr/lượng
USD 23,880 đồng
Bảng Anh 28,961 đồng
EUR 26,029 đồng
Nhận định thị trường 22/02 : Góc nhìn cổ phiếu Bất động sản nhà ở và cơ hội nào cho NĐT !