CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

23/08: Đọc gì trước giờ giao dịch

Đóng phiên hôm qua, ngày 22/08, VN-Index tăng 0.73 điểm, chốt ở mốc 1,180.49 điểm, tương ứng với mức tăng là 0.06%.

Ảnh:Trading View

Các dữ liệu thị trường đáng chú ý:

2/ Giao dịch khối ngoại :

  • Khối ngoại phiên 22/08 bán ròng tổng lượng là 710.708 tỷ đồng

Top NN mua ròng

Top NN bán ròng

3/ Giao dịch khối tự doanh

  • Khối tự doanh, phiên 22/08 mua ròng với tổng giá trị là 254.78 tỷ đồng

Top tự doanh mua ròng nhiều nhất

Top tự doanh bán ròng nhiều nhất

4/ Các nhóm ngành đang hút dòng tiền mạnh:

  • Biểu đồ diễn biến ngành

  • Biểu đồ diễn biến dòng tiền

  • Dòng tiền đang tập trung mạnh ở nhóm ngành: Công nghệ, Ngân hàng, Dịch vụ tài chính,…

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 22/08

  • DOANH NGHIỆP
– LCG: Lizen công bố trúng gói thầu 1.400 tỷ thuộc dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu
– GEX: Hầu hết các mảng kinh doanh đã phục hồi tích cực
– KBC: Kinh Bắc City tăng 265 tỷ đồng lợi nhuận sau soát xét, lãi vượt 2.000 tỷ đồng
– KBC: Kinh Bắc chuẩn bị chuyển nhượng khoản đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng
– NDN: Cổ phiếu NDN ra khỏi diện cảnh báo, sắp được cấp margin trở lại
– TDH: Tính tới cuối quý II/2023, tổng tài sản của Thuduc House đã giảm gần 75% sau 2,5 năm thực hiện chiếc lược thu mình trước khủng hoảng. Lãnh đạo công ty cũng cho biết, hiện nguồn vốn của doanh nghiệp đang khá eo hẹp để thực hiện đầu tư các dự án mới.
AGM: Angimex xin chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán bán niên 2023
– NVL: Novaland (NVL) chậm thanh toán tiền lãi 2 lô trái phiếu tổng giá trị 400 tỷ đồng
– Hết tiền, Novaland dùng bất động sản để thanh toán lãi cho lô trái phiếu 500 tỷ đồng
– TDM: Nước Thủ Dầu Một muốn mua 20% ~ 50% một công ty hạ tầng nước ở Quảng Bình
– SD5: Sông Đà 5 bị phạt và truy thu thuế hơn 600 triệu đồng
– DXG: Yêu cầu chủ đầu tư dự án Gem Sky World tổ chức đối thoại trực tiếp với khách hàng
– PGV: EVNGENCO3 sản xuất 18.804 triệu kWh điện trong 7 tháng đầu năm. Tổng doanh thu sản xuất điện Công ty mẹ EVNGENCO3 ước đạt xấp xỉ 28.800 tỷ đồng trong 7 tháng đầu năm, tăng 11% so với cùng kỳ.
  •  MUA BÁN/ PHÁT HÀNH
– TCB: Con gái chủ tịch Hồ Hùng Anh muốn mua hơn 82 triệu cổ phiếu Techcombank, giá trị khoảng 2.700 tỷ đồng
– TDH: Thuduc House có Chủ tịch mới, là người vừa chi 91 tỷ đồng gom lượng lớn cổ phiếu cách đây 2 tháng
– SZL:Thị giá tăng 26% từ đầu năm, Sonadezi Long Thành (SZL) muốn bán toàn bộ cổ phiếu quỹ
– NCT: Đấu giá cổ phiếu NCT ế khách
– POM: Em gái chủ tịch Pomina bán xong cổ phiếu ngay trước đợt giảm của POM
– VIB: Funderra mua được 118 triệu cổ phiếu VIB trong tổng số 124 triệu cổ phiếu đăng ký
– HAG: HAGL chốt phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ huy động 1.300 tỷ đồng
– GAS: PV GAS sắp phát hành 383 triệu cổ phiếu thưởng, tỷ lệ 20%
– ACB: Huy động thêm 2.500 tỷ đồng từ trái phiếu. Trước đó, vào ngày 16/8, ACB cũng đã phát hành lô trái phiếu đầu tiên của năm theo kế hoạch phát hành tối đa 20.000 tỷ đồng trái phiếu.
– SZC: Sonadezi Châu Đức muốn chào bán 60 triệu cổ phiếu giá 20.000 đồng
  • CỔ TỨC
– C4G: Cienco 4 trả cổ tức sau năm lãi lớn, hơn 20 triệu cổ phiếu C4G sắp đổ bộ sàn chứng khoán
– Cổ đông Eximbank sắp được nhận cổ tức 18%
– EIB: Eximbank được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 17.470 tỷ đồng
– Bộ đôi Hoàng Huy Group tăng trần, cổ đông TCH sắp nhận hơn 334 tỷ đồng cổ tức, gia đình ông Đỗ Hữu Hạ sắp “bỏ túi” 150 tỷ đồng
  • CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
– Cổ phiếu ngân hàng phân hóa, cổ phiếu chứng khoán thăng hoa
– Nhóm bất động sản phân hóa rõ rệt giữa các mã vốn hóa lớn và phần còn lại.
– VN-Index ghi nhận phiên biến động mạnh hơn 30 điểm trong ngày 22/8. Dòng tiền lùi bước trước lực bán dồn dập khiến chỉ số có thời điểm mất hơn 30 điểm trước khi hồi phục và kết phiên trong sắc xanh. VN-Index kết phiên với mức tăng 0,73 điểm (tương đương 0,73%) lên mốc 1.180 điểm.
– Toàn sàn HoSE có 220 mã tăng giá, 51 mã đứng giá tham chiếu và 250 mã giảm giá. Thanh khoản khớp lệnh ở mức trung bình, đạt 19.787 tỷ đồng.
– Tự doanh CTCK mua ròng gần 400 tỷ đồng trên toàn thị trường, tập trung chứng chỉ quỹ FUEVFVND
– Trên HOSE, khối ngoại bán ròng với giá trị xấp xỉ 727 tỷ đồng
– HPG chịu áp lực bán mạnh nhất của khối ngoại với giá trị 267 tỷ đồng; theo sau STB, VPB bị bán khoảng 199 và 99 tỷ đồng mỗi mã.
  •  CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH
– Kết quả tại HoSE cho thấy có 25/76 CTCK đã hoàn thành 100% các kịch bản kiểm thử, 36/76 CTCK đã thực hiện trên 80% và 15/76 công ty đạt dưới 80%, hệ thống KRX lùi lại đến cuối năm
– Thông tin mới nhất hỗ trợ cho đà tăng của nhóm cổ phiếu chứng khoán là hệ thống KRX sắp đi vào hoạt động. Trong cuộc họp về kế hoạch triển khai dự án công nghệ thông tin KRX chiều ngày 21/8, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) cho biết dự án sẽ chuẩn bị “go-live” vào ngày 11/12/2023 và sau đó sẽ chính thức vận hành vào cuối năm 2023.
– Theo dữ liệu từ WiGroup, tính đến ngày 30/6/2023, tổng dư nợ vay của 85 doanh nghiệp bất động sản trên sàn ghi nhận trên 207.710 tỷ đồng, giảm 27,3% so với cuối năm ngoái. Trong đó, tổng dư nợ ngắn hạn giảm 27,5% và tổng dư nợ dài hạn giảm 27,2%.
– Ngưng hợp tác với Capitaland tại dự án “đất vàng” tại Quận 1, chủ Novotel Saigon Centre mua lại trước hạn hơn 2.200 tỷ trái phiếu
– Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng ban hành quyết định giảm 30% tiền thuê đất của năm 2023; đồng thời, đề xuất miễn tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2022 và năm 2023 với các khoản nợ tiền thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với doanh nghiệp, tổ chức phát sinh lỗ trong kỳ tính thuế năm 2022…
– Kho bạc Nhà nước rút hơn 250.000 tỷ đồng khỏi Big4 sau 6 tháng đầu năm, 4% trong tổng số tiền mà Kho Bạc Nhà nước đã gửi vào.
– Dư nợ kinh doanh bất động sản trong 6 tháng đầu năm 2023 đã tăng trưởng 17,41%, vượt cả năm 2022 nhưng dư nợ tiêu dùng bất động sản lại xuất hiện xu hướng sụt giảm.
– Tổng giá trị trái phiếu đã được các doanh nghiệp mua lại trước hạn lũy kế từ đầu năm đến ngày 11-8 là 145.267 tỉ đồng (tăng 39% so với cùng kỳ năm 2022). Ngân hàng dẫn đầu về giá trị mua lại, chiếm 53% tổng giá trị mua lại trước hạn, tương ứng 76.968 tỉ đồng.
  • VIỆT NAM
– Giá trung bình căn hộ tại Tp.Thủ Đức đạt gần 80 triệu đồng mỗi m2
– Thủ tướng đồng ý bổ sung 1 sân bay tại Tây Nguyên vào quy hoạch cảng hàng không
– Thúc tiến độ dự án đường dây 500kV, giải “cơn khát” điện cho miền Bắc
– Cán cân thương mại Việt Nam thặng dư hơn 16 tỷ USD
– Hàn Quốc giảm mua cao su từ thị trường Việt Nam
– Hà Tĩnh: Sản xuất công nghiệp tháng 8 ước tăng hơn 49% so với cùng kỳ
– Giá phân bón xuất khẩu 7 tháng giảm 36% khi nguồn cung thế giới dồi dào
  •   THẾ GIỚI
– Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến xanh mướt với đa phần thị trường tăng
– Tại Châu Âu, các thị trường lớn đang giao dịch tích cực phiên thứ 2, mức tăng phổ biến trên 1%
– S&P 500, Nasdaq tăng điểm bất chấp lợi suất trái phiếu lên đỉnh nhiều năm, giá dầu ‘hạ nhiệt’
– Nối gót Moody’s, S&P hạ xếp hạng loạt ngân hàng Mỹ
– Trung Quốc cho phép nối lại các chuyến bay của hãng hàng không Triều Tiên
– Hang Seng Index loại Country Garden – một cổ phiếu bất động sản Trung Quốc
– Lợi suất trái phiếu toàn cầu cao nhất trong hơn 1 thập kỷ, lạm phát chưa hạ nhiệt đủ: Thị trường lo ngại lãi suất sẽ còn tăng nữa
– Nhờ xu hướng AI, giá chip của Nvidia có thể tiếp tục tăng
– Nhật Bản tăng cường xuất khẩu sang Nga. Mặc dù xuất khẩu sang Nga tăng 25%, nhập khẩu lại giảm 69,6%. Tài nguyên năng lượng chiếm hơn 58% xuất khẩu
– Các tuyến hàng hải huyết mạch toàn cầu chật vật vì… thiếu nước: “Đó mới là món khai vị, món chính có thể được dọn ra đầu năm 2024”
– BRICS: Nga sẽ có thêm bạn bởi Bắc Kinh muốn kết nạp thêm các nước khác vào nhóm. Việc Mỹ tập hợp các đồng minh đang thúc đẩy Trung Quốc tìm kiếm một tổ chức ngang hàng và đối lập với phương Tây thông qua BRICS.
– Lừa đảo tràn lan, Thái Lan yêu cầu đóng cửa Facebook (Meta)
– Lạm phát cơ bản của Anh giảm trong 2 tháng qua
  • VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA
– Mỹ và Trung Quốc dẫn đầu toàn cầu về sức tiêu thụ dầu
– Nhật Bản ghi nhận nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tháng 7 từ Nga đã giảm 53,6% so với giai đoạn cùng kỳ năm 2022
– Xuất khẩu dầu trong tháng 7 từ Saudi Arabia sang Trung Quốc giảm 31% so với tháng 6, trong khi Nga vẫn là nhà cung cấp lớn nhất sang Trung Quốc. Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc từ Saudi Arabia dự kiến vẫn bị áp lực trong quý 3.
– Giá dầu giảm trước đồn đoán Iraq có thể nối lại xuất khẩu dầu qua cảng Ceyhan
– Thị trường dầu mỏ có phiên giảm thứ 2 với dầu Brent giảm 0,5% về 84 USD, dầu thô WTI giảm 0,4% về 79,82 USD, mất mốc 80 USD
– Vàng leo lên trên 1.900 USD tuy nhiên vẫn gần thấp nhất 5 tháng, tăng nhẹ 0,4% (+7,5 USD)
– Ấn Độ lại sắp ‘sát muối’ vào thị trường gạo, thế giới ‘nín thở’ chờ đợi – Quốc gia này đang xem xét áp đặt nhiều lệnh hạn chế hơn với xuất khẩu gạo để đối phó tình trạng giá lương thực tăng cao trong nước.
– Ai Cập sẵn sàng tái xuất khẩu lúa mì của Nga
– Thị trường thép Trung Quốc chịu áp lực tồn kho tăng cao
– Quặng sắt cao nhất 3 tuần
– Đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London LME tăng 0,5% lên 8.280 USD/tấn sau 3 tuần giảm liên tiếp bởi những lo ngại về tăng trưởng và nhu cầu chậm chạp ở Trung Quốc và những nơi khác.
– Giá cao su Nhật Bản tăng lên mức cao nhất 3 tuần, theo xu hướng tăng tại thị trường Thượng Hải do chính quyền một ngày trước đó đã cam kết phối hợp hỗ trợ để giải quyết nợ của chính quyền địa phương, trong khi các đồng tiền Châu Á yếu cũng hỗ trợ một phần.
– Đường thô kỳ hạn tháng 10 đóng cửa giảm 0,36 US cent xuống 23,4 US cent/lb.
– Các đại lý cho biết thị trường này tiếp tục được củng cố bởi thời tiết khô hạn ở Ấn Độ, với lượng mưa trong tháng 8 dự kiến thấp nhất kể từ khi bắt đầu ghi chép trong năm 1901.
–  Tuy nhiên tốc độ nhập khẩu chậm lại từ Trung Quốc vẫn là một tác động tiêu cực. Báo cáo của ING cho biết một số nhà nhập khẩu lớn đang giảm lượng hàng dự trữ trong nước do giá thế giới tăng cao.
Vàng SJC 67,7 tr/lượng
USD 24,070. đồng
Bảng Anh 31,076 đồng
EUR 26,883 đồng

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button