CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

23/10: Đọc gì trước giờ giao dịch

Đóng phiên tuần vừa rồi, ngày 20/10, VN-Index tăng 20.18 điểm, chốt ở mốc  1,108.03 điểm, tương ứng với mức tăng là 1.86%.

Ảnh:Trading View

Các dữ liệu thị trường đáng chú ý:

2/ Giao dịch khối ngoại :

  • Khối ngoại phiên 20/10 mua ròng tổng lượng là 807.642 tỷ đồng

Top NN mua ròng

Top NN bán ròng

3/ Giao dịch khối tự doanh

  • Khối tự doanh, phiên 20/10 mua ròng với tổng giá trị là 340.69 tỷ đồng

Top tự doanh mua ròng nhiều nhất

Top tự doanh bán ròng nhiều nhất

4/ Các nhóm ngành đang hút dòng tiền mạnh:

  • Biểu đồ diễn biến ngành

  • Biểu đồ diễn biến dòng tiền

  • Dòng tiền đang tập trung mạnh ở nhóm ngành: Viễn thông, Phương tiện truyền thông,…

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN CUỐI TUẦN

  •  DOANH NGHIỆP
– BSR: Báo lãi 9 tháng giảm mạnh 56%, vẫn vướng mắc niêm yết
– Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) báo lãi quý 3/2023 gấp gần 6 lần cùng kỳ
– DCM: Đạm Cà Mau muốn mua lại một doanh nghiệp phân bón Hàn Quốc
– POW: Phát huy thế mạnh điện khí
– KDC: KIDO báo lãi 9 tháng gấp đôi cùng kỳ, lượng tiền mặt hơn 2.000 tỷ
– DPR: Lợi nhuận DPR tiếp tục giảm trong quý 3, tiền gửi dài hạn tăng 100 tỷ đồng
– Lợi nhuận 9 tháng của Dệt may Thành Công (TCM) bằng 50% cùng kỳ
– PSH: Quý 3 của một đại gia dầu khí phía Nam: Lãi tăng 1.400%, nợ gấp 5,2 lần vốn chủ
– C47: Chậm đóng bảo hiểm hơn 24 tỷ đồng
– HPX: ĐHĐCĐ Hải Phát – Tâm điểm nhóm cổ đông mới
– Nếu không có sai phạm nào nữa thì HPX dự kiến được giao dịch trở lại vào tháng 3/2024
– TNH: Báo lãi quý 3 tăng trưởng 17%, “tiến về thủ đô” với dự án quy mô 500 giường bệnh
– CII: Gia hạn thời gian phát hành 2.840 tỷ đồng trái phiếu thêm 30 ngày
– NTP: Nhựa Tiền Phong báo lãi gần 150 tỷ đồng, có 1.500 tỷ đồng gửi ngân hàng
– Bột giặt NET lãi 9 tháng gần gấp đôi cùng kỳ, vượt kế hoạch cả năm
– Giảm 70% lượng chứng khoán kinh doanh, lợi nhuận tài chính của PVI tăng gấp rưỡi cùng kỳ
– VUA: Nằm trong ngành giảm điểm mạnh nhất tuần, một cổ phiếu chứng khoán bất ngờ tăng 43%
  •  CỔ TỨC
– Trong tuần từ ngày 23/10 đến 27/10, thị trường chứng khoán có 13 doanh doanh nghiệp chốt ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức
– Lãi quý gần bằng kế hoạch năm, SLS chuẩn bị trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 150%
– 1 doanh nghiệp điện sắp trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 29%, cổ phiếu giảm 9 phiên liên tiếp
  • CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
– VN-Index đóng cửa tuần 42 tại 1.108,03 điểm, giảm -46,7 điểm tương đương -4,04% so với tuần trước, đánh dấu mức giảm mạnh nhất theo tuần trong 2 tháng gần đây.
– Đà giảm về chỉ số diễn ra ở 4/5 phiên giao dịch trong tuần vừa qua với thanh khoản tăng/giảm đan xen. Tựu chung lại, giá trị giao dịch bình quân phiên của tuần 42 tăng hơn 2 nghìn tỷ đồng/phiên tương đương +12,5% so với tuần trước, cho thấy thị trường chịu áp lực bán mạnh và chỉ dịu bớt trong phiên cuối tuần.
– Dòng tiền gia tăng vào nhiều ngành khác nhau, đặc biệt là Ngân hàng, Bất động sản, Chứng khoán, Thực phẩm, Dầu khí, Bán lẻ
– Nhà đầu tư cá nhân tháo chạy bán ròng 2.400 tỷ đồng tuần qua, tự doanh gom ròng 1.600 tỷ
– Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng luỹ kế 794 tỷ đồng sau 5 phiên trên HoSE
– VHM và STB được khối ngoại mua ròng lần lượt 579 và 491 tỷ đồng trong 5 phiên của tuần qua. Trong đó, riêng VHM xuất hiện giao dịch thoả thuận đột biến trong phiên 20/10 tại mức giá tham chiếu (42.500 đồng/cp) với tổng khối lượng lên đến 19,2 triệu đơn vị trong khi giá trị khớp lệnh chỉ 3,2 triệu đơn vị.
– Chiều ngược lại, MWG bị khối ngoại bán ra mạnh nhất trong tuần qua với 186 tỷ đồng. Điều này khiến cổ phiếu đầu ngành bán lẻ nối dài chuỗi hở “room” với tỷ lệ cao kỷ lục.
  • CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH
– Ước tính ở 50 công ty chứng khoán, dư nợ cho vay margin tới cuối quý 3 rơi vào khoảng 156.000 tỷ đồng, tăng hơn 12.000 tỷ đồng (8,4%) so với cuối quý 2/2023 và tăng mạnh gần 36% so với đầu năm 2023.
– Cập nhật KQKD quý III: Nhiều công ty tăng trưởng lợi nhuận hai tới ba chữ số, loạt đơn vị lỗ trăm tỷ
– Mặc dù có thị phần môi giới lớn nhất trên sàn HoSE trong quý III/2023, bỏ xa Chứng khoán SSI (SSI) và Vndirect (VND), nhưng theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2023 vừa được công bố, Chứng khoán VPS báo lãi ròng 266 tỷ đồng, chỉ đi ngang so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này đang cho thấy nhiều bất ngờ với 3 công ty chứng khoán hàng đầu.
– Quý 3/2023, Chứng khoán VPS, TPS thua đau mảng tự doanh
– Quỹ đầu tư cổ phiếu tiếp cận thị trường VinaCapital (VINACAPITAL-VESAF) đạt mức lợi nhuận 32,8% và là quỹ cổ phiếu tăng trưởng tốt nhất thị trường.
– Mùa BCTC quý III/2023: Doanh nghiệp ngành dược tăng trưởng mạnh
– NHNN giảm mạnh hút tiền qua kênh tín phiếu, gần 20.000 tỷ đồng đã được bơm lại thị trường
  • VIỆT NAM
– Dự án sân bay Long Thành: Chậm tiến độ, Kho bạc Nhà nước ngừng giải ngân
– Cushman & Wakefield: Sau 5 năm, giá chung cư tại Hà Nội đã tăng gần gấp đôi
– Từ 20/10, người mắc COVID-19 không được khám, chữa bệnh miễn phí
  • THẾ GIỚI
– Một tuần không yên ả đối với thị trường chứng khoán thế giới
– Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến tiêu cực với đa phần thị trường giảm phổ biến quanh 3%
– Tại Châu Âu, đà lao dốc 3 phiên cuối tuần kéo các thị trường lớn giảm quanh 2,5% trong tuần qua
– Thâm hụt ngân sách Mỹ tăng lên mức cao thứ ba trong lịch sử
– Tiền đầu tư dồn dập chảy vào các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) trong quí 3, với tổng số vốn huy động đạt 17,9 tỉ đô la Mỹ. Con số này vượt xa tổng lượng tiền rót vào tất cả các hạng mục công nghệ còn lại.
– Indonesia đã công bố tốc độ tăng trưởng đầu tư mạnh mẽ trong quý III vừa qua, cho đây là “dấu hiệu của niềm tin” vào nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á trước cuộc tổng tuyển cử vào đầu năm tới.
  •  VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA
– Bitcoin đã hai lần vượt mốc 30,000 USD trong ngày 20/10, trước khi quay trở lại mốc 29,500 USD và đi quanh ngưỡng này phần lớn thời gian trong ngày. Đây là lần đầu tiên Bitcoin trở lại mốc này kể từ nửa cuối tháng 8/2023. Tính trong tuần qua, đồng tiền ảo lớn nhất thế giới đã tăng 10%, là mức tăng mạnhnhất kể từ tuần kết thúc vào ngày 23/06.
– Đồng tiền ảo lớn thứ hai thế giới, Ethereum cũng tăng 2.65% lên gần mức 1,600 USD trong ngày 20/10. Các đồng tiền ảo khác trong top 10 cũng khởi sắc, đáng chú ý nhất là mức tăng 22% của Solana, 6% của Ripple và TRON.
– Dầu hướng tới tuần tăng thứ hai do lo ngại xung đột ở Gaza lan rộng
– Trên thị trường dầu mỏ, dầu Brent và WTI kết tuần đều có mức phục hồi mạnh mẽ từ mức thấp phiên giảm thứ 3, tương ứng tăng khoảng 3,7% đến 4,4% neo lần lượt lại 92,5 USD & 88,30 USD
– Giá vàng thế giới đang tiến sát ngưỡng 2.000 USD/ounce, đạt đỉnh 3 tháng trước những lo ngại về sự leo thang hơn nữa trong cuộc xung đột ở Trung Đông. Tính chung, vàng đã tăng 2,9% trong tuần này và tăng gần 160 USD kể từ cuộc xung đột Israel – Hamas nổ ra.
– Trong nước, giá vàng tiếp tục duy trì sức nóng với giá vàng nhẫn tăng dữ dội, tới hơn nửa triệu đồng/lượng. Hiện giá vàng nhẫn của các thương hiệu đều đã cán mốc 59 triệu đồng/lượng, lên mức đỉnh lịch sử. So với đầu năm, giá vàng nhẫn đã tăng khoảng 4,8 triệu đồng/lượng.
– SJC giao dịch quanh ngưỡng 71 triệu đồng/lượng
– Giá vàng đã tăng 2,5% trong tuần này và trong 16 phiên vừa qua, thời điểm bắt đầu xung đột thì vàng đã tăng gần 10% (160 USD)
– Quỹ ETF vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust trading liên tục với mua bán ròng liên tục 15 tấn vàng
– Ấn Độ cho phép xuất khẩu 1 triệu tấn gạo trắng
– Giá cao su Nhật Bản ghi nhận mức giảm lớn nhất trong 7 tháng do các nhà đầu tư chốt lời sau khi giá tăng lên mức đỉnh 16 năm
– Đường thô kỳ hạn tháng 3/2024 đóng cửa giảm 0,44 US cent hay 1,6% xuống 26,85 US cent/lb, hợp đồng này giảm 0,7% trong tuần.

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button