CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
23/11: Đọc gì trước giờ giao dịch
Đóng phiên hôm qua, ngày 22/11, VN-Index tăng 3.36 điểm, chốt ở mốc 1,113.82 điểm, tương ứng với mức tăng là 0.30%.
Các dữ liệu thị trường đáng chú ý:
2/ Giao dịch khối ngoại :
- Khối ngoại phiên 22/11 bán ròng tổng lượng là 764.111 tỷ đồng
Top NN mua ròng
Top NN bán ròng
3/ Giao dịch khối tự doanh
- Khối tự doanh, phiên 22/11 bán ròng với tổng giá trị là 69.84 tỷ đồng
Top tự doanh mua ròng nhiều nhất
Top tự doanh bán ròng nhiều nhất
Các nhóm ngành đang hút dòng tiền mạnh:
- Biểu đồ diễn biến ngành
- Biểu đồ diễn biến dòng tiền
- Dòng tiền đang tập trung mạnh ở nhóm ngành: Viễn thông, Dịch vụ tài chính, Hoá chất,…
TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 22/11
- DOANH NGHIỆP
– LCG: Liên danh của Lizen trúng gói thầu trị giá 2.049 tỷ đồng tại tỉnh Hưng Yên ngay trước ngày khởi công dự án hơn 1.500 tỷ
– VIB: Kiểm toán Nhà nước ‘khui’ loạt vấn đề liên quan chương trình hỗ trợ lãi suất của VIB
– NVL: Chiều nay 22/11, Chính phủ họp tháo gỡ khó khăn cho đại dự án của Aqua City của Novaland và hàng loạt dự án khác
– MWG: Room ngoại “ế” hơn 64 triệu cổ phiếu tương đương 4%, phải chăng MWG đã hết “hot” trong mắt nhà đầu tư nước ngoài
– FPT: Trở lại top 10 doanh nghiệp niêm yết giá trị nhất thị trường chứng khoán sau nhiều năm
– KBC: Hải Phòng cho mở bán gần 300 căn hộ CT1 Evergreen Tràng Duệ của nhà Kinh Bắc, dự kiến cất nóc vào tháng 1/2024
– HBC: ‘Lộ diện’ các ngân hàng mà HBC trả nợ sau khi bị 2 doanh nghiệp nước ngoài nắm 41,78% cổ phần
– SIP: Tận dụng lợi thế đặc thù, Đầu tư Sài Gòn VRG đẩy mạnh mảng nhà xưởng xây sẵn cho thuê
– HPG liên tục tăng giá bán sản phẩm thép, tôn mạ. Nguyên nhân do nguyên liệu cán nóng đang tăng mạnh.
– HPG: Lãi ròng cả năm 2023 của Hòa Phát có thể đạt 6.337 tỷ, giảm 29%
– CTD: Động lực nào giúp CTD đi ngược thị trường, về ‘đỉnh’ 18 tháng
– POW: PV Power ký kết thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn T&T Group và Ngân hàng SHB
– Những lo ngại khi Sacombank có dự định trở thành cổ đông của Bamboo Airways
– VMD: Chủ tịch HBS sắp nhận chuyển nhượng 1,5 triệu cổ phiếu VMD
– VCI: VCSC sắp huy động thêm 75 triệu USD khoản vay từ đối tác quốc tế
– NVL: Novaland giảm 1.000 tỷ đồng giá trị vốn hợp tác kinh doanh với chủ dự án Aqua Waterfront City
– HAG: Sau cú bắt tay chiến lược, Bầu Đức dắt đoàn LPBank đi thăm CLB bóng đá, vườn chuối, vườn sầu riêng… của Hoàng Anh Gia Lai
– VCB: Lợi nhuận quý III/2023 của Vietcombank đạt 9.051 tỷ đồng
– TNG: Chấp nhận đơn hàng biên lãi thấp, TNG báo lợi nhuận tháng 10 giảm 29%
– Cổ phiếu IBC của Shark Thủy bị hủy niêm yết
– BHN: ‘ì ạch’ không thoái nổi vốn Nhà nước, tài sản ‘bốc hơi’ 2.379 tỷ đồng
– NLG: Cất nóc Akari City giai đoạn 2 theo đúng tiến độ
– Công bố thông tin sai lệch, Tập đoàn Tiến Bộ bị phạt 260 triệu đồng
– BCG Energy chậm thanh toán lãi cho lô trái phiếu 1.000 tỷ đồng
- MUA BÁN/ PHÁT HÀNH
– BSI: Cổ phiếu lấy lại đỉnh năm 2021, Chứng khoán BIDV muốn bán hết cổ phiếu quỹ
– MIG: Gom thêm hàng triệu cổ phiếu, Pyn Elite Fund nâng tỷ lệ sở hữu tại Bảo hiểm Quân đội lên trên 8%
– TIG: Muốn chuyển nhượng 16 triệu cổ phần tại Đầu tư Phát triển Bất động sản và Năng lượng Tái tạo Việt Nam
– Hoa Sen (HSG): Giá tăng 32,5% trong chưa đầy 1 tháng, Phó chủ tịch đăng ký bán 1,5 triệu cổ phiếu
– MSR: Thành viên Masan ‘hút’ thêm 1.500 tỷ đồng trái phiếu
– NVL muốn điều chỉnh kế hoạch phát hành gần 3 tỷ cổ phiếu
– Hòa Bình dự kiến phát hành gần 252,5 triệu cổ phiếu, thu tiền trả nợ các ngân hàng và hoán đổi công nợ với một số đối tác. Tỷ lệ sở hữu của Chủ tịch Lê Viết Hải tại công ty sẽ giảm mạnh từ mức hơn 17% hiện tại xuống dưới 9%.
– Công ty con của Thủy sản Minh Phú muốn huy động 10 triệu USD
– PCH: Thị giá tăng gần 3 lần, một doanh nghiệp muốn chào bán cổ phiếu riêng lẻ tỷ lệ 80%
- CỔ TỨC
– CTG: Cổ đông Vietinbank sắp nhận hơn 564 triệu cổ phiếu CTG từ cổ tức
– DGC: Tiền mặt dồi dào, DGC sắp chi hơn nghìn tỷ tạm ứng cổ tức 2023
– Vừa thoát diện cảnh báo, Cảng Rau Quả (VGP) rục rịch chi trả cổ tức bằng tiền
– Lịch chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền mặt của 5 doanh nghiệp, cao nhất 90%
- CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
– Gần 1.200 tỷ đồng được sang tay ở cổ phiếu NVL, VN-Index tăng phiên thứ 3 liên tiếp
– Những lo ngại về đợt xả ngắn hạn khi hàng về đã tạo nên nhịp lao dốc khá mạnh nửa đầu phiên chiều nay. VN-Index giảm hơn 7 điểm tương đương -0,65% trước khi phục hồi thành công. Dòng tiền bắt đáy đã phản công, không chỉ kéo chỉ số quay đầu tăng 0,3% (+3,36 điểm) lúc đóng cửa mà còn giúp độ rộng đảo ngược..
– NVL của nhóm bất động sản gây ấn tượng mạnh nhất thị trường khi tăng kịch trần sau thông tin Novaland được Chính phủ tìm cách gỡ khó cho một số dự án. Hiệu ứng này lan ra các cổ phiếu bất động sản khác, trong đó nổi bật là: DIG tăng 2,5%, DXG tăng 4,69%, DXS tăng 2,66%, HDC tăng 5,51%, SJS và HBC đều tăng kịch trần. Ngoại trừ bộ đôi VHM – VIC ghi nhận sắc đỏ, đa phần cổ phiếu bất động sản đều tăng điểm.
– Ở nhóm bán lẻ, MWG tiếp tục chịu áp lực bán mạnh từ khối ngoại và giảm 2,69%. Các cổ phiếu bán lẻ còn lại như PNJ, FRT, DGW dao động quanh mốc tham chiếu.
– Thanh khoản 3 sàn tăng 32% so với phiên hôm qua
– Nhà đầu tư nước ngoài chiều nay ghi nhận bán ròng thêm tới 602,2 tỷ đồng trên HoSE, nhưng chủ yếu là tập trung vào VPB với -452,5 tỷ đồng
- CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH
– Toàn bộ cổ phiếu tại UPCoM sẽ sang HOSE vào cuối năm 2026
– DN bảo hiểm niêm yết 9 tháng đầu năm 2023: Tăng trưởng lợi nhuận dựa vào lãi tiền gửi, trái phiếu
– Tỷ lệ CASA phục hồi hai quý liên tiếp khi lãi suất huy động chạm đáy
– Ngoại trừ Fubon, các ETF ngoại đang hút ròng tiền mạnh
– LPBS: Một công ty chứng khoán muốn tăng vốn gấp gần 16 lần, hút hàng nghìn tỷ để cho vay margin
– Cổ đông lớn thứ 2 của Thaco tham gia đợt phát hành trái phiếu gần 9.000 tỷ đồng
– Sài Gòn Capital huy động thành công 3.000 tỷ trái phiếu trong chưa đầy 2 tháng
– Kiểm toán Nhà nước: Khẩn trương chuyển giao bắt buộc với DongAbank
– USD lao dốc, áp lực tỷ giá được giải toả
– Bị can Đỗ Anh Dũng – Tân Hoàng Minh bị truy tố khung chung thân vì chiếm đoạt hơn 8.643 tỷ đồng
– Vụ Vạn Thịnh Phát: Khởi tố thêm 2 vụ án và 72 bị can
– Thêm 23 cán bộ lãnh đạo bị khởi tố do liên quan vụ án Vạn Thịnh Phát
– Tổng Thanh tra Chính phủ: 432 cán bộ, công chức bị xử lý
– HoREA: Lượng giao dịch giảm 50%, tồn kho bất động sản còn hơn 18 tỷ USD
- VIỆT NAM
– Xuất khẩu gạo tiếp tục tăng cao, vượt kết quả của cả năm 2022
– Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải khẩn trương xây dựng quy chuẩn đường cao tốc
– Đồng Nai giải ngân vốn FDI cao hơn cả nước 13,5%
– Quảng Ngãi: Ngành công nghiệp dẫn dắt tăng trưởng
– Đầu tư xây dựng KCN hỗ trợ Đồng Văn III phía Đông đường cao tốc cầu Giẽ – Ninh Bình
– Vướng mặt bằng, hai dự án hàng không tại Hải Phòng phải khởi công chậm lại
– 13 dự án điện khí LNG có nguy cơ chậm tiến độ, khó về đích đúng hẹn
– FDI ghi dấu ấn ở nhiều mặt hàng xuất khẩu, giúp Việt Nam thành trung tâm sản xuất hàng điện tử toàn cầu
- THẾ GIỚI
– Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến trái chiều, Shanghai giảm
– 75% dòng vốn nước ngoài vào thị trường chứng khoán Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm đã rời đi.
– Số liệu thống kê cho thấy các nhà đầu tư toàn cầu bán tháo số cổ phiếu trị giá hơn 25 tỷ USD, bất chấp những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm khôi phục niềm tin thị trường.
– Chứng khoán Châu Âu đa phần tăng nhẹ
– Chứng khoán Mỹ đứt chuỗi tăng sau khi Cục Dự trữ liên bang (Fed) công bố biên bản cuộc họp hồi đầu tháng với không một lần đề cập tới khả năng cắt giảm lãi suất.
– Hàn Quốc: Tín dụng hộ gia đình tăng kỷ lục trong quý III
– Ấn Độ: bất động sản đang trở thành điểm sáng đầu tư
– Chủ tịch ECB cảnh báo còn quá sớm để tuyên bố chiến thắng lạm phát
– Pakistan nộp đơn gia nhập BRICS vào năm 2024
- VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA
– Binance thừa nhận 3 tội danh và bị phạt 4 tỷ USD, CZ rời ghế CEO Binance
– Bộ Tư pháp Mỹ thông báo Binance sẽ phải nộp số tiền hơn 4 tỷ USD để khép lại các cuộc điều tra kéo dài nhiều năm. Đề xuất này nhằm tránh việc Binance sụp đổ, gây phản ứng dây chuyền, tác động tiêu cực tới nhà đầu tư trong lĩnh vực tiền mã hóa.
– Vị thế dẫn đầu của Binance trên thị trường tiền mã hóa bị lung lay sau bê bối của CZ
– Bài báo này nêu ra tất cả các điều khoản mà Binance và CZ đã đồng ý với Bộ Tư pháp Mỹ
– Nhật Bản: Sàn giao dịch kỹ thuật số Osaka ra mắt nền tảng chứng khoán kỹ thuật số
– Cố vấn tiền điện tử của Tổng thống El Salvador đến thăm Argentina để thảo luận về Bitcoin
– Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm về 37.100 USD thì sang phiên hôm nay đã có nhịp rơi khá sâu về 35.800 USD, trước khi hồi lên 36.600 USD/BTC vào cuối ngày.
– EU cho phép các nước thành viên hỗ trợ giá năng lượng thêm 6 tháng
– Libya công bố vòng cấp phép khai thác dầu đầu tiên kể từ năm 2005 để tăng sản lượng và thu hút đầu tư. Sáng kiến này là một phần trong chiến lược nhằm tăng công suất khai thác dầu của Libya lên mục tiêu đầy tham vọng là 2 triệu thùng/ngày trong vòng 3 – 5 năm tới. Mục tiêu này được xây dựng trên cơ sở sản lượng hiện tại đạt gần 1,2 triệu thùng/ngày tính đến tháng trước.
– Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) có thể tăng sản lượng dầu vào năm tới vì nước này đã giành được hạn ngạch cao hơn theo thỏa thuận OPEC+.
– Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 1,22%, xuống 76,82 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 1,18%, xuống 81,48 USD/thùng.
– BRICS: Trung Quốc và Ả Rập Saudi ký thỏa thuận hoán đổi tiền tệ trị giá 7 tỷ USD
– Giá vàng SJC vượt 72 triệu đồng/lượng, tiến dần đến mức kỷ lục thiết lập vào năm ngoái
– Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 20,1 USD lên 1.997,7 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng bật lên trên 2.000 USD và lùi về sát ngưỡng này vào cuối giờ chiều.
– Quặng sắt cao nhất 8 tháng, giá thép xây dựng vẫn tiếp tục tăng mạnh
– Giá quặng sắt tăng phiên thứ 2 liên tiếp, với giá trên thị trường Singapore đạt mức cao nhất trong 8 tháng, do tâm lý nhà đầu tư được thúc đẩy bởi sự hỗ trợ mới nhất của Bắc Kinh đối với lĩnh vực bất động sản và lo ngại về khả năng gián đoạn nguồn cung.
– Đồng cao nhất 2 tháng khi đồng nhân dân tệ tăng giá
– Giá cao su kỳ hạn tương lai trên thị trường Nhật Bản giảm xuống mức thấp nhất 3 tuần vào thứ Ba do đồng Yên phục hồi và giá dầu thô giảm.
Vàng SJC 71,8 tr/lượng
USD 24,355 đồng
Bảng Anh 30,754 đồng
EUR 27,093 đồng