– SSH: Một thành viên HĐQT Sunshine Homes nộp đơn từ nhiệm
– FPT: Cam kết đào tạo 50.000 kỹ sư AI, đầu tư thêm trung tâm dữ liệu, nhà máy AI tại Việt Nam
– FPT: Tung kết quả kinh doanh, chặn đà bán tháo cổ phiếu
MUA BÁN/ PHÁT HÀNH
– NVL: Công ty riêng của ông Bùi Thành Nhơn đăng ký bán ra 5 triệu cổ phiếu NVL
– SSI: Đón ‘sóng’ nâng hạng thị trường, công ty chứng khoán đồng loạt tăng vốn
CỔ TỨC
– HJS: Lịch chốt trả cổ tức bằng tiền tuần từ 24-28/3: 5 doanh nghiệp thanh toán tỷ lệ hàng chục %
– HSG: Hoa Sen (HSG) chi 310 tỷ đồng trả cổ tức, Chủ tịch Lê Phước Vũ sắp nhận số tiền lớn
– FPT: FPT giữ mức cổ tức 20% năm thứ 7 liên tiếp, kèm cổ phiếu thưởng 15%
– VFS: CTCK đầu tiên chốt chia cổ tức 112% lợi nhuận ngay sau ĐHCĐ 2025
CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
– Loạt cổ phiếu ‘vượt đỉnh’ 50 phiên gần nhất như: VND, VIC, VHM… trong tuần VN-Index điều chỉnh
– Tâm lý nhà đầu tư dần trở nên thận trọng hơn trước sự kiện FED giữ nguyên lãi suất điều hành và nguy cơ Việt Nam nằm trong danh sách áp thuế đối ứng của phía Mỹ vào trung tuần tháng tư tới. VN-Index giảm liền 4 phiên còn lại của tuần giao dịch.
– Cổ phiếu SHB tiếp tục hút mạnh dòng tiền, tăng gần 10% và có tuần thứ hai liên tiếp lọt vào top những mã tăng mạnh nhất sàn
– Nhóm các cổ phiếu có câu chuyện riêng như ORS, TPB, TCD do những thông tin liên quan hoặc chịu liên đới với Bamboo Capital .
– Kết phiên, VN-Index neo tại 1.321 điểm, tương đương giảm 0,32% so với tuần giao dịch trước.
– Thanh khoản khớp lệnh tuần qua giảm xuống mức thấp nhất từ đầu tháng, song vẫn duy trì ở mức hơn 40% so với mức bình quân 20 tuần.
– Khối ngoại bán ròng 3.992 tỷ đồng trên HOSE. FPT dẫn đầu với gần 2.000 tỷ đồng
CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH
– Rầm rộ kick off, mở bán dự án, Vinhomes, Masterise Homes, Nam Long, Novaland, Phát Đạt… “khơi mào” cho chu kì mới của thị trường địa ốc phía Nam
– Thủ tướng yêu cầu NHNN nghiên cứu kiến nghị về áp dụng Basel III
– Trái phiếu doanh nghiệp: “Nén” để “bung”
VIỆT NAM
– 30 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam năm 2025, loạt “ông lớn” chạy đua mở rộng quỹ đất KCN
– Bộ Xây dựng đề xuất tăng lợi nhuận làm nhà ở xã hội từ 10% lên 13%
– Nóng trong tuần: Chốt thời hạn trình đề án sáp nhập tỉnh, xã, bỏ cấp huyện
THẾ GIỚI
– Cả ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đều nhích tăng nhẹ trong phiên giao dịch cuối tuần sau tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về việc sẽ có một số sự linh hoạt trong chính sách thuế quan.
– Kết thúc tuần, S&P 500 đã tăng 0,5%, tránh được chuỗi giảm điểm kéo dài 5 tuần liên tiếp. Nasdaq Composite tăng 0,2%, trong khi Dow Jones đi lên tới 1,2%. S&P 500 đã thoát khỏi vùng điều chỉnh và hiện đang cách mức kỷ lục gần 8%
– Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến tích cực với đa phần thị trường tăng tốt trong tuần, TT Trung Quốc giảm điểm, đi ngược xu hướng so với khu vực
– KOSPI tăng điểm tốt nhất khu vực với 2,99%
– Nifty 50 – đại diện cho 50 công ty lớn nhất Ấn Độ tăng tới 4,26%
– Tại Châu Âu, các thị trường lớn biến động trong tuần nhưng vẫn kết tuần trong sắc xanh
– Tổng nợ của Hàn Quốc chạm mức cao kỷ lục
– Tesla bất ngờ bị triển lãm ô tô lớn của Canada ‘cấm cửa’
– Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bác bỏ thông tin cho rằng Nga từ chối ngừng b_ắ_n ở Ukraine, đồng thời tiết lộ ông không cố áp đặt hạn chót đối với Moscow về việc này.
– Cấm ở phương Tây, bùng nổ ở phương Nam: Xe hơi Trung Quốc giá rẻ tràn ra thế giới
VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA
– Triều Tiên sở hữu lượng Bitcoin nhiều thứ 3 thế giới sau vụ ByBit, vượt loạt cường quốc
– Strategy dự kiến huy động thêm 711 triệu USD để mua Bitcoin
– Lượng nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc từ châu Phi đã giảm mạnh trong những năm gần đây, nhưng các khoản đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc vào khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) lại đang bùng nổ.
– EU cân nhắc sử dụng kho khí đốt Ukraine để giải quyết tranh chấp với Slovakia
– Trong đó Ukraine sẽ tăng cường nhập khẩu khí đốt từ Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, lưu trữ nguồn khí này, sau đó chuyển đến các nước EU qua Slovakia vào mùa đông, theo POLITICO.
– Giá dầu tiếp tục tăng, ghi nhận tuần thứ hai đi lên do các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Iran và kế hoạch sản lượng của OPEC+ làm dấy lên lo ngại về nguồn cung.
– Tính chung cả tuần, Brent tăng 2,1%, WTI tăng 1,6%, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 1/2025.
– Mỹ áp lệnh trừng phạt mới đối với Iran, bao gồm một nhà máy lọc dầu Trung Quốc, có thể khiến xuất khẩu dầu Iran giảm tới 1 triệu thùng/ngày. Trong khi đó, OPEC+ lên kế hoạch cắt giảm thêm sản lượng để bù đắp khai thác vượt mức, giới hạn mức tăng nguồn cung trong thời gian tới.
– Nhen nhóm ý định mở lại Dòng chảy phương Bắc 2, ông Trump thay đổi 180 độ, cần cái ‘gật đầu’ từ Đức.
– Đến thời điểm hiện tại, Đức đã gần như thay thế hoàn toàn khí đốt Nga cung cấp qua đường ống bằng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ, Na Uy và Qatar.Và hầu như toàn bộ đường ống dẫn khí của Nga tới châu Âu đều bị đóng cửa. Châu Âu hiện là khách hàng chính của LNG Mỹ.
– Đồng USD ghi nhận tuần tăng giá đầu tiên trong tháng 3/2025
– Kết phiên cuối tuần, giá vàng giảm 1% do đồng USD mạnh lên và áp lực chốt lời, nhưng vẫn duy trì đà tăng hàng tuần với 1,31%
– Tuần này vàng cũng thiết lập đỉnh lịch sử tại 3.057 USD/ounce
– Giá vàng SJC x triệu/lượng
– Tháng 2 vừa qua, Trung Quốc đã nhập khẩu lượng nhôm từ Nga trị giá 491 triệu USD, đẩy thị phần lên 36,3%, mức cao kỷ lục trong lịch sử giao thương giữa hai nước, , giữa lúc EU siết chặt lệnh cấm.
– Giá đồng giảm do đồng USD mạnh lên, chênh lệch giá cao kỷ lục
– Mỹ nhập khẩu khoảng 40% nhu cầu đồng, trong đó có từ Canada – quốc gia bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế của ông Trump. Nếu Mỹ áp thuế 25% lên đồng, mức chênh lệch giá đồng tại Comex so với LME có thể tăng lên 2.000 USD/tấn.
– Quặng sắt giảm giá 4,2% tuần này do lo ngại về nhu cầu tại Trung Quốc
– Cà phê, đường giảm; Ca cao thấp nhất 4 tháng
– Ngô và đậu tương Chicago giảm do áp lực bán tháo cuối tuần
– Ấn Độ đề xuất áp thuế tự vệ 12% với một số mã thép cán phẳng, doanh nghiệp Việt Nam chịu tác động mạnh