CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

25/11: Đọc gì trước giờ giao dịch

Đóng phiên hôm qua, ngày 24/11, VN-Index tăng 1.71 điểm, chốt ở mốc 947.71 điểm, tương ứng với mức tăng là 0.18%.

Ảnh:Trading View

Các dữ liệu thị trường đáng chú ý:

2/ Giao dịch khối ngoại :

  • Khối ngoại phiên hôm qua, ngày 24/11 mua ròng tổng lượng là 326.73 tỷ đồng

Top NN mua ròng

Top NN bán ròng

3/ Giao dịch khối tự doanh

  • Khối tự doanh, phiên hôm qua 24/11 mua ròng với tổng giá trị là 262.67 tỷ đồng

4/ Các nhóm ngành đang hút dòng tiền mạnh:

  • Biểu đồ diễn biến ngành

  • Biểu đồ diễn biến dòng tiền

  • Dòng tiền đang tập trung mạnh ở nhóm ngành như: Tài Nguyên, Hoá chất, Dịch Vụ Tài Chính, Dầu Khí,…

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 24/11

  •  DOANH NGHIỆP
– Hơn 128 triệu cổ phiếu phiên khớp lệnh kỷ lục về tài khoản, “biệt đội giải cứu” Novaland tạm lỗ 14%
– Vốn hoá “bốc hơi” 100.000 tỷ đồng từ đầu tháng, Novaland lần thứ 3 lên tiếng về việc giá cổ phiếu giảm sàn
– Becamex IDC sẽ đưa KCN 700 ha vào khai thác từ năm 2023, có thể thu 5.000 tỷ từ dự án chuyển nhượng cho CapitaLand
– HPX/VPI: Văn Phú và Hải Phát “phớt lờ” chỉ đạo của Hà Nội tại dự án BT gần 2.000 tỷ đồng?
– STB: Cổ phiếu STB test lại đường MA50, khối ngoại mua ròng hơn 1.200 tỷ sau 2 tuần
– QNS: Nhà máy đường lớn nhất nước khơi thông vướng mắc, sẵn sàng vào vụ ép
– SJF: Giảm sàn gần 3 tuần liên tiếp, cổ phiếu SJF bất ngờ tăng trần 5 phiên
– CEN: CENCON vừa lên tiếng giải trình cổ phiếu tăng trần 5 phiên liên tiếp, CEN lại đo sàn
– VTP: Đặt mục tiêu tham vọng, Viettel Post gặp nhiều khó khăn để hoàn thành vào cuối năm
– AAA: Nhựa An Phát Xanh giải ngân 93% nguồn vốn sau 4 năm huy động
– LTG: Tập đoàn Lộc Trời sẽ thống lĩnh hạ nguồn sản xuất lúa gạo thông qua thương vụ M&A
– PVC: Thành lập Công ty PVChem-CS
– NVL: Giải mã chuyện Citigroup Global chấp nhận hoán đổi trái phiếu bằng cổ phiếu NVL với giá 85.000/cp khi thị giá chưa tới 22.000 đồng
– L14: 7 phiên tăng trần vẫn là cổ phiếu mất giá nhiều nhất thị trường chứng khoán
– Giữa lúc thị trường hoang mang, TCBS chọn tăng vốn với lí do: Để giữ vững vị thế dẫn dầu
– Masan chuyển nhượng toàn bộ nhãn hiệu T-Pay cho Techcombank
– PC1: Chi phí tài chính tăng mạnh, lợi nhuận sau thuế giảm về mức hơn 4 tỷ đồng
– TDH: Thuduc House bất ngờ bán toàn bộ vốn tại dự án Centum Wealth
– VRE: Từ chinh phục ‘bán lẻ dưới lòng đất’ đến dẫn dắt ngành BĐS bán lẻ Việt Nam
– STK: Sợi Thế Kỷ và những thách thức từ các khoản lỗ tỷ giá khi doanh thu và lợi nhuận sau thuế tăng trong quý 3 nhưng dự báo quý 4/2022, Công ty Cổ phần Sợi Thế kỷ (STK) sẽ tăng trưởng âm vì các khoản lỗ về tỷ giá.
– IBC: Apax Holdings của Shark Thuỷ bị Cục Thuế TP. Hà Nội cưỡng chế thuế 5,6 tỷ đồng
  • MUA BÁN/ PHÁT HÀNH
– DGC: Dragon Capital bán gần 5 triệu cổ phiếu DGC
– VJC: Phó Tổng Giám đốc Vietjet Air toàn bộ 130.400 cổ phiếu VJC với mục đích tài chính cá nhân.
– Giao dịch lớn cổ phiếu HJS, DST, UNI, TCI, SP2, PVV, BIG, PDR, SSB, PGN, VAB, SBT
– HPX: Cổ phiếu xuống đáy lịch sử và sắp phải giải trình lần 2, Chủ tịch HĐQT Hải Phát bị “call margin” gần 5 triệu đơn vị
– PDR: Chứng khoán TVI và Mirae Asset thông báo bán giải chấp hơn 21,45 triệu cổ phiếu của Chủ tịch và tổ chức liên quan đến DPR
– KSB: Quỹ đầu tư đến từ Phần Lan trở thành cổ đông lớn của KSB
– Hội đồng quản trị SBT đồng loạt đăng ký mua vào cổ phiếu trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động
– NVL: Citigroup Global vừa chuyển đổi 5 trái phiếu (hơn 23 tỷ đồng) thành 270.729 cổ phiếu NVL, đây là số trái phiếu nằm trong gói trái phiếu chuyển đổi có tổng giá trị 300 triệu USD với mệnh giá 200.000 USD/trái phiếu, sẽ đáo hạn ngày 16/7/2026
– TN1: Hệ sinh thái TNG Holdings huy động chục nghìn tỷ đồng từ trái phiếu
  •  CỔ TỨC
– DVP: Cảng Đình Vũ sắp chia cổ tức đợt 1/2022 bằng tiền tỷ lệ 10%
– Vicostone chốt ngày trả cổ tức tiền mặt 3.000 đồng/cp
  •  CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
– Cổ phiếu blue-chips phục hồi, VN-Index đảo chiều xanh
– Xanh vỏ, đỏ lòng, nhóm ngân hàng quốc doanh cố cân chỉ số khi nhóm bán lẻ nằm sàn do lo ngại thiếu hụt Iphone 14
– Thanh khoản đã nhích lên trong phiên chiều nay, chủ yếu là nhờ bên mua nâng giá lên. Diễn biến tích cực đó cũng tạo sức lan tỏa khá tốt và đến giây cuối cùng trong đợt khớp lệnh liên tục, VN-Index đã về tới tham chiếu và đợt ATC các cổ phiếu tài chính mạnh thêm, đủ kéo nhẹ chỉ số vượt mức này 1,71 điểm…
– Đã gần 2 tuần trôi qua kể phiên đảo chiều mạnh vào ngày 16/11/2022, thời điểm mà dòng tiền đã bắt đầu đánh hơi thấy khả năng phải có một cuộc giải cứu, nhưng rốt cuộc vẫn chưa có thông tin cụ thể nào đưa ra.
– Khối ngoại duy trì 14 phiên mua ròng liên tiếp
– Phiên 24/11: Thị trường giằng co, khối ngoại vẫn miệt mài tung hơn 300 tỷ đồng gom cổ phiếu, tâm điểm FUEVFVND, VNM
– Phiên 24/11, khối tự doanh công ty chứng khoán mua ròng hơn 267 tỷ đồng. DGC, NVL, VIC, MSN, VHM là những mã được mua tích cực với giá trị mỗi mã đều hơn 15 tỷ đồng. Ngược lại, HHV là mã bị bán ròng mạnh nhất với hơn 9 tỷ đồng.
  •  CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH
– Chứng khoán MBS lại “ra tay”, sắp cắt sạch margin của 7 mã cổ phiếu “hot”
– Dragon Capital ‘quay xe’ bán ròng cổ phiếu
– Công ty Xây dựng công trình Tân Cảng sắp đưa cổ phiếu giao dịch trên UPCoM
– Những thương vụ M&A đáng chú ý trong giai đoạn 2021-2022
– 20 doanh nghiệp niêm yết có giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất đều đang chịu áp lực thanh khoản lớn trong 12 tháng tới khi dòng tiền yếu, áp lực nợ trái phiếu, nợ tín dụng lớn hơn dòng tiền tạo ra, trong khi các kênh huy động vốn gặp nhiều khó khăn.
– Ngân hàng Nhà nước: Lãi suất cho vay bình quân đang ở mức 8,4 – 9,9%/năm
– “Ông lớn” ngân hàng Sacombank tung chiêu “độc lạ” hút khách gửi tiền: Gửi 6 tháng tặng thêm nửa tháng lãi, gửi 12 tháng tặng thêm lãi 1 tháng
– VPBank tăng tiếp lãi suất, cạnh tranh với các ngân hàng khác huy động vốn
– Khối lượng trái phiếu mua lại trước hạn đạt 152.500 tỷ đồng
– FiinGroup: Cơ cấu TPDN tại các ngân hàng tương đối khiêm tốn, ít có tác động đến chất lượng tín dụng
  •  VIỆT NAM
– Biến động “dữ dội” trong Top 10 Công ty Dược uy tín năm 2022: Dược Hậu Giang, Traphaco vững ngôi vương, Pharmacity lần đầu lọt top
– Kỳ 1 tháng 11/2022: Xuất khẩu giảm, cán cân thương mại thâm hụt 1,15 tỷ USD
– Sửa nghị định kinh doanh xuất khẩu gạo, đảm bảo an ninh lương thực
– Trong bối cảnh nguồn cung giảm trong khi nhu cầu ổn định, gạo thế giới và gạo xuất khẩu Việt Nam sẽ còn tiềm năng tăng giá trong 2023
– Giá heo hơi trong nước đang ở mức 51.000 – 55.000 đồng/kg, khiến người chăn nuôi nhỏ lẻ thua lỗ. Một trong những đề xuất mà các hộ chăn nuôi mong muốn là cơ quan quản lý nới lỏng hoạt động xuất khẩu tiểu ngạch heo hơi sang thị trường Trung Quốc, nhưng đây là vấn đề rất nan giải. Vậy, còn có giải pháp gì để “giải cứu” giá heo hơi trong thời gian tới.
– Nhu cầu thịt phục hồi khi Tết Nguyên Đán đến gần, Dabaco, MEATLife, Heo ăn chay, heo ăn chuối có hưởng lợi?
– Đồng Nai hướng tới thu hút FDI có chọn lọc
– Bộ Giao thông Vận tải đề nghị VietinBank tiếp tục giải ngân cho dự án hầm Đèo Cả
– Du lịch phục hồi tích cực, khách nội địa đạt gần 92 triệu lượt trong 10 tháng đầu năm
– Thanh tra đột xuất các tổ chức sử dụng đất tại TP. HCM
-Thanh tra 10 dự án bất động sản tại Đồng Nai
– Kinh doanh thua lỗ, EVN vẫn giữ ngôi quán quân ‘vua tiền mặt’ với hơn 108.000 tỷ đồng, giảm hơn 24.000 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm.
– Lượng tiền mặt hơn 2.000 tỷ USD, nhà đầu tư Nhật muốn M&A 5 lĩnh vực tại Việt Nam
– Container rỗng ùn ùn đổ về Việt Nam, nhiều cảng biển chật cứng
– Đèo Cả nghiên cứu đầu tư các dự án ở Lâm Đồng với tổng quy mô vốn 20.000 tỷ
– Thăng trầm của ngành thuỷ sản sau những lần thắt chặt tiền tệ
  •  THẾ GIỚI
– Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến tích cực với đa phần thị trường tăng
– Tại Châu Âu, các thị trường lớn đang giao dịch đồng thuận/, các chỉ số đều cho sắc xanh
-Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm phiên thứ hai liên tiếp trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (23/11), sau khi biên bản cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) được công bố cho thấy tín hiệu giảm tốc độ tăng lãi suất.
– Dữ liệu công bố hôm qua cho thấy hoạt động kinh doanh của Mỹ tháng 11 đã giảm tháng thứ 5 liên tiếp, với số lượng đơn đặt hàng mới giảm xuống mức thấp nhất trong 2,5 năm do lãi suất cao hơn làm giảm nhu cầu.
– Trung Quốc: Bất ngờ với số ca Covid-19 cao nhất từ trước đến nay
– Ngành môi giới bất động sản Hồng Kông ồ ạt cắt giảm nhân sự khi thị trường suy sụp
– 51% người dân Hong Kong (Trung Quốc) bi quan về thị trường bất động sản
– Bloomberg đưa tin các siêu ngân hàng quốc doanh của Trung Quốc đang bơm ít nhất 270 tỷ nhân dân tệ (tương đương 38 tỷ USD) tín dụng mới cho các công ty bất động sản. Đây là 1 phần trong nỗ lực giải cứu thị trường của chính phủ nước này.
– Trung Quốc có thể sẽ vẫn phải áp dụng biện pháp phong tỏa chặt chẽ để ngăn COVID-19
– Việc nhà máy lắp ráp iPhone của Apple tại Trung Quốc phải đóng cửa vì ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã khiến người dùng toàn cầu phải đợi lâu hơn để sở hữu iPhone 14 Series. Điều này có thể tác động trực tiếp tới doanh thu của Apple trong quý IV.
– Số liệu về chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI) do S&P Global công bố ngày 23/11 cho thấy hoạt động kinh doanh ở Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) tiếp tục giảm sút trong tháng 11 nhưng với tốc độ chậm hơn.
– Reuters: BoE dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm trong tháng 12/2022
– Hàn Quốc tăng lãi suất cơ bản để kiềm chế lạm phát
– Hyundai có nữ chủ tịch đầu tiên
– Kinh nghiệm tái cấu trúc nợ trái phiếu từ Trung Quốc
– Huyền thoại George Soros tranh thủ gom cổ phiếu Tesla khi giá giảm một nửa
  • VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA
– Theo tin từ tờ Nikkei Asia, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đang làm việc với 3 ngân hàng hàng đầu Nhật Bản và một số tổ chức tài chính trong khu vực để thử nghiệm đồng Yên số vào mùa xuân tới.
– Quỹ cứu trợ của Binance sẽ có giá trị 1 tỷ USD, dùng để giúp đỡ các công ty đang gặp khó khăn trong ngành.
77) Thổ Nhĩ Kỳ khởi động điều tra cựu CEO FTX Sam Bankman-Fried
– Cảnh sát Singapore điều tra nền tảng lending Hodlnaut với cáo buộc gian lận
– Hacker vụ tấn công Mt. Gox được cho là đã rục rịch chuyển đi 10.000 BTC từ 7 năm trước lên sàn giao dịch và có động thái chốt lời.
– Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng lên gần 16.600 USD, thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục tăng nhẹ nhưng lại đảo chiều nhanh về dưới 16.600 USD/BTC vào cuối ngày.
– Mỹ công bố hướng dẫn chi tiết về kế hoạch áp giá trần đối với dầu mỏ Nga
– Theo Viện Xăng dầu Mỹ (API), dự trữ dầu thô của Mỹ giảm khoảng 4,8 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 18/11, cao hơn ước tính giảm 1,1 triệu thùng của các nhà phân tích trước đó.
– Châu Âu khởi động cuộc đua mua khí đốt cho những năm tiếp theo
– EU tuyên bố đã thay thế hoàn toàn việc nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga bằng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và khí đốt từ các nhà cung cấp đáng tin cậy.
– Các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) ngày 23/11 không thể đạt được một thoả thuận về việc nên áp trần giá ở mức nào đối với dầu thô Nga vận chuyển bằng đường biển. Theo dự kiến, cuộc thảo luận căng thẳng này sẽ được nối lại vào ngày 24 hoặc 25/11.
– EU định áp giá trần khí đốt theo kiểu ‘có cũng như không’
– Giá dầu giảm hơn 3% vào thứ Tư (23/11), tiếp tục chuỗi ngày giao dịch đầy biến động, khi Nhóm Bảy quốc gia (G7) có thể giới hạn giá dầu Nga cao hơn mức giá thị trường hiện tại và tồn kho xăng ở Mỹ nhiều hơn mong đợi của các nhà phân tích.
– Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,12 USD (-0,15%), xuống 77,82 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,23 USD (-0,27%), xuống 85,18 USD/thùng.
– Vì sao Trung Quốc và châu Âu “hối hả” mua dầu của Nga?
– Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 10,2 USD lên mức 1.750,1 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nhích lên 1.755 USD và giằng co nhẹ quanh ngưỡng này cho đến cuối ngày.
– ‘Mặc kệ’ giá vàng thế giới hồi phục, vàng SJC vẫn duy trì chuỗi ngày dao động biên độ hẹp
– USD lao dốc sau biên bản cuộc họp của Fed, Euro, Bảng Anh, bitcoin và vàng đồng loạt tăng phiên 23/11
– Giá cà phê Arabica khả năng cao tiếp tục tăng trước những thông tin tiêu cực về nguồn cung
– Nhập khẩu bông của Trung Quốc thấp nhất một thập kỷ: Dấu hiệu rõ nét nhu cầu hàng may mặc toàn cầu suy giảm
– Giá đồng giảm do số ca nhiễm COVID-19 tăng ở Trung Quốc làm tiêu tan hy vọng rằng nhu cầu ở quốc gia tiêu thụ kim loại lớn nhất thế giới sẽ sớm được cải thiện.
– Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên (Trung Quốc) tiếp tục giảm phiên thứ ba liên tiếp do lo ngại về số ca nhiễm COVID-19 gia tăng tại nhà sản xuất thép hàng đầu thế giới – Trung Quốc – gây áp lực nặng nề lên tâm lý thị trường.
– Dầu cọ tăng ngày thứ 3 liên tiếp
– Hợp đồng khí đốt tự nhiên của Mỹ tăng khoảng 8% lên mức cao nhất trong hai tháng vào thứ Tư trước kỳ nghỉ Lễ Tạ ơn do dự báo thời tiết lạnh hơn nhiều so với dự kiến ​​trước đó và nhu cầu sưởi ấm cao hơn trong hai tuần tới.
Vàng SJC 67.5 tr/lượng
USD 24,854 đồng
Bảng Anh 30,469 đồng
EUR 26,611 đồng

 

 

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button