CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

26/07: Đọc gì trước giờ giao dịch

Đóng phiên hôm qua, ngày 25/07, VN-Index tăng 5.18 điểm, chốt ở mốc 1,195.90 điểm, tương ứng với mức tăng là 0.44%.

Ảnh:Trading View

Các dữ liệu thị trường đáng chú ý:

2/ Giao dịch khối ngoại :

  • Khối ngoại phiên 25/07 mua ròng tổng lượng là 35.873 tỷ đồng

Top NN mua ròng

Top NN bán ròng

3/ Giao dịch khối tự doanh

  • Khối tự doanh, phiên 25/07 mua ròng với tổng giá trị là 38.98 tỷ đồng

Top tự doanh mua ròng nhiều nhất

Top tự doanh bán ròng nhiều nhất

4/ Các nhóm ngành đang hút dòng tiền mạnh:

  • Biểu đồ diễn biến ngành

  • Biểu đồ diễn biến dòng tiền

  • Dòng tiền đang tập trung mạnh ở nhóm ngành: Dịch vụ bán lẻ, Tài nguyên,…

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 25/07

  • DOANH NGHIỆP
– CEO: ĐHĐCĐ – Do tình hình chung thị trường bất động sản nên công tác bán hàng của CEO Group từ đầu năm đến nay vô cùng khó khăn, dẫn đến quý 2/2023 doanh nghiệp vẫn có lợi nhuận nhưng không lớn.
– CC1: 2 phiên tăng 28%, cổ đông CC1 “ấm lòng”
– VCSC ước tính tổng lợi nhuận tối đa khoảng 525 tỷ đồng cho một nhà thầu tham gia gói Sân bay Long Thành 5.10.
– VCG: Câu chuyện cổ phiếu đầu tư công chạy theo kỳ vọng, VCG thăng hoa nhờ “chọn đúng đội”?
– FMC: Lãi ròng giảm 21% nhưng xuất khẩu tôm đã xuất hiện “ánh sáng”
– Đạm Cà mau (DCM) mang 10.000 tỷ đi gửi ngân hàng, lợi nhuận giảm sút 70% cùng kỳ
– Trước thềm công bố thầu sân bay Long Thành, Coteccons (CTD) lên tiếng về việc Ricons yêu cầu mở thủ tục phá sản
– BAB: Lợi nhuận “bốc hơi”, nợ xấu của Bac A Bank tăng mạnh trong quý 2/2023
– CTG: Tín dụng tăng trưởng 6,6% sau nửa đầu năm
– SGB: Thêm ngân hàng công bố KQKD quý 2: Lợi nhuận tăng 9%, nợ xấu chạm mức 2,3%
– Chứng khoán Bảo Việt (BVS) báo lãi quý 2 tăng 404%, hoàn thành gần 70% kế hoạch
– AAS: Lợi nhuận sau thuế quý II/2023 giảm 67%, Chứng khoán Smart Invest còn bao nhiêu nợ trái phiếu?
– HNM: Kinh doanh khởi sắc trở lại, Hanoimilk báo lãi tăng 35% trong quý II
– SCD: Sá xị Chương Dương lỗ kỷ lục 35 tỷ đồng, kéo dài chuỗi thua lỗ lên 8 quý liên tiếp
– DBD: Đẩy mạnh nhóm hàng tự sản xuất, Bidiphar báo lãi quý 2 tăng mạnh
– KHG: Nguồn thu từ hoạt động “cốt lõi” sụt giảm 86%, sống khoẻ nhờ khoản lãi hợp tác đầu tư
– TOS: Một doanh nghiệp “họ” Tân Cảng báo lãi ròng quý 2 gấp 2,5 lần, cổ phiếu lập tức tăng mạnh
– SGR: Địa ốc Saigonres báo lãi cao gấp 2,6 lần doanh thu
– HVN: Cần thêm thời gian để đối chiếu, xác nhận công nợ mới phát hành được báo cáo tài chính kiểm toán 2022
  • MUA BÁN/ PHÁT HÀNH
– VFS: Bán STB, MWG, NKG để mua cổ phiếu “lạ”, 1 công ty chứng khoán lãi đột biến quý 2
– NBB: Một cá nhân mua vào hơn 1,7 triệu cổ phiếu NBB, trở thành cổ đông lớn
– VJC: Vietjet sắp phát hành 2.000 tỷ trái phiếu để trang trải chi phí hoạt động
  • CỔ TỨC
– Viettel Post chi 130 tỷ đồng trả cổ tức, cổ phiếu VTP đã tăng 61% từ đầu năm
  •  CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
– ‘Đầu tàu’ VCB vững tay kéo VNINDEX vượt qua rung lắc, tiến gần ‘cứ điểm’ 1.200
– Trái ngược với sự khởi sắc của ngân hàng, nhóm CP bất động sản chịu sức ép bán tháo từ bên nắm giữ. Kết phiên hôm nay, gần như toàn bộ nhóm CP bất động sản đều đạt mức giá dưới tham chiếu.
– Tuy nhiên thanh khoản lớn nhất thị trường hôm nay vẫn thuộc về hai mã bất động sản là DIG và NVL. NVL hôm qua lập kỷ lục với 1.532,5 tỷ đồng, hôm nay tụt xuống còn 698 tỷ đồng. DIG gây ấn tượng mạnh với giao dịch gần 1.026,7 tỷ đồng, tăng 21% so với hôm qua. Đóng cửa, NVL chỉ tham chiếu trong khi DIG tăng 2,4%.
– Dòng tiền hưng phấn kéo VN-Index có thời điểm tiến sát mốc 1.200 điểm. Dù vậy, lực cầu chưa đủ mạnh khiến chỉ số vẫn hụt hơi và thu hẹp đà giảm vào cuối phiên.
– Thị trường chứng khoán đóng cửa phiên giao dịch với mức tăng 5,18 điểm (tương đương 0,44%) lên 1.195 điểm, giá trị giao dịch trên HoSE đạt hơn 20.148 tỷ đồng. Dù tăng điểm, song trạng thái của chỉ số vẫn là “xanh vỏ đỏ lòng” khi số mã giảm áp đảo so với số mã tăng điểm.
– Tự doanh CTCK mua ròng khiêm tốn ở mức hơn 39 tỷ đồng, tuy nhiên tập trung gom EVF với gần 161 tỷ đồng
– Khối ngoại trở lại mua ròng trong phiên VN-Index “xanh vỏ đỏ lòng”, tập trung “gom” HPG với giá trị 72 tỷ đồng
  •  CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH
– Đã có 10 ngân hàng công bố KQKD 6 tháng: “Ông lớn” Techcombank báo thông tin bất ngờ, VietinBank hé lộ kết quả sơ bộ
– Tổng lợi nhuận ngành chứng khoán hồi phục quý thứ 2 liên tiếp, cao gấp 3,5 lần so với giai đoạn cuối năm 2022
– Ước tính sẽ có tổng cộng 733 nghìn tỷ đồng trái phiếu hoặc 455 tổ chức phát hành phải đăng ký ở HNX trong vòng ba tháng tới dù cho đến nay mới có 19 mã phát hành từ Tracodi, Vietcombank và Vinfast đã được đăng ký, với tổng giá trị là 9 nghìn tỷ đồng…
– Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Chưa bao giờ NHNN điều hành khó như hiện nay, khó như thời điểm cuối năm 2022, mức độ gay gắt đã hơn nhiều
  •  VIỆT NAM
– Mức suy giảm đang dần được thu hẹp, xuất khẩu cá tra sẽ cải thiện hơn vào cuối năm
– Chậm cài đặt VneID cho người dân, Bình Dương kích hoạt ‘chiến dịch 60 ngày’
– Các khu đô thị mới chuẩn bị mọc lên như nấm tại Thái Nguyên
– BĐS Hải Phòng đang bật dậy thần kỳ: Giá đất nền lẫn chung cư đều tăng, tháng 6 có hàng trăm giao dịch, vài dự án bán được gần hết
– Xuất khẩu “hạt ngọc trời” tăng trưởng cao nhất 10 năm, nhóm cổ phiếu ngành gạo bứt phá, thậm chí phá đỉnh lịch sử
– Vaccine dịch tả lợn châu Phi chính thức được sử dụng trên cả nước
– Nhiều tỉnh, thành ở khu vực Nam bộ vừa đề xuất đầu tư đường sắt tốc độ cao. Theo nhiều chuyên gia, đây là ý tưởng tốt giúp Nam bộ giảm chi phí logistics cũng như giảm tải cho hệ thống đường bộ.
– Giá heo hơi hôm nay ngày 27/7/2023 giảm từ 1.000 đến 2.000 đồng/kg tại nhiều địa phương trên cả nước và dao động trong khoảng 58.000 đến 63.000 đồng/kg
  •  THẾ GIỚI
– Các thị trường châu Á đa phần tăng điểm nhờ hy vọng kích thích kinh tế ở Trung Quốc. Chỉ số chứng khoán MSCI châu Á – Thái Bình Dương, không bao gồm Nhật Bản, tăng gần 2%.
– Tại Châu Âu, các thị trường lớn đang diễn biến tích sau phiên tăng đầu tuần
– Dow Jones ‘leo’ một mạch 11 phiên liên tiếp. Chứng khoán Mỹ khởi đầu tuần giao dịch mới đầy tích cực trước thềm báo cáo kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp đáng chú ý cũng như quyết định chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) được công bố.
– Hôm 24/7, cổ phiếu và trái phiếu trong ngành bất động sản (BĐS) của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 8 tháng khi nhiều người tỏ ra lo lắng về khả năng trả nợ của hai trong số các nhà phát triển BĐS lớn nhất của đất nước.
– Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin, hôm qua (24/7), Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có cuộc họp quan trọng để thảo luận về các chính sách kinh tế. Các nhà lãnh đạo thừa nhận nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phải đối mặt với “những khó khăn và thách thức mới”, đồng thời phát tín hiệu sẽ hành động để hỗ trợ lĩnh vực bất động sản, dồn sức giúp đỡ nền kinh tế
– Giới chuyên gia hạ dự báo kinh tế Trung Quốc, không kỳ vọng kế hoạch kích cầu lớn
– Theo CNBC, các tập đoàn tài chính quốc tế đã thay đổi dự báo GDP của Trung Quốc gần như mỗi tháng trong năm nay, trong đó, JPMorgan thực hiện 6 lần điều chỉnh kể từ đầu năm.
– Tại khu vực đồng euro, hoạt động kinh doanh giảm nhiều hơn dự kiến trong tháng 7 do nhu cầu trong lĩnh vực dịch vụ của khối đã giảm trong khi sản xuất công nghiệp giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ bắt đầu Covid-19.
– Tại Mỹ, hoạt động kinh doanh chậm lại xuống mức thấp nhất 5 tháng trong tháng 7, bởi tăng trưởng trong lĩnh vực dịch vụ giảm, nhưng giá đầu vào đang giảm và việc tuyển dụng chậm lại cho thấy Cục Dự trữ Liên bang có thể đạt được tiến bộ trong nỗ lực giảm lạm phát.
– Hoạt động sản xuất của Nhật Bản tiếp tục giảm trong tháng 7, trong khi tăng trưởng của lĩnh vực dịch vụ chậm lại, do nhu cầu yếu và niềm tin suy giảm đè nặng lên hoạt động kinh doanh của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này.
– Nhật Bản bắt đầu cấm xuất khẩu thiết bị sản xuất chip
– Cựu Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Hungary Andras Simor cho rằng việc rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) có thể sớm trở thành một giải pháp thay thế thực sự cho Hungary. Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh Hungary đang ngày càng xích lại gần Nga.
– BRICS đang đối trọng với G7 như thế nào?
– Chưa đầy một thập kỷ rưỡi kể từ khi thành lập, các quốc gia BRICS đã chứng minh những bước phát triển đáng kể. Cụ thể, năm 2022, BRICS đã vượt qua Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu (G7) về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và về sức mua tương đương PPP vào năm 2018. Với vốn kinh tế và ảnh hưởng chính trị ngày càng tăng, nhóm BRICS ngày càng có sức hấp dẫn đối với nhiều quốc gia ở các nước đang phát triển và Nam bán cầu.
– Các thành viên của khối có tổng GDP hơn 26.000 tỷ USD, chiếm 41% dân số và 26,7% diện tích đất của thế giới (39,7 triệu km2). Thành viên của BRICS cũng là những cường quốc kinh tế và công nghệ hàng đầu thế giới (Trung Quốc) và cường quốc quân sự (Nga).
  •  VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA
– Dự án tiền mã hóa Worldcoin của CEO Open AI ra mắt
– Nghị sĩ Mỹ Warren Davidson, một người có tiếng nói trong lĩnh vực tiền điện tử, đã tweet kêu gọi Chính phủ Mỹ cấm tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC).
– Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm mạnh xuống 29.100 USD, thì sang phiên hôm nay đã chững lại và đi ngang quanh ngưỡng này đến cuối ngày.
– Bộ trưởng dầu mỏ Pedro Tellechea cho biết Venezuela dự kiến cuối năm nay sẽ ký các giấy phép để phát triển trữ lượng khí đốt tự nhiên khổng lồ của quốc gia này bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ, Reuters đưa tin.
– Indonesia vượt xa mức tăng trưởng đầu tư thượng nguồn trên thế giới. Ngành công nghiệp dầu khí thượng nguồn của Indonesia đã ghi nhận mức tăng trưởng đầu tư “đáng kể” là 21% lên 5,7 tỷ USD trong nửa đầu năm 2023, từ mức 4,7 tỷ USD được ghi nhận trong cùng kỳ năm 2022, theo The Jakarta Post.
– Chiều ngày 25/7, giá dầu tăng phiên thứ ba liên tiếp trên thị trường châu Á khi những dấu hiệu nguồn cung thắt chặt đã hỗ trợ thị trường.
– Cả hai loại dầu trên đều tăng hơn 2% trong phiên 24/7 và đóng cửa ở mức cao nhất kể từ tháng 4/2023
– Nhân dân tệ lần đầu tiên vượt đô la Mỹ trong cán cân thanh toán của Trung Quốc
– Đồng USD và đồng Euro tăng giá trong phiên giao dịch ngày thứ Hai (24/7), trong khi đồng Yên chật vật, trong bối cảnh nhà đầu tư chờ đợi các cuộc họp chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương lớn trong tuần này. Khả năng Mỹ và châu Âu tiếp tục tăng lãi suất đang hỗ trợ cho tỷ giá USD và Euro, trong khi khả năng Nhật Bản giữ nguyên chính sách tiền tệ siêu lỏng lẻo đặt ra áp lực đối với Yên.
– Đồng Yên đã phục hồi mạnh từ đầu tháng 7 này sau khi trở thành một trong những đồng tiền châu Á mất giá mạnh nhất kể từ đầu năm. Nhưng mấy phiên gần đây, đồng Yên lại rớt giá
– Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 6,8 USD xuống 1.954,1 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nhích nhẹ lên 1.960 USD/ounce và giằng co nhẹ quanh ngưỡng này cho đến cuối ngày.
– Lúa mì Chicago tăng 8,6%, tăng ở mức tối đa trong ngày sau khi Nga tấn công các cảng của Ukraine và cơ sở hạ tầng ngũ cốc. Ngô Chicago tăng 6% và thiết lập cao nhất một tháng.
– Thỏa thuận ngũ cốc đổ vỡ, giá lương thực sẽ tăng trong dài hạn?
– Giá quặng sắt Đại Liên đóng cửa gần như không đổi do lo ngại về lĩnh vực bất động sản đã xóa sạch mức tăng trước đó, trong khi quặng sắt tại Singapore giảm.
– Về phía sản xuất tổng cộng 13 lò cao tại tỉnh Đường Sơn, Trung Quốc sẽ bảo dưỡng từ ngày 21/7 tới 31/7 (chiếm khoảng 58.000 tấn).
– Đường giảm. Các đại lý cho biết nguồn cung hiện nay là hạn hẹp, đồng thời có những lo ngại về gió mùa tại Ấn Độ và khả năng những cơn mưa sớm ảnh hưởng tới sản lượng của Brazil. Nhiệt độ cao ở Châu Âu cũng đang được theo dõi do có thể ảnh hưởng tới cây củ cải đường.
– Nhu cầu tôm nhập khẩu của Trung Quốc tăng 50% trong nửa đầu năm 2023
Vàng SJC 67,25 tr/lượng
USD 23,830 đồng
Bảng Anh 30,880 đồng
EUR 26,918 đồng

 

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button