CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
29/03: Đọc gì trước giờ giao dịch
Đóng phiên hôm qua, ngày 28/03, VN-Index tăng 7.09 điểm, chốt ở mốc 1,290.18 điểm, tương ứng với mức tăng là 0.55%.
1/ Các dữ liệu thị trường đáng chú ý:
2/ Giao dịch NĐT nước ngoài
- Kết thúc phiên (28/03) khối ngoại bán ròng 1.294,45 tỷ đồng trên tổng 3 sàn.
Top khối ngoại mua ròng
Top khối ngoại bán ròng
3/ Giao dịch khối tự doanh
- Khối tự doanh, phiên 28/03 mua ròng với tổng giá trị là 207 tỷ đồng
Top Tự doanh mua/bán ròng
4/ Các nhóm ngành đang hút dòng tiền mạnh:
- Biểu đồ diễn biến ngành
TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 28/03
- DOANH NGHIỆP
– ĐHĐCĐ bất thường Kinh Bắc – KBC: Sẽ có thêm vài KCN theo mô hình mới, ước tính cho thuê 150 ha đất công nghiệp trong năm 2024
– ĐHĐCĐ Gelex 2024 thông qua mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1.921 tỷ đồng, tăng 37,5%
– GEX: CEO Nguyễn Văn Tuấn – Gelex không có kế hoạch đầu tư thêm vào Viglacera
– BAF: Nông nghiệp BaF Việt Nam tăng 30% lãi ròng sau kiểm toán
– Họp ĐHĐCĐ Sợi Thế Kỷ: Đưa nhà máy Unitex vào hoạt động từ tháng 7, đơn đặt hàng đang tăng lên
– Đất Xanh (DXG) huy động 4.000 tỷ cho các dự án ở TP.HCM, chốt mở bán Gem Riverside trong quý III/2024
– SIP: Ông lớn BĐS công nghiệp nắm quỹ đất hơn 3.200ha, thu về 1.300 tỷ đồng/năm
– LSS: Lợi nhuận tăng hơn 6,5 lần, Mía đường Lam Sơn dồi dào tiền mặt
– Thế giới số (DGW) mục tiêu lãi 490 tỷ đồng trong năm 2024, tăng trưởng 38%
– LPBank công bố tài liệu trình Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024
– TIP: Lợi nhuận “hụt” 11% sau kiểm toán, Trưởng Ban kiểm soát xin từ nhiệm
– FTS: ĐHĐCĐ FPT Securities – Tăng vốn vượt 3.000 tỷ đồng, mục tiêu lợi nhuận đi lùi
– AAH: Chuỗi ngày ảm đạm của một tân binh sàn chứng khoán với phiên giảm thứ 9 liên tiếp của cổ phiếu này, mức giảm tương ứng gần 40%
– Lãnh đạo Nhựa Bình Minh dự báo giá PVC đi ngang năm nay
– [Photostory] Hiện trạng dự án hơn 330 ha của DIC Corp tại Nhơn Trạch, Đồng Nai
– Cập nhật tiến độ siêu dự án ‘Dung Quất 2’ – quả đấm thép gần 3,5 tỷ USD của Hòa Phát
– VGC: Tổng Công ty Viglacera thực hiện loạt dự án khu công nghiệp với tổng quy mô 2.700 ha
– Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo gỡ vướng cho dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 của PV Power (POW)
– PV Gas (GAS) mua 70.000 tấn LNG của Qatar, bán cho EVN phát điện lúc cao điểm mùa khô
– Hàng loạt lãnh đạo cấp cao của AAV Group (AAV) xin từ nhiệm trước thềm Đại hội cổ đông
– Cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai bật tăng bất chấp nợ ngắn hạn 4.292 tỷ đồng, trong đó 2.883 tỷ đồng là tiền nhận của Sunny cho dự án Phước Kiển
- MUA BÁN/ PHÁT HÀNH
– Em gái chủ tịch Thế Giới Di Động bán xong 200.000 cổ phiếu MWG
– Novaland (NVL): Nặng gánh nợ vay, cổ đông lớn bán ra lượng cổ phiếu gấp 2,3 lần dự kiến
– Elcom (ELC): Giá cổ phiếu ở vùng đỉnh lịch sử, người nhà lãnh đạo đua nhau bán ra
– TCB: Techcombank năm nay sẽ trình cổ đông thông qua phương án trả cổ tức, gồm 15% bằng tiền mặt và thưởng cổ phiếu tỷ lệ 100%.
– TCB: Techcombank lần đầu “chia tiền” sau 1 thập kỷ, cổ phiếu sáng cửa trở lại đỉnh lịch sử
– Gia đình ông Hồ Hùng Anh sẽ nhận nghìn tỷ cổ tức từ Techcombank
– LPBank bỏ kế hoạch bán vốn cho nước ngoài, thay vào đó sẽ chào bán 800 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, không chia cổ tức trong ba năm tới
– HPX: Hải Phát Invest muốn tăng vốn điều lệ lên 6.194 tỷ đồng qua việc phát hành 315,2 triệu cổ phiếu
– Cán bộ, nhân viên PNJ đón tin vui trước thềm ĐHCĐ, sắp được mua cổ phiếu với giá siêu hời chỉ bằng 1/5
– HQC: Thêm công ty liên quan Địa ốc Hoàng Quân phát hành trái phiếu lãi suất 12%/năm, thu về gần 500 tỷ đồng
- CỔ TỨC
– MBS: ĐHĐCĐ MBS – Chia cổ tức tiền mặt 12%, phát hành thêm 138 triệu cổ phiếu
– SeABank muốn mua lại Chứng khoán Asean, trả cổ tức tỷ lệ 13,2%
– Chứng khoán MB lên kế hoạch lãi kỷ lục, gia nhập ‘đường đua’ tăng vốn, chia cổ tức năm bằng tiền mặt tỷ lệ 12%
– MBS: Lợi nhuận quý 1 tăng ít nhất 30%, huy động vốn 1.400 tỷ cho vay margin, tự doanh
– Digiworld muốn chia cổ tức 35% cho năm 2023
– PVI sắp chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 32%
- CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
– Diễn biến trong ngày giao dịch hôm nay, dòng tiền đổ bộ vào thị trường, cổ phiếu MWG là bệ đỡ mạnh nhất trước đà tăng của chỉ số thị trường. Theo đó, VN-Index lấy lại đà tăng, có thêm 7,09 điểm (tương ứng mức tăng 0,07%) lên 1.283,09 điểm với 254 mã tăng
– Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 1,01 tỷ đơn vị, giá trị 25.868,7 tỷ đồng, tăng hơn 10% về khối lượng và gần 8% về giá trị so với phiên hôm qua.
– Khối ngoại mạnh tay bán ròng, thanh khoản tập trung chủ yếu vào nhóm bluechips, nâng tổng số phiên bán ròng lên số 13
– VHM của Vinhomes bị xả ròng mạnh nhất với quy mô hơn 323 tỷ đồng, VRE với 255,7 tỷ đồng. Cùng chiều, TCB và VNM bị rút ròng lần lượt 193,2 tỷ đồng và 159,8 tỷ đồng
– Chiều ngược lại, STB được gom 182 tỷ đồng
– Trên sàn HoSE, tự doanh CTCK ghi nhận mua ròng 239 tỷ đồng, VHM là tâm điểm với 43 tỷ đồng
- CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH
– FTSE Russell nêu điều kiện để Chứng khoán Việt Nam được nâng hạng
– Trong 2 phiên giao dịch gần nhất, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã giảm tốc độ hút tiền, giảm giá trị tín phiếu phát hành ra chỉ bằng 1/4 so với trung bình trước đó.
– Như vậy, kể từ khi khởi động lại kênh tín phiếu, NHNN đã hút về tổng cộng gần 169.000 tỷ đồng
– Giá USD ngân hàng hạ nhiệt về cuối phiên, lãi suất tín phiếu Ngân hàng Nhà nước lên mức 2,5%/năm
– Vốn điều lệ của hệ thống ngân hàng tăng 0,7%, tổng tài sản giảm 2,63%
– MSB: Thêm khách hàng MSB phản ánh tài khoản chục tỷ biến thành vài chục nghìn đồng
– Công an Hà Nội bắt Giám đốc MSB Thanh Xuân, xác định chiếm đoạt tổng số tiền 338 tỉ đồng
- VIỆT NAM
– Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ 12%
– Xuất siêu nông, lâm, thuỷ sản tăng gần gấp đôi trong quý I
– 20.000 tỷ đồng vốn ODA cho năm 2024, hai tháng đầu năm mới giải ngân được 1,42%
– Xăng tăng hơn 500 đồng/lít, lên mức gần 25.000 đồng/lít
– Kinh tế quý I: Bất động sản khởi sắc nhưng chưa thể bứt phá
– Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
– BYD lên kế hoạch vào Việt Nam, có thể chọn Phú Thọ xây dựng nhà máy 250 triệu USD
- THẾ GIỚI
– Khi quý đầu tiên của năm 2024 sắp kết thúc, thị trường trái phiếu và chứng khoán toàn cầu đang trải qua một đợt tăng trưởng, với chỉ số cổ phiếu toàn cầu MSCI đạt mức tăng 10% kể từ giữa tháng 1. Sự gia tăng này theo sau sự thay đổi trong tâm lý nhà đầu tư, chuyển từ kỳ vọng cắt giảm lãi suất nhiều lần của Mỹ sang triển vọng lạc quan hơn, với việc giảm lãi suất dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng Sáu.
– Chứng khoán Nhật Bản đã vượt qua mức cao nhất trong thời kỳ bong bóng năm 1989, trong khi nợ của thị trường mới nổi tăng đáng kể. Chỉ số S&P 500 và chỉ số STOXX 600 của châu Âu đều đang tiến gần đến mức kỷ lục, mặc dù thị trường Trung Quốc không chia sẻ xu hướng tăng này.
– Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh mẽ với chỉ số S&P 500 không những khép lại chuỗi giảm ba phiên liên tiếp mà còn leo lên đỉnh lịch sử mới trong phiên 27/3.
– Các chỉ số hướng tới quý đầu tiên của năm 2024 đầy tích cực. S&P 500 đang dẫn đầu với mức tăng 10%, nhanh nhất kể từ quý I/2019. Cũng trong giai đoạn này, Dow Jone đã tăng 5,5%, nhanh nhất trong vòng ba năm trở lại đây. 9,3% là mức tăng của chỉ số Nasdaq.
– Chủ tịch Tập khuyên các CEO Mỹ đầu tư vào Trung Quốc, nền kinh tế vẫn chưa đạt đỉnh
– Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến tích cực với đa phần thị trường tăng, chứng khoán Nhật Bản điều chỉnh 1,5%
– Tại Châu Âu, các thị trường lớn đang giao dịch tích cực
– M&A toàn cầu khởi sắc trong quý I với hàng loạt thương vụ lớn. Theo dữ liệu từ Dealogic, tổng giá trị M&A trên toàn cầu đã tăng 30% lên khoảng 755,1 tỷ USD. Số lượng các thương vụ giao dịch trị giá hơn 10 tỷ USD đã tăng lên 14 thương vụ, so với chỉ 5 thương vụ vào cùng kỳ năm ngoái.
- VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA
– Công ty Trung Quốc thông báo đầu tư 100 triệu USD vào tiền điện tử
– Công ty quản lý tài sản trị giá 4,5 nghìn tỷ USD – Fidelity nộp đơn xin Ethereum ETF spot
– Ngân hàng HSBC ra mắt Gold Token và cung cấp cho khách hàng của mình
– Sau 2 phiên giảm, giá dầu phục hồi vào cuối giờ chiều nay với Brent tăng 1,20% lên 86,44 USD, WTI tăng 1,48% lên 82,54 USD
– Cả hai loại dầu đều trên đà tăng tháng thứ ba liên tiếp, khi đã tăng 4,5% so với tháng trước.
– Trung Quốc: Nhập khẩu vàng từ Hong Kong giảm gần 50%
– Trung Quốc đã ký thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với 29 quốc gia và khu vực, nhằm duy trì sự ổn định tài chính khu vực.
– USD đã tăng giá so với những ngoại tệ khác. Đồng yen đã giảm hơn 7% trong năm nay, do chênh lệch lãi suất trái phiếu Mỹ và Nhật Bản ngày càng lớn, do đó việc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tăng lãi suất nhẹ vào tuần trước đã không cải thiện được tình trạng suy yếu của đồng yen Nhật. Yếu tố ngăn chặn sự sụt giảm của đồng yen là Fed giảm lãi suất
– Vàng thế giới sau khi tăng mạnh đêm qua và tiếp diễn xu hướng sang chiều nay với mức tăng 16 USD lên 2.210 USD
– Tỷ giá VND/USD 24.795, trong khi đó, chỉ số DXY đang ở mức 104,54 (+0,18%)
– Vàng SJC chiều bán 81 tr/lượng
– Giá đồng giảm xuống mức thấp nhất 2 tuần, khi các nhà đầu tư chờ đợi thêm thông tin chi tiết về kế hoạch cắt giảm sản lượng của các nhà luyện kim Trung Quốc.
– Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên giảm xuống mức thấp nhất hơn 1 tuần, chịu áp lực giảm bởi lo ngại về nhu cầu tại nước tiêu thụ hàng đầu – Trung Quốc – trong bối cảnh thiếu các biện pháp kích thích quan trọng để thúc đẩy thị trường.
– Giá cao su tại Nhật Bản tăng phiên thứ 2 liên tiếp lên mức cao nhất 3 ngày, trong bối cảnh thị trường chứng khoán nội địa tăng mạnh và đồng JPY suy yếu, cùng với đó là niềm tin người tiêu dùng tại Mỹ tăng đã thúc đẩy tâm lý các nhà đầu tư.
– Giá cà phê robusta trên sàn London tăng gần 3% lên mức cao nhất trong ít nhất 16 năm, được thúc đẩy bởi nguồn cung tại các nước sản xuất hàng đầu thiếu hụt.