CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
29/11: Đọc gì trước giờ giao dịch
Đóng phiên hôm qua, ngày 28/11, VN-Index tăng 7.37 điểm, chốt ở mốc 1,095.43 điểm, tương ứng với mức tăng là 0.68%.
Các dữ liệu thị trường đáng chú ý:
2/ Giao dịch khối ngoại :
- Khối ngoại phiên 28/11 mua ròng tổng lượng là 49.589 tỷ đồng
Top NN mua ròng
Top NN bán ròng
3/ Giao dịch khối tự doanh
- Khối tự doanh, phiên 28/11 bán ròng với tổng giá trị là 43.92 tỷ đồng
Top tự doanh mua ròng nhiều nhất
Top tự doanh bán ròng nhiều nhất
Các nhóm ngành đang hút dòng tiền mạnh:
- Biểu đồ diễn biến ngành
- Biểu đồ diễn biến dòng tiền
- Dòng tiền đang tập trung mạnh ở nhóm ngành: Phương tiện truyền thông, Bảo hiểm, Du lịch & Giải trí,…
TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 28/11
- DOANH NGHIỆP
– NKG: Lấn sân sang mảng thép mạ, xuất khẩu sang EU trong quý 4 khó đột phá
– CII được Vietcombank bơm gần 7.000 tỷ đồng cho dự án BOT Trung Lương – Mỹ Thuận
– NLG: Khoản lãi thoái vốn dự án Paragon có thể chưa được ghi nhận
– PVS: Có thể giành gói thầu 100 triệu USD tại mỏ Lạc Đà Vàng
– VCB: Lãi quý 4 có thể tăng trưởng âm, dự phóng tín dụng 2023 còn 7,5%
– IDC: Thương vụ với AEON có thể hoàn tất trễ hơn dự kiến
– TV2: Liên danh 2 công ty tư vấn xây dựng điện trúng gói thầu hơn 133 tỷ đồng
– L18: Liên danh 5 thành viên trúng gói thầu giao thông 267 tỷ đồng tại Hải Dương
– STB: Bamboo Airways khẳng định “không có ý định nộp đơn phá sản” và chia sẻ về chủ nợ lớn nhất – Sacombank (STB)
– GTA: Kết quả kinh doanh 9 tháng giảm mạnh, GTA còn bị phạt và truy thu thuế hơn 134 triệu đồng
– GR: Saigonres chỉ mong lãi cả năm 2023 đạt 99 tỷ, bằng 31% kế hoạch ban đầu
– Cổ phiếu BCG Energy “tăng giá” 85% khi chưa IPO
– Victory Capital (PTL) thay Tổng Giám đốc lần thứ 5, hoãn kế hoạch tăng vốn nghìn tỷ
– Nhà Từ Liêm (NTL) đem dự án trọng điểm ra bán, cổ phiếu tăng 32%
– Cổ phiếu TN1 đứt mạch tăng sau thông tin TNS Holdings biến động thượng tầng
– NLG: Lộ diện vị trí dự án thứ hai của Nam Long tại Hải Phòng, có thể bắt tay với PG Incons và khởi công trong quý I/2024
– Đạm Cà Mau chốt ngày họp Đại hội cổ đông bất thường năm 2023 vào ngày 10/1/2024
– SHS: Chứng khoán SHS ra mắt dịch vụ giao dịch phái sinh
– VietinBank Securities vay 2.000 tỷ đồng từ Sài Gòn VRG
- MUA BÁN/ PHÁT HÀNH
– Lãnh đạo Xếp dỡ Hải An giải trình bán nhầm cổ phiếu do mắt kém
– STG: PSA chi hơn 260 tỷ đồng “thâu tóm” thêm 5% vốn của STG
– TEGroup (TEG): Các lãnh đạo đua nhau mua vào trước thời điểm Công ty phát hành thêm cổ phiếu
– TTC AgriS (SBT) muốn huy động 500 tỷ đồng trái phiếu
– ABBank (ABB) muốn huy động thêm 5.000 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ
- CỔ TỨC
– HNF: Cổ tức đợt 1/2022 chưa về tài khoản, Thực phẩm Hữu Nghị (HNF) tiếp tục chốt quyền chia cổ tức đợt 2 dù tình hình kinh doanh giảm sút
– AAS: Phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, tỷ lệ 15%
– DVP: Cảng Đình Vũ sắp chi 100 tỷ đồng trả cổ tức. Cảng Đình Vũ là doanh nghiệp có truyền thống chi trả cổ tức bằng tiền mặt đều đặn kể từ năm 2015. Năm 2022, công ty đã chi trả cổ tức bằng tiền với tổng tỉ lệ 60%.
- CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
– Thị trường chứng khoán mở đầu tích cực nhưng gặp áp lực bán mạnh, khiến VN-Index giảm sâu, thậm chí lên đến hơn 12 điểm. Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu thép đồng loạt tăng giá, giúp thị trường hồi phục và kết thúc phiên trong sắc xanh.
– Mức 1,076 điểm, đáy thấp nhất của ngày FTD (Bùng Nổ Theo Đà) là quan trọng cần phải giữ để duy trì xu hướng tăng hiện tại. Thật may mắn, cả hai cú rút chân ngày thứ 6 tuần trước và thứ 3 tuần này giúp rũ bỏ không ít nhà đầu tư cuộc chơi.
– Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index đóng cửa ở mốc 1095.43, tăng 7.37 điểm (+0.68%). Thanh khoản có sự cải thiện nhẹ so với phiên trước đó khi có hơn 680 cổ phiếu được giao dịch, tổng khối lượng khớp lệnh trên toàn sàn đạt mức hơn 14 nghìn tỷ đồng
– Khối ngoại hôm nay tiếp tục mua ròng nhẹ với giá trị vào khoảng hơn 40 tỷ đồng. Trong đó, DBC (+70.35 tỷ) là cổ phiếu được tham gia mua tích cực nhất toàn thị trườn
– Ngược chiều khối ngoại, tự doanh CTCK bán ròng nhẹ 49 tỷ đồng, tập trung bán ròng cổ phiếu EVF của Công ty tài chính Cổ phần Điện lực với giá trị 69 tỷ đồng.
- CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH
– 87 mã trên HOSE không được cấp margin, NVL, HVN, HAG, FRT tiếp tục góp mặt
– TTCK hiện có hơn 1.700 doanh nghiệp trên cả 3 sàn HoSE, HNX, UPCoM, nhưng thực chất mới chỉ có khoảng 7 doanh nghiệp trong top vốn hóa lớn thực thi báo cáo đầy đủ ở cả ba khía cạnh ESG.
– Dự báo cho thấy lợi nhuận ngành ngân hàng trong cả năm 2023 dự kiến tăng 5,2%, nhưng có khả năng giảm mạnh trong quý IV/2023 do thu nhập không thể tăng trưởng trong khi chi phí tăng cao. Tuy nhiên, dự kiến ngành ngân hàng sẽ tăng trưởng trở lại vào khoảng quý II/2024 khi nền kinh tế bắt đầu phục hồi.
– Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/1/2025: Những điểm mới đáng chú ý
– BẤT CẬP NGHỊ ĐỊNH 132: Hàng nghìn doanh nghiệp đang lao đao trong ‘nước sôi lửa bỏng’
- VIỆT NAM
– Việt Nam – Nhật Bản nâng cấp quan hệ lên “Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới…
– 11 tháng, thu hút vốn FDI tăng 14,8%
– Doanh nghiệp FDI chiếm gần 50% kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ
– Bộ Xây dựng ủng hộ xây đường sắt cao tốc Bắc-Nam hơn 70 tỷ USD, tốc độ 350 km/h
– Hoạt động thương mại tháng 10 ghi nhận tăng trưởng cùng kỳ tháng thứ hai liên tiếp. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu lần lượt tăng 5.7% yoy và 6% yoy. Mức tăng trưởng này cao hơn con số 2.1% yoy và 0.3%yoy trong tháng 9.
– Đáng chú ý, xuất khẩu sang Mỹ tăng trưởng 10% yoy, là tháng tăng trưởng đầu tiên sau 7 tháng, kể từ tháng 2/2023.
– Kỳ vọng xuất khẩu hàng hóa sang EU tăng trưởng dương từ cuối năm 2023
– 6 địa phương giải ngân vốn đầu tư công dẫn đầu cả nước gồm Bình Dương, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, Đồng Tháp, Hải Phòng
– Loạt dự án ở Hải Phòng dự kiến bắt đầu triển khai từ năm 2024 như KCN Tiên Thanh, Hoàng Huy Green River, Vinhomes Vũ Yên hay BRG Ruby Tree…
– Ngành tôm Việt Nam xuất khẩu tới khoảng 100 quốc gia, chiếm 13% – 14% tổng giá trị xuất khẩu tôm của toàn thế giới. Trong đó các nước lớn chiếm 86% thị phần.
– Nhiều hạn chế chưa được khắc phục sau hơn 6 năm nhận ‘thẻ vàng’
- THẾ GIỚI
– Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến trái chiều
– Nhà đầu tư Trung Quốc đối mặt khoản lỗ hàng chục tỷ USD vì ngân hàng bóng tối Zhongzhi
– Thị trường chứng khoán châu Âu giao dịch thấp hơn vào thứ Ba, tiếp tục giao dịch trầm lắng trước khi công bố dữ liệu lạm phát quan trọng trong tuần.
– Chứng khoán Mỹ đuối sức sau 4 tuần tăng liên tiếp, giá dầu giảm 1% trong lúc chờ tin OPEC+
– Từ đầu tháng tới nay, S&P 500 đã tăng 8,5%; Dow Jones tăng 6,9%; và Nasdaq tăng 10,8%.
– Trung Quốc: Lợi nhuận công nghiệp tăng tháng thứ ba liên tiếp, nhưng “chậm hơn”
– Thái Lan: Nợ hộ gia đình tương đương 90,6% GDP
– Bắc Giang quy hoạch thêm khu công nghiệp rộng 200 ha
– ECB: Kinh tế Eurozone sẽ vẫn suy giảm đến hết năm 2023
– GDP toàn cầu giảm hàng nghìn tỷ USD vì biến đổi khí hậu
- VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA
– Standard Chartered Trung Quốc ra mắt dịch vụ giao dịch CBDC
– Số Bitcoin (BTC) đang có lời đạt mức cao nhất kể từ tháng 11/2021
– Bitcoin giao dịch tại 37,200 USD vào chiều nay
– Nga trở thành nhà cung cấp dầu mỏ tinh chế lớn thứ 2 của EU thông qua Ấn Độ
– Nga tăng mạnh lượng khí đốt khai thác, đạt mức 60,13 tỷ m3, tương đương 11,8%
– Những nỗ lực của Iraq để nối lại xuất khẩu dầu thô phương Bắc qua Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục. Các quan chức dầu mỏ Iraq sẽ gặp đại diện của các công ty dầu mỏ quốc tế và các quan chức người Kurd Iraq vào đầu tháng Mười Hai để thảo luận về những thay đổi hợp đồng trọng tâm của vấn đề.
– Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã sẵn sàng tăng cường xuất khẩu dầu thô Murban vào đầu năm tới, theo các thương nhân và dữ liệu của Reuters.
– Thị trường dầu mỏ chiều nay xanh mướt với Brent gần chạm 81 USD +1%, WTI cũng tương tự với mức tăng 1% lên 75,68 USD
– Giá vàng thế giới lên đỉnh 6 tháng, trong nước vọt lên quá 73,5 triệu đồng/lượng
– Mức giá hiện nay cũng đã tiến lên gần mức đỉnh lịch sử của vàng SJC là hơn 74 triệu đồng/lượng (tháng 3/2022).
– Giá USD trên thị trường tự do chưa hạ nhiệt dù DXY giảm 3% từ đầu tháng 11
– USD dao động gần mức thấp nhất trong ba tháng, khiến vàng định giá bằng đồng bạc xanh trở nên ít đắt đỏ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.
– Vàng thế giới chiều nay giao dịch chắc chắn trên ngưỡng 2.000 USD với mức tăng nhẹ 0,05% và neo tại 2.015 USD/ounce
– Giá cước vận tải/thuê tàu hàng khô (BDI- Baltic Dry Index) tăng vọt lên mức 2,259 điểm, lên đỉnh cao nhất 18 tháng qua. Chỉ số này đã tăng gần 50% kể từ đầu năm 2023. Điều này đang hỗ trợ tích cực cho nhóm cảng biển-vận tải biển.
– Quặng sắt giảm sau khi Trung Quốc tăng cường can thiệp
– Đồng giảm do lo ngại nhu cầu yếu từ Trung Quốc, nickel thấp nhất 3 năm
– Giá đường thô kỳ hạn trên sàn giao dịch ICE chốt phiên đã phục hồi sau khi chạm mức thấp nhất trong gần một tháng vào đầu phiên khi sản lượng tăng vọt từ Brazil làm giảm bớt một số lo ngại về nguồn cung, trong khi ca cao tiếp tục củng cố chuỗi tăng gần đây lên mức cao kỷ lục.
Vàng SJC 73,5 tr/lượng
USD 24,420 đồng
Bảng Anh 31,080 đồng
EUR 27,268 đồng