CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

30/10: Đọc gì trước giờ giao dịch

Đóng phiên tuần vừa rồi, ngày 27/10, VN-Index tăng 5.17 điểm, chốt ở mốc 1,060.62 điểm, tương ứng với mức tăng là0.49%. 

Ảnh:Trading View

Các dữ liệu thị trường đáng chú ý:

2/ Giao dịch khối ngoại :

  • Khối ngoại phiên 27/10 bán ròng tổng lượng là 307.418 tỷ đồng

Top NN mua ròng

Top NN bán ròng

3/ Giao dịch khối tự doanh

  • Khối tự doanh, phiên 27/10 mua ròng với tổng giá trị là 52.27 tỷ đồng

Top tự doanh mua ròng nhiều nhất

Top tự doanh bán ròng nhiều nhất

4/ Các nhóm ngành đang hút dòng tiền mạnh:

  • Biểu đồ diễn biến ngành

  • Biểu đồ diễn biến dòng tiền

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN CUỐI TUẦN

  •  DOANH NGHIỆP
– Từng chiếm gần 1/4 giá trị sàn chứng khoán Việt Nam, tổng vốn hóa “họ” Vingroup giờ chưa bằng Vietcombank
– Hoà Phát lỗ tỷ giá 176 tỷ đồng quý III, lượng tiền nắm giữ giảm hơn 6.000 tỷ sau một quý
– HNG: 43% lượng buồng chuối tại vườn phải bỏ, HAGL Agrico lỗ quý thứ 10 liên tiếp, đang nợ HAGL hơn 1.300 tỷ đồng
– STB: Lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm đạt 6.840 tỷ. So với cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận của Sacombank tăng 54% và hoàn thành 72% kế hoạch cả năm.
– EIB: Thu nhập lãi thuần sa sút, Eximbank đánh mất 76% lợi nhuận trong quý 3/2023
– VHM: Sau 2 phiên giảm sâu, vốn hóa Vinhomes rơi xuống mức thấp nhất lịch sử
– VHC: Cách thời hạn 3 ngày, Vĩnh Hoàn bất ngờ xin trì hoãn nộp Báo cáo tài chính quý III/2023
–  AGG: Không mua nhà Novaworld Phan Thiết, Gỗ An Cường thu hồi 285 tỷ đồng
– Trước ngày lên sàn chứng khoán, BCG Land báo lãi quý 3 giảm gần 70%
– VCB: “Ông lớn” Vietcombank báo lãi trước thuế gần 30.000 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2023 nhờ chi phí hoạt động và chi phí dự phòng rủi ro giảm mạnh. Tuy nhiên, số dư nợ xấu của ngân hàng tăng mạnh lên hơn 14.000 tỷ.
– DIG: 9 tháng hoàn thành 10% kế hoạch năm
– PGI: Lãi quý 3 đi xuống vẫn cao gấp 2,3 lần cùng kỳ 2022
– FIT: Từng mang lại 224 tỷ đồng lợi nhuận, Cap Mũi Dinh Padaran vừa khiến F.I.T thua lỗ
– PVD: Vượt 244% kế hoạch lợi nhuận năm sau 9 tháng
– PVS: 35% tài sản của PVS là tiền và tiền gửi ngân hàng, giúp doanh nghiệp thu về 363 tỷ tiền lãi trong ba quý, đóng góp lớn vào cơ cấu lợi nhuận.
– PVN phải giảm tỷ lệ sở hữu tại PVcomBank từ 52% xuống 15% vào năm 2025
– Dòng tiền kinh doanh của PV OIL âm hơn 4.000 tỷ 9 tháng đầu năm
– DPG: Quý III, doanh thu xây lắp tăng 35%, lãi sau thuế đạt 31 tỷ đồng
– LCG: Báo lãi 9 tháng ‘đi lùi’ 65%
– VietABank (VAB): lợi nhuận sau thuế giảm sốc 94%, nợ có khả năng mất vốn chiếm hơn 96% nợ xấu
–  Vì sao lãi sau thuế quý 3 của Đạm Phú Mỹ (DPM) “bốc hơi” đến 93%?
– TAR: Rơi vào diện hạn chế và chỉ được giao dịch thứ Sáu hàng tuần, một cổ phiếu gạo giảm sàn 2 phiên liên tiếp
– PBC: Chi phí tài chính tăng cao, Pharbaco chỉ lãi hơn 15 tỷ đồng trong quý 3/2023
– SGR: Đã trả trước hơn 160 tỷ đồng để M&A ‘đất vàng’ quận Tân Phú, lợi nhuận quý III giảm 90%
– TDH: Lợi nhuận Thuduc House ‘lội ngược dòng’ trong quý III nhờ thu hồi công nợ
– Thép SMC tiếp tục thua lỗ, nợ xấu hơn 1.300 tỷ đồng
– Tracodi báo lãi quý III tăng 36%, 9 tháng đạt 55% kế hoạch LN năm
– 9 tháng đầu năm 2023, SHB hoàn thành 80% kế hoạch lợi nhuận năm
  •  MUA BÁN/ PHÁT HÀNH
– VNE: Nữ đại gia La Mỹ Phượng chi hơn 32 tỷ đồng tăng sở hữu tại Vneco
– TKG: Hai cá nhân cho một công ty vay tiền, hoán đổi cổ phiếu với giá gấp rưỡi trên sàn
– DHT: Chào bán 8,4 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài
  •  CỔ TỨC
– TTD: Trả cổ tức đều đặn tỷ lệ bằng tiền, TTD làm ăn ra sao trong quý 3/2023?
– Trong tuần từ ngày 30/10 đến 4/11 thị trường chứng khoán có 10 doanh doanh nghiệp chốt ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức bằng tiền mặt hoặc bằng cổ phiếu, trong đó tỷ lệ cao nhất được chia hơn 51%.
  •  CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
– Thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận tuần 23-27/10 không mấy khả quan. Áp lực bán gia tăng trong hai phiên cuối tuần, đè nặng nhóm cổ phiếu trụ khiến VN-Index giảm điểm tiêu cực, thậm chí chỉ số chung có thời điểm lùi về dưới khu vực 1.060 điểm. Nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn có tác động trực tiếp đến chỉ số như VIC, VRE, VHM giảm sàn đã tạo tiền đề tiêu cực khiến cho thị trường giảm điểm mạnh.
– Tuần qua chứng khiến đà giảm sâu của VIC, cổ phiếu mất 4% với 1 phiên giảm sàn. Trong khi đó, MWG kéo dài chuỗi hở room ngoại, tỷ lệ về sát mốc 47%.
– Tuần 23-27/10: Khối ngoại quay đầu bán ròng hơn 1.300 tỷ đồng, “xả” mạnh MWG, VIC với giá trị lần lượt là 271 tỷ và 267 tỷ đồng.
– Ngoài VHM được mua ròng mạnh nhờ thỏa thuận tuy nhiên đã giảm về còn 572 tỷ thì DGC đứng sau với 232 tỷ đồng
– Cùng chiều, khối tự doanh quay trở lại xu hướng rút ròng trên thị trường cổ phiếu với giá trị gần 780 tỷ đồng.
  •  CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH
– Bộ Công an yêu cầu UBCKNN nhận diện và lập danh sách ‘đội lái’
– Điểm danh 11 ngân hàng có lợi nhuận ‘lao dốc’
– Cập nhật KQKD quý III: Hơn 280 doanh nghiệp suy giảm lợi nhuận và trên 160 đơn vị thua lỗ
– Chiếm đoạt hơn 3.000 tỷ đồng của các nhà đầu tư FLC Faros (ROS), ông Trịnh Văn Quyết bị đề nghị truy tố
– Ông Trịnh Văn Quyết lừa 3.620 tỷ đồng của nhà đầu tư như thế nào?
– Vụ án Trịnh Văn Quyết: Phát hiện hình ảnh công văn đóng dấu “Tối mật” của Ngân hàng Nhà nước
– Ngân hàng tuần qua: Ngân hàng bất ngờ xin nới room tín dụng, lộ diện quán quân lợi nhuận hệ thống ngân hàng
 VIỆT NAM
– CPI tháng 10/2023 tăng 3,59%
– Một số địa phương thực hiện tăng học phí, giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu là những nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2023 tăng nhẹ 0,08% so với tháng trước.
– Sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc, chỉ số IIP tháng 10 tăng 5,5%
– Kinh tế 10 tháng 2023: Xuất nhập khẩu không thuận lợi, tổng thu ngân sách giảm
–  Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu gần 25 tỷ USD sau 10 tháng
–  Dự kiến tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng từ 1/1/2024
–  “Nóng” như ghế CEO tại Bamboo Airways: 4 tháng đổi 3 người
–  Nâng trần vốn góp Nhà nước lên 70%, kích hoạt vốn tư nhân đổ vào dự án PPP giao thông
–  Theo Quyết định 25/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, người thuê đất sẽ được hưởng mức giảm 30% tiền thuê đất phát sinh trong năm 2023. Tuy nhiên, ưu đãi này không áp dụng đối với tiền thuê đất còn nợ từ các năm trước và tiền chậm nộp (nếu có).
–  Chiết khấu về 0 đồng, doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu mong có chi phí định mức
–  Nóng: nhà xe Thành Bưởi ngừng hoạt động
  • THẾ GIỚI
–  Chứng khoán Châu Á diễn biến trái chiều với đa phần thị trường giảm, KOSPI là thị trường lớn nổi bật giảm tới 3%. Các chỉ số lớn của Trung Quốc đều tăng, đi ngược xu hướng giảm toàn cầu tuần qua.
–  Tại Châu Âu, các thị trường lớn đều giảm điểm, cao nhất lên tới 1,75%
–  Tuần ảm đạm của TTCK Mỹ: Dow Jones giảm hơn 360 điểm, Nasdaq, S&P 500 cùng vào vùng điều chỉnh
–  Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục thể hiện sự khó lường trong phiên giao dịch cuối tuần. Phiên tăng muộn màng không thể giúp Nasdaq cũng như hai chỉ số còn lại thoát khỏi cảnh giảm điểm trong tuần vừa qua. Cả ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đều “đi lùi” trong tuần này. Dow Jones và S&P 500 đã giảm lần lượt 2,1% và 2,5% trong tuần. Nasdaq Composite giảm tới 2,6% do ảnh hưởng từ cổ phiếu của Meta và Alphabet.
–  Cuộc xung đột Israel – Hamas đang gây chia rẽ ở nhiều nước châu Âu.
–  Ngân hàng Trung ương Nga đã tăng lãi suất cơ bản thêm 2% lên mức 15%/năm, trong bối cảnh lạm phát tăng cao hơn dự báo. Đây là lần tăng lãi suất cơ bản thứ tư liên tiếp của ngân hàng Trung ương Nga từ tháng 7/2023.
–  Nhà sáng lập TSMC: Căng thẳng Mỹ-Trung sẽ kìm hãm ngành chip toàn cầu
–  Trung Quốc: Tung chiêu ‘cũ đổi mới’ mua bán nhà để làm ấm bất động sản
–  Hungary, Slovakia phản đối EU viện trợ nhiều hơn cho Ukraine
–  Ngân hàng Nhật Bản sẽ họp ngày 31/10
 VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA
– Nhờ tâm lý kỳ vọng về ETF, giá Bitcoin trong tuần vừa rồi đã có bước tăng trưởng vượt bậc lên ngưỡng cao nhất của 1,5 năm, kéo theo đó là nhiều altcoin nhờ làn sóng tin tức mới.
–  Bitcoin kết tuần quanh 34.000 USD, tăng 14% so với 7 ngày trước đó
–  Giá cước tàu chở dầu đang tăng phi mã trở lại với một số tàu cỡ trung có giá hơn 100.000 USD/ngày ở châu Âu. Đây là đợt tăng mới nhất sau khi xung đột giữa Nga và Ukraine xảy ra làm giảm lượng tàu sẵn có.
–  Theo dữ liệu từ Sàn giao dịch Baltic ở London, các tàu chở dầu thô từ Biển Bắc đến lục địa châu Âu đã kiếm được 101.000 USD/ngày trong tuần này, mức cao nhất kể từ tháng 12 và cao hơn gấp đôi so với mức trung bình từ đầu năm đến nay. Ở cấp độ toàn cầu, các tàu Suezmax có khả năng vận chuyển 1 triệu thùng dầu thô đang kiếm được trung bình hơn 60.000 USD mỗi ngày, mức cao nhất kể từ tháng 4/2023.
–  Trong tuần qua, giá dầu Brent giảm khoảng 2% và giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm khoảng 4%
–  Theo Cục Hải quan Trung Quốc, trong 8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu dầu của Nga sang Trung Quốc tăng 24,4% so với cùng kỳ năm ngoái lên 79,9 triệu tấn.
–  Theo nhật báo Rossiyskaya Gazeta, dự kiến, dòng chảy này sẽ vượt quá 100 triệu tấn trong năm nay. Điều đó đồng nghĩa với việc gần một nửa lượng dầu thô của Nga đang được bán sang Trung Quốc.
–  Về cuối tuần, vàng đã chứng kiến một đợt tăng mạnh mẽ, đẩy giá tăng vượt ngưỡng 2.000 USD/ounce, do các nhà giao dịch tăng cường mua làm ‘nơi trú ẩn an toàn’ khi tình hình địa chính trị ở khu vực Dải Gaza xấu đi.
–  Phiên thứ Sáu (27/10), giá vàng giao tăng 1,2% lên mức cao nhất kể từ giữa tháng 5, là 2.009 USD/ounce, tính chung cả tuần tăng 1,4%, kéo dài đà tăng sang tuần thứ 3 liên tiếp, 30 ngày qua vàng tăng 8,55%.
–  Doanh nghiệp Nhật Bản ‘bỏ túi’ hơn 9 tỷ USD từ xu hướng đồng yen yếu, nếu đồng tiền này tiếp tục duy tri 150 yen/1 USD.
–  Vàng SJC trong nước đang loanh quanh 71 triệu
–  Giá quặng sắt kỳ hạn tương lai tăng vào thứ Sáu do có thêm các dấu hiệu về nền kinh tế Trung Quốc đang dần ổn định, giúp củng cố tâm lý vốn đã phấn chấn bởi các biện pháp kích thích của nước sản xuất thép lớn nhất thế giới này. Tính chung cả tuần giá tăng khoảng 4%.
–  Giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay tại châu Á ít thay đổi trong tuần này, do nhu cầu sưởi ấm đang ổn định mặc dù dự báo thời tiết ôn hòa trong những tháng tới.
–  Giá xuất khẩu gạo đồ từ Ấn Độ giảm tuần thứ tư liên tiếp do việc gia hạn thuế xuất khẩu gần đây làm giảm nhu cầu, trong khi sự quan tâm mới từ Indonesia giúp giá gạo Việt Nam tăng.
–  Ấn Độ ngày 13/10 đã gia hạn thuế xuất khẩu 20% đối với gạo đồ cho đến tháng 3 năm 2024.
–  Tuy nhiên, hôm 26/10, nước này thông báo hạ giá sàn gạo basmati xuất khẩu xuống còn 950 USD/tấn từ mức 1.200 USD/tấn áp dụng trước đó.

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button