CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
03/01: Đọc gì trước giờ giao dịch
Đóng phiên tuần vừa rồi, ngày 30/12, VN-Index giảm 2.20 điểm, chốt ở mốc 1,007.09 điểm, tương ứng với mức giảm là 0.22%.
Các dữ liệu thị trường đáng chú ý:
2/ Giao dịch khối ngoại :
- Khối ngoại tuần, ngày 30/12 mua ròng tổng lượng là 518,566 tỷ đồng
3/ Giao dịch khối tự doanh
- Khối tự doanh, phiên 30/12 bán ròng với tổng giá trị là 256 tỷ đồng
4/ Các nhóm ngành đang hút dòng tiền mạnh:
- Biểu đồ diễn biến ngành
- Biểu đồ diễn biến dòng tiền
- Dòng tiền đang tập trung mạnh ở nhóm ngành: Y tế, Phương tiện truyền thông, Ôtô & linh kiện phụ tùng,…
TIN NHANH CHỨNG KHOÁN CUỐI NĂM 2022
- VNINDEX NĂM QUA
– Đóng cửa năm, VN-Index đóng cửa ở 1.007,09 điểm, tương đương mức giảm 32,78% so với cuối năm 2021. Với kết quả này, VN-Index góp mặt trong Top 5 chỉ số chứng khoán tồi tệ nhất toàn cầu. Tồi tệ hơn khi HNX-Index giảm tới 56,68%.
– VN-Index vươn lên mức đỉnh 1.530,95 điểm phiên 4/4. Ngay sau phiên giao dịch trên chỉ số bắt đầu chuỗi ngày lao dốc. Mức giảm kỷ lục ghi nhận trong phiên 25/4 lên tới 68,31 điểm (-4,95%). Trong phiên giao dịch ngày 16/11, thị trường chứng khoán Việt Nam rơi xuống mức điểm thấp nhất 873,78 điểm.
– Đây là mức giảm mạnh nhất trong 14 năm và cũng là mức giảm mạnh thứ 2 trong lịch sử chỉ sau năm 2008
– Tính từ đầu năm, VN-Index đã có 39 lần tăng/giảm từ 2% trở lên, nhiều nhất trong vòng 13 năm kể từ năm 2009. Thậm chí, nhiều phiên giao dịch chỉ số còn có biên độ dao động lên đến hơn 70 điểm (khoảng 5-7%) cùng với hàng loạt cổ phiếu “đảo như rang lạc” từ trần xuống sàn và ngược lại.
– Đỉnh điểm quy mô vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam đạt hơn 8 triệu tỷ đồng. Theo đó, giá trị vốn hóa giảm khoảng 2,8 triệu tỷ đồng từ đỉnh.
– Khối ngoại tiếp tục kéo dài chuỗi mua ròng lên tuần thứ 8 liên tiếp với giá trị mua ròng trong tuần đạt hơn 2.200 tỷ đồng.
– Khối ngoại mua ròng hơn 29.000 tỷ đồng trong năm 2022
– Các quỹ ETF dần khẳng định vai trò dẫn dắt dòng vốn ngoại đổ vào TTCK Việt Nam. Fubon FTSE Vietnam ETF – thỏi nam châm hút tiền từ khu vực Đông Á hay bộ đôi DCVFM VNDiamond và DCVFM VN30 ETF đang được nhà đầu tư Thái Lan rất ưa thích là những ví dụ điển hình.
– NĐT cá nhân có tuần bán ròng thứ 8 liên tiếp với hơn 2.300 tỷ đồng, tâm điểm HPG, STB
- DOANH NGHIỆP
– TNA: Dùng 47 tài khoản để thao túng giá cổ phiếu, một cá nhân bị phạt 550 triệu đồng
– HVN: Đạt doanh thu hơn 72.000 tỷ đồng năm 2022, vượt 21% kế hoạch
– Novaland được yêu cầu bán bớt dự án chưa triển khai để cơ cấu lại doanh nghiệp
– GMD: Muốn bán toàn bộ cổ phần tại Nam Hải Đình Vũ
– LHG: Doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư mở rộng dự án tại khu công nghiệp Long Hậu
- MUA BÁN/ PHÁT HÀNH
– Dragon Capital liên tục gom cổ phiếu DPM và DGC
– DGC, DPM, IBC, FIR, VHC, SAF, MSB, PSC, HIC: Thông tin giao dịch lượng lớn cổ phiếu
- CỔ TỨC
– Gỗ Đức Thành tiếp tục phát hành 1,93 triệu cổ phiếu trả cổ tức
– HCM: Sắp chi 230 tỷ đồng trả cổ tức tỷ lệ 5%
– Tới đây, cổ đông của các doanh nghiệp gồm QNS, PNJ, FOX,… sẽ được nhận cổ tức bằng tiền năm 2022 với tỷ lệ cao nhất lên tới 30%
- VIỆT NAM
– Sau 2 năm rời Coteccons, “đế chế” mới của ông Nguyễn Bá Dương gồm SOL E&C, Newtecons, Ricons, BM Windows, Boho Décor, DB tuyên bố đạt 1 tỷ USD doanh thu
– Hà Nội công khai loạt dự án khu đô thị lớn bị thu hồi: Gọi tên Prime Group, Nam Đàn Plaza
– Tốc độ tăng trưởng ngành Xây dựng đạt 8 – 8,5%
– Bình Dương khởi công dự án mở rộng đường vào Khu công nghiệp VSIP III trị giá gần 1.500 tỷ
-Bộ Xây dựng sắp thanh tra loạt vấn đề nổi cộm trong dư luận
– Năm 2022, GRDP thành phố Đà Nẵng tăng 14,05%
– TP.HCM: Thu ngân sách Nhà nước năm 2023 sẽ là một thách thức
– Giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu trong năm 2023
– Kiến nghị gia hạn, giảm thuế VAT 2% đến hết năm 2023
– 10 điểm nổi bật trong hoạt động ngân hàng Việt Nam năm 2022
- THẾ GIỚI
– Chứng khoán Mỹ khép lại năm 2022 bằng một phiên giảm điểm, đánh dấu năm giảm sâu nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008.
– 30/12 là phiên giao dịch cuối cùng của một năm đầy “đau thương” đối với chứng khoán Mỹ. Cả ba chỉ số đều ghi nhận mức giảm mạnh nhất sau 14 năm, khép lại chuỗi 3 năm tăng điểm liên tiếp. Trong năm vừa qua, chỉ số Dow Jones giảm 8,8% trong khi S&P 500 và Nasdaq giảm lần lượt 19,4% và 33,1%.
– Một ẩn số lớn trên thị trường đó là giá trị của các công ty công nghệ vốn hoá lớn sẽ như thế nào sau khi Nasdaq 100 giảm tới 33% vào năm 2022. Các công ty như Meta và Tesla mất khoảng 2/3 giá trị, Amazon cũng đi theo xu hướng tương tự và Netflix gần như mất tới 50%.
– Cổ phiếu dầu khí tăng 59%, là điểm sáng duy nhất của chứng khoán Mỹ 2022
– Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với cuộc khủng hoảng cung cầu trong công nghiệp hóa chất hiện nay
– Giảm hơn 20% vào năm 2022, chỉ số MSCI All-Country World đang chuẩn bị ghi nhận thành tích tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng năm 2008
– Shanghai Composite: Chứng khoán ghi nhận hiệu suất hàng năm tồi tệ nhất kể từ năm 2019, với chỉ số CSI 300 giảm 21,6% trong năm 2022
– Chứng khoán Nhật Bản đều khi nhận mức giảm lần đầu tiên sau 4 năm ở các chỉ số Topix và Nikkei 225
– TT Hong Kong trong năm 2022, chỉ số Hang Seng-Index đã giảm 15,4%, ghi nhận năm tồi tệ nhất kể từ năm 2012.
– Giá nhà ở Anh tiếp tục giảm sâu trong tháng 12/2022
– Lãi suất thế chấp chấm dứt 6 tuần giảm liên tiếp
– Ngành hàng không Trung Quốc sẵn sàng chuẩn bị cho việc mở cửa biên giới
- VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA
– Ấn Độ đang xem xét cấm tiền điện tử trong nhiệm kỳ chủ tịch G20
– CEO FTX lén rút hơn nửa triệu USD ngay sau khi được tại ngoại
– Những cú giáng mạnh mẽ liên tục dội vào thị trường và giá tiền ảo liên tục lao dốc. Bitcoin – đồng tiền ảo vốn hóa lớn nhất thế giới – đã lao dốc hơn 60%, dẫn đầu làn sóng bán tháo trên thị trường tiền ảo trong năm qua. So với mức đỉnh xác lập vào tháng 11/2021, vốn hóa thị trường tiền ảo đã “bốc hơi” khoảng 2 ngàn tỷ USD.
– Những điều cần biết về Pi Network, liệu Pi đáng giá bao nhiêu?
– Pi Network chính thức niêm yết trên các sàn – Việt Nam sắp có thêm nhiều tỷ phú Pi?
– Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần này (ngày 30/12), cũng là phiên khép lại năm 2022, giá dầu Brent tăng 2,45 USD (tương đương gần 3%) lên 85,91 USD/thùng. Còn giá dầu ngọt nhẹ WTI tăng 1,86 USD (tương đương 2,4%) lên 80,26 USD/thùng
– Tính từ đầu năm 2022, giá dầu Brent tăng khoảng 10% sau khi “nhảy” 50% trong năm 2021. Giá dầu WTI tăng gần 7%, nối tiếp mức tăng 55% của năm trước đó. Cả hai chỉ số giá dầu sụt giảm mạnh trong năm 2020 khi đại dịch Covid-19 hoành hành, kéo giảm nhu cầu năng lượng toàn cầu.
– Giá vàng tăng trong phiên 30/12 để kết thúc quý 4 tăng mạnh nhất kể từ tháng 6 năm 2020 do kỳ vọng Fed sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất.
– Giá vàng thỏi chỉ giảm khoảng 0,5% vào năm 2022 do các đợt tăng lãi suất liên tiếp của ngân hàng trung ương Mỹ đẩy vàng xuống mức thấp nhất trong hơn hai năm vào tháng 9, nhưng đã hồi phục dần kể từ đó.
– Giá đồng giảm vào thứ Sáu (30/12), kết thúc năm giảm đầu tiên kể từ năm 2018 do lo ngại về nhu cầu do số ca nhiễm gia tăng ở Trung Quốc (nước tiêu dùng hàng đầu thế giới), tăng trưởng toàn cầu chậm lại và lượng hàng tồn kho tăng.
– Giá quặng sắt tăng trong phiên 30/12, kết thúc một năm đầy biến động, với hợp đồng kỳ hạn tương lai trên sàn Đại Liên đạt mức cao nhất trong hơn 6 tháng, được thúc đẩy bởi sự lạc quan xung quanh việc nhà sản xuất thép hàng đầu thế giới – Trung Quốc – dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát đại dịch và đưa ra các biện pháp hỗ trợ kinh tế.
– Giá đậu tương kỳ hạn trên thị trường Chicago kết thúc phiên thứ Sáu (30/12) tăng, tính chung cả năm tăng mạnh trong bối cảnh nhu cầu xuất khẩu cao và hạn hán ở nước xuất khẩu lớn -Argentina – trong bối cảnh nguồn cung hạt có dầu trên thị trường toàn cầu đang căng thẳng.
– Giá cao su kỳ hạn trên thị trường Nhật Bản giảm vào thứ Sáu (30/12), ghi nhận mức giảm hàng năm đầu tiên kể từ năm 2018 do lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu và sự sụt giảm nhu cầu từ Trung Quốc – nước nhập khẩu cao su hàng đầu thế giới.
– Tính chung trong năm 2022, giá cao su trên sàn Osaka giảm khoảng 8,4%.