CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

22/03: Đọc gì trước giờ giao dịch

Đóng phiên ngày hôm qua, ngày 21/03, VN-Index tăng 9.33 điểm, chốt ở mốc 1,032.43 điểm, tương ứng với mức tăng là 0.91%.

Các dữ liệu thị trường đáng chú ý:

2/ Giao dịch khối ngoại :

  • Khối ngoại phiên 21/03 mua ròng tổng lượng là 107.338 tỷ đồng

Top NN mua ròng

Top NN bán ròng

3/ Giao dịch khối tự doanh

  • Khối tự doanh, phiên 21/03 bán ròng với tổng giá trị là 216.46 tỷ đồng

Top tự doanh mua ròng nhiều nhất

Top tự doanh bán ròng nhiều nhất

4/ Các nhóm ngành đang hút dòng tiền mạnh:

  • Biểu đồ diễn biến ngành

  • Biểu đồ diễn biến dòng tiền

  • Dòng tiền đang tập trung mạnh ở nhóm ngành:Dịch vụ tài chính, Bất động sản, bảo hiểm,…

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 21/03

  • DOANH NGHIỆP
– VHM: Cổ phiếu Vinhomes bất ngờ lên sát trần, tăng phiên thứ 4 liên tiếp sau thông tin đàm phán với “gã khổng lồ” CapitaLand
– SHB: Vay 120 triệu USD từ IFC
– BAF: Thương vụ chào bán TPDN riêng lẻ cho IFC hoàn tất, 600 tỷ đồng vừa ‘cập bến’ BAF Việt Nam
– OIL: 1,088 tỷ cổ phiếu OIL vào diện cảnh báo trên UPCoM
– PNJ: 2 tháng lãi 556 tỷ, PNJ được dự lãi 2 ngàn tỷ năm 2023
– PC1: Kỳ vọng mảng năng lượng tái tạo bùng nổ, dự thu hơn 1.000 tỷ từ BĐS
– Novaland (NVL) đang có dư vay nợ bằng tiền hơn 1.900 tỷ đồng và dư vay trái phiếu hơn 8.200 tỷ đồng tại Credit Suisse, kịch bản nào sẽ xảy ra?
– VHM: Vinhomes ‘nhắm’ dự án khu đô thị có tổng mức đầu tư 1 tỷ USD ở Hải Phòng
– VIC: Công ty GSM của tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ đầu tư vào Be Group, hỗ trợ tài xế chuyển sang xe điện
– DCM: Đạm Cà Mau đặt mục tiêu vào Top 5 doanh thu lớn nhất Đông Nam Á
– PPC: Bị kiểm toán đưa ý kiến ngoại trừ liên quan doanh thu 162 tỷ đồng
– PHP: Cảng Tân Vũ xếp dỡ gần 1.893 tấn hàng siêu trường, siêu trọng
– Thêm công ty bia thuộc Sabeco có EPS gần 28.000 đồng/cp, chia cổ tức tiền mặt lên đến 300%
– Sovico Group báo lãi sau thuế hơn 3.200 tỷ đồng năm 2022, tổng tài sản gần 7 tỷ USD
– DNP Water bán 24,5% cổ phần tại LAWACO
– FCN: Lợi nhuận suy giảm liên tiếp trong 4 năm, FECON vẫn muốn “chạy đua” vào bất động sản
– FLC: Nợ trăm tỷ tiền thuế, Tập đoàn FLC bị đề nghị thu hồi đất dự án khu đô thị tại Hạ Long
– SAM: Kinh doanh năm 2022 bết bát, chuyển nhượng 80% cổ phần công ty con
– SMC: Không được cấp margin. Với sự góp mặt của cổ phiếu thép này, danh sách chứng khoán bị HOSE cắt margin đã tăng lên con số 69.
– VNM: Lộ diện 20 nhà đầu tư lớn nhất nắm giữ 80% vốn: Nhiều cái tên đình đám toàn cầu từ HSBC, Prudential, JPMorgan, Vanguard
– KDM: Vừa hết đình chỉ giao dịch, cổ phiếu KDM đã manh nha nổi sóng
– HVN: Hàng không hồi phục, Vietnam Airlines thông báo tuyển dụng thêm 500 tiếp viên
  •  MUA BÁN/ PHÁT HÀNH
– VNPost sẽ thoái vốn xuống dưới 5% tại LienVietPostBank?
– TPB: Công đoàn Ngân hàng TPBank tăng nắm giữ cổ phiếu TPB
– Vợ Chủ tịch Đầu tư Nam Long (NLG) muốn bán 2 triệu cổ phiếu
– Phó Chủ tịch DIC Corp gom thành công 5 triệu cổ phiếu DIG
– Mua bán chui gần 2,8 triệu cổ phiếu, người nhà lãnh đạo DHM bị cấm giao dịch 4 tháng
– TVB, PLX, DNP, DHP, CAG, TET, DIG: Thông tin giao dịch lượng lớn cổ phiếu
– Chứng khoán APG đặt mục tiêu lãi 150 tỷ sau năm lỗ kỷ lục, huỷ phát hành 221 triệu cổ phiếu
  •  CỔ TỨC
– TCM: Định ngày chốt danh sách tạm ứng cổ tức đợt 1/2022
– VNM: Vinamilk chốt chi 8.050 tỷ đồng trả cổ tức năm 2022, tỷ lệ 40%
– BAX giảm 50% mức chia cổ tức cho cổ đông năm 2023
  • CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
– Nhịp phục hồi ấn tượng chiều nay có bóng dáng của nhà đầu tư nước ngoài rõ rệt, khi lượng tiền giải ngân của khối này trên HoSE chiếm tới một phần ba giao dịch sàn này.
– VN-Index kết phiên tăng 0,91% tương đương 9,33 điểm so với tham chiếu. Đây là mức tăng ấn tượng nếu so với thời điểm cuối phiên sáng, chỉ số còn giảm 0,37%.
– Đến chiều dường như quỹ Fubon bắt đầu mua, ghi nhận mức tăng vọt ở hoạt động này. Cụ thể, riêng chiều, khối ngoại mua thêm 1.342,2 tỷ đồng, cao gấp 4,7 lần mức mua buổi sáng. Nhờ giao dịch này, tính chung cả phiên, khối ngoại vẫn mua ròng 113,9 tỷ đồng.
– Giao dịch khối ngoại hôm nay (21/3): Trở lại mua ròng gần 114 tỷ đồng trên HOSE, tâm điểm VHM, HPG
– Phiên 21/3: Tự doanh CTCK bán ròng hơn 215 tỷ đồng, tập trung tại nhóm ngân hàng
  • CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH
– Cổ phiếu KDC, DCM lọt rổ FTSE VN30 Index, Fubon tiếp tục cơ cấu danh mục
– VanEck Vietnam ETFL: Quỹ ngoại ETF hoàn tất cơ cấu danh mục, cổ phiếu Việt Nam chiếm tỷ trọng 99,7%
– Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch UBCKNN
– Dòng tiền từ kênh trái phiếu đang quay trở lại thị trường bất động sản
– Thêm 1 doanh nghiệp từng là công ty con của Vingroup phát hành thành công gần 4.700 tỷ đồng trái phiếu
– Một doanh nghiệp hút gần 10.000 tỷ đồng qua 182 lô trái phiếu
– Một doanh nghiệp xây dựng chi hơn 1.600 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn
– Ngân hàng Quốc Tế (VIB) vừa chính thức công bố chương trình giảm đến 2%/năm lãi suất cho khách hàng vay kinh doanh.
– Lãi suất hơn 9%/năm vắng bóng trên bảng niêm yết của các ngân hàng
  • VIỆT NAM
– Xuất khẩu cao su giảm 21% trong nửa đầu tháng 3
– Hàng không rộn ràng khôi phục đường bay đến Trung Quốc, tạo lực đẩy phục hồi du lịch, đầu tư
–  Áp lực giá đầu vào tăng cao, hai “ông lớn” Thép Hoà Phát và Thép Việt Đức điều chỉnh tăng giá bán
– Xuất khẩu rau quả bật tăng 53,1%
– Hơn 200 nghìn lao động bị “treo” quyền lợi bảo hiểm xã hội, giải quyết thế nào?
– Hà Nội: Quận Thanh Xuân có thêm 4 dự án chung cư được triển khai trong năm nay
– Từ 15h hôm nay 21/3, giá xăng RON95 và E5 RON92 cùng giảm 780 đồng/lít, các mặt hàng dầu cũng giảm 800 – 1.250 đồng/lít,kg.
– Thị trường Trung Quốc mở cửa, cổ phiếu dệt may hưởng lợi
– Trung Quốc mở cửa có thể khiến ngành gỗ Việt Nam gặp nhiều áp lực cạnh tranh tại thị trường Mỹ
– HoREA: “Không nên tiếp tục đề xuất quy định sở hữu nhà chung cư có thời hạn”
– Kiến nghị EVN mua điện mặt trời, điện gió bằng 90% giá điện nhập khẩu
– Phê duyệt dự án thành phần I thuộc đường bộ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột giai đoạn I
– Chuẩn bị khởi công dự án cải tạo 7 ga đường sắt phía Bắc
  • THẾ GIỚI
– Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến tích cực với đa phần thị trường tăng, thị trường Nhật Bản đi ngược khi Chính phủ nước này dự kiến chi thêm 2.000 tỷ yen
– Tại Châu Âu, các thị trường lớn tiếp tục giao dịch tích cực phiên thứ 2 liên tiếp sau các thông tin hỗ trợ ngân hàng
– Chỉ số S&P 500 và chỉ số Dow Jones đồng loạt tăng điểm vào thứ Hai khi các ngân hàng trung ương bắt tay chống khủng hoảng giúp xoa dịu những lo ngại của các nhà đầu tư.
– Chính phủ Nhật Bản đang lên kế hoạch chi thêm hơn 2.000 tỷ yen (gần 15,3 tỷ USD) từ quỹ dự phòng để tài trợ cho các biện pháp bổ sung nhằm giảm bớt tác động của lạm phát tới nền kinh tế nước này.
– Cận cảnh hỗn loạn trên thị trường trái phiếu 24.000 tỷ USD của Mỹ: Trader chần chừ 10 giây mất ngay 1 triệu USD, huyết áp tăng giảm theo từng biến động
– General Motor (GM): Chủ quan rút khỏi châu Âu, hãng xe ngoại vỡ mộng tại Trung Quốc: Lão làng 1 thế kỷ nhưng chịu thua startup, có thể ‘bay màu’ trong 3-5 năm
– Người Trung Quốc đổ xô du lịch trở lại nhưng theo cách “khác thường”: Châu Âu lo lắng vì mất khách sộp
– Evergrande dự kiến sẽ công bố các điều khoản về tái cơ cấu nợ nước ngoài đã nhất trí với nhóm các trái chủ chính vào ngày 22/3 tới.
– Vụ cổ đông Credit Suisse được 3,2 tỷ USD còn trái chủ mất trắng 17 tỷ USD: Hậu quả tai hại khi nghĩ trái phiếu luôn đứng trên cổ phiếu
– Lô trái phiếu của Credit Suisse trở thành giấy vụn, đe doạ một thị trường quy mô hơn 250 tỷ USD
– Sau loạt ngân hàng sụp đổ, Mỹ xem xét bảo hiểm cho mọi khoản tiền gửi trên 250.000 USD
– Năm trong số các ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới, bao gồm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB), Ngân hàng Canada (BoC) và Ngân hàng Anh (BoE), công bố nỗ lực phối hợp để giữ cho đồng đô la Mỹ lưu thông qua hệ thống tài chính toàn cầu.
– Thỏa thuận swap line mới giữa 5 ngân hàng trung ương trước mắt sẽ họat động đến 30/4 và có khả năng sẽ tiếp tục mở lâu dài hơn. Mục tiêu cuối cùng của việc chuyển các hoạt động đáo hạn từ 7 ngày sang hàng ngày là giúp làm dịu đi biến động tỷ giá hối đoái và tránh căng thẳng trong việc cung cấp tín dụng.
– Ông Putin và ông Tập gặp nhau trong hơn 4 giờ, gọi nhau là ‘người bạn thân thiết’
– Hàn Quốc và Nhật Bản hướng tới đưa nhau trở lại “danh sách trắng” đối tác thương mại đáng tin cậy
– Nhật Bản công bố kế hoạch mới cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
– Amazon mở rộng đợt cắt giảm nhân sự, sẽ sa thải thêm 9.000 lao động
– Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 20/3 đã bác bỏ đề xuất của đảng Cộng hòa nhằm ngăn chặn các nhà quản lý quỹ hưu trí đưa ra các quyết định đầu tư dựa trên các yếu tố như biến đổi khí hậu. Đây là lần đầu tiên Ông Biden sử dụng quyền phủ quyết trong nhiệm kỳ
– Foxconn bế tắc với xe điện: Chi 230 triệu USD sau 5 tháng chỉ sản xuất được 40 xe bán tải, bị nhận định ‘còn lâu mới thực hiện được giấc mơ’
– Ai được, ai mất trong thương vụ UBS-Credit Suisse?
  • VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA
– Nhiều nước Hồi giáo đang nghiên cứu CBDC
– Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm về 27.700 USD, thì sang phiên hôm nay đã đã gần như dao động nhẹ quanh ngưỡng này cho đến cuối ngày.
– Đáng chú ý, Bitcoin trong phiên 20/3 có lúc đạt 28.662 USD, mức cao nhất kể từ tháng 6 năm ngoái, đưa mức tăng từ đầu tháng đến nay lên 25% và từ đầu năm đến nay lên 71,5%.
– Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng sau khi giảm xuống ngưỡng thấp nhất 15 tháng hồi tuần trước khi nhà đầu tư quan ngại về “sức khỏe” lĩnh vực ngân hàng toàn cầu.
– Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,77 USD (+1,14%), lên 68,41 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,62 USD (+0,84%), lên 74,41 USD/thùng.
– Giá vàng thế giới chỉ còn ‘vênh’ với trong nước hơn 10 triệu đồng/lượng, mức cao nhất vàng đạt được trong ngày 20/3 là 2.014 USD/ounce
– So với một số loại tiền tệ khác, giá vàng trong phiên 20/3 đạt kỷ lục cao nhất mọi thời đại. Theo đó, vàng phiên 20/3 đạt trên 3.000 đô la Úc do giá trị của đồng đô la Úc giảm so với đô la Mỹ; đạt 165.000 rupee Ấn Độ và 1.880 euro, chỉ kém 20 euro so với kỷ lục lịch sử tính theo euro.
– Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ 10,9 USD xuống 1.978,4 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nhích lên 1.980 USD, nhưng đã hạ nhiệt nhanh và lùi về gần 1.965 USD/ounce vào cuối ngày.
– Ấn Độ nhập khẩu số lượng phân bón từ Nga lớn nhất trong 3 năm
– USDA dự báo sản lượng gạo thế giới năm 2022/23
– Giá đồng có thể đạt mức cao mới trong 12 tháng tới do dự trữ khan hiếm, theo đồng giám đốc kinh doanh của Trafigura.
– Quặng sắt Đại Liên và Singapore giảm sau khi cơ quan hoạch định nhà nước Trung Quốc đưa ra một cảnh báo khác chống lại đầu cơ trên thị trường và các biện pháp mới hạn chế sản xuất được áp dụng tại các thành phố sản xuất thép lớn của Trung Quốc.
– Đường Sơn, trung tâm sản xuất thép hàng đầu Trung Quốc cho biết họ sẽ triển khai phản ứng khẩn cấp cấp độ hai sau khi ô nhiễm không khí nặng nề được dự báo trong tuần này. Hàm Đan, một thành phố sản xuất thép khác thực hiện các biện pháp hạn chế tương tự vào ngày 17/3.
Vàng SJC 67.3 tr/lượng
USD 23,750 đồng
Bảng Anh 29,326 đồng
EUR 25,968 đồng

Nhận định thị trường 22/03 : Thị trường chờ dòng tiền để bứt phá mạnh !

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button