CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
23/03: Đọc gì trước giờ giao dịch
Đóng phiên ngày hôm qua, ngày 22/03, VN-Index tăng 8.11 điểm, chốt ở mốc 1,040.54 điểm, tương ứng với mức tăng là 0.79%.
Các dữ liệu thị trường đáng chú ý:\
2/ Giao dịch khối ngoại :
- Khối ngoại phiên 22/03 mua ròng tổng lượng là 187.483 tỷ đồng
Top NN mua ròng
Top NN bán ròng
3/ Giao dịch khối tự doanh
- Khối tự doanh, phiên 22/03 bán ròng với tổng giá trị là 218.13 tỷ đồng
Top tự doanh mua ròng nhiều nhất
Top tự doanh bán ròng nhiều nhất
4/ Các nhóm ngành đang hút dòng tiền mạnh:
- Biểu đồ diễn biến ngành
- Biểu đồ diễn biến dòng tiền
- Dòng tiền đang tập trung mạnh ở nhóm ngành: Phương tiện truyền thông, Bất động sản,…
TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 22/03
- DOANH NGHIỆP
– HPG: Ông Trần Đình Long tâm sự về “cơn lốc xoáy” thua lỗ 2 quý, Hòa Phát tiết lộ sẽ có 10 khu công nghiệp trong 10 năm tới, tập trung phát triển các đại đô thị 300-500ha
– PVTrans dự báo lợi nhuận sau thuế giảm 41%, sẽ chi hơn 3.800 tỷ đồng để đầu tư tàu năm 2023
– Sau PV Power, NT2, đến lượt EVNGenco3 (PGV) có thêm hàng trăm tỷ lợi nhuận hậu kiểm toán
– NAG: Doanh nghiệp điện lạnh đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 47%, cổ phiếu nổi sóng trước kế hoạch chuyển sàn
– TCB: Moody’s đã hạ bậc xếp hạng tín nhiệm của Techcombank về Ba3
– Tập đoàn Hoa Sen (HSG) bị xử lý thuế hơn 730 triệu đồng
– PGV: Tài chính cải thiện, giảm hơn 20.000 tỷ nợ vay qua 4 năm
– ACB: Dự phóng lợi nhuận tăng trưởng, định giá nào cho cổ phiếu ACB?
– TOS: Ông lớn ngành hàng hải vừa bị xử phạt thuế 527 triệu đồng
– TPB: TPBank được chấp thuận thành lập thêm 5 chi nhánh và 3 phòng giao dịch
– FLC: Thêm một lãnh đạo cấp cao của FLC nộp đơn từ nhiệm
– VCG: Vinaconex vừa trúng một dự án tại Quảng Ngãi
– HPG: Cách “xe lu” Hòa Phát đã ứng phó khi chịu cùng lúc 4 “cú đấm” từ thị trường: Thu hẹp quy mô vốn lưu động, hàng tồn kho bị ép quay nhanh hết cỡ
– KDM: Doanh thu nhiều quý bằng 0, một cổ phiếu bất động sản vẫn “bốc đầu” tăng kịch trần 5 phiên ngay khi vừa thoát đình chỉ giao dịch
– SJF: Kinh doanh thua lỗ, Đầu tư Sao Thái Dương muốn bán đứt hai công ty con
– HBC: Thế khó của Hòa Bình trong việc Nợ xấu dắt dây & “Hạt sạn” quản trị doanh nghiệp
– PPC và SRF bị đưa vào danh sách chứng khoán không được giao dịch ký quỹ
– Petrolimex (PLX): Không có cam kết về khoản tiền gửi sau khi thoái vốn PG Bank
- MUA BÁN/ PHÁT HÀNH
MIG: PYN Elite Fund trở thành cổ đông lớn của Bảo hiểm Quân đội
– VPB: Công đoàn VPBank thu về hơn 8 tỷ đồng sau khi hoàn tất bán 375.000 cổ phiếu VPB
– APH: Một lãnh đạo thoái sạch 2,5 triệu cổ phần
– HOSE sắp đấu giá 3 triệu cổ phần CTCP Xây dựng và Dịch vụ công cộng Bình Dương (BPS)
– MSN: Masan Group chào bán thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu không đảm bảo
– CTF: Góp vốn lập công ty, phát hành hơn 3,8 triệu cổ phiếu ESOP
– NVL: Novaland hoãn thanh toán 900 tỷ đồng gốc và lãi trái phiếu
- CỔ TỨC
– LGC: Cầu Đường CII lên kế hoạch doanh thu nghìn tỷ, chia cổ tức tỉ lệ 16%
– EIB: Eximbank niêm yết thêm gần 246 triệu cổ phiếu EIB trên sàn HOSE, đây là số cp phát hành để trả cổ tức cho cổ đông trước đó. Đây là lần đầu tiên ngân hàng này trả cổ tức cho cổ đông trong gần 1 thập kỷ, kể từ năm 2014.
– AAM: Thay đổi nhân sự cấp cao, chuẩn bị chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 7%
- CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
– Thị trường tăng mạnh hơn vào cuối phiên với giao dịch tích cực từ các mã ngân hàng
– VN-Index hồi mốc 1.040 điểm, VHM tăng 12% sau 2 phiên
– Sau phiên hồi phục tích cực, VN-Index tiếp tục có một phiên giao dịch khởi sắc trong phiên 22/3. Cổ phiếu lớn dẫn dắt đà tăng, VN-Index có thời điểm bứt phá hơn 10 điểm trước khi đà tăng thu hẹp đôi chút về cuối phiên. Tuy nhiên, xu hướng chung vẫn là tích cực và VN-Index đã nhanh chóng vượt mốc 1.040 điểm.
– Thị trường chứng khoán toàn cầu hồi phục tích cực trước thời điểm Fed đưa ra quyết định quan trọng về mức lãi suất trong cuộc họp của Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ diễn ra vào ngày 21-22/3. Thông tin chính thức của Fed sẽ được công bố vào rạng sáng ngày 23/3.
– Kết phiên, VN-Index tăng 8 điểm (tương đương 0,79%) để tiến lên mốc 1.040 điểm. Sắc xanh chiếm sóng với 431 mã tăng điểm, 336 mã giảm. Giá trị giao dịch trên HOSE phiên hôm nay tương đương so với phiên hôm trước khi vượt 8.600 tỷ đồng.
– Khối ngoại tiếp đà mua ròng trăm tỷ trong phiên thị trường hồi phục, tập trung gom một mã bất động sản
– Phiên 22/03, tự doanh công ty chứng khoán bán ròng hơn 218 tỷ đồng, STB là cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất với gần 38 tỷ đồng
- CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH
– Loạt ngân hàng sắp bước vào mùa đại hội cổ đông
– Thống kê từ FIDT cho thấy, ngày 21/3 vừa qua, Fubon hút ròng thêm được gần 6 triệu USD. Tổng số hút ròng 5 phiên từ ngày 15/3 đến 21/3 đạt gần 29 triệu USD, tương đương 679 tỷ đồng.
– Rổ chỉ số gồm toàn cổ phiếu kín “room” ngoại dần hết “hot”?
– Xét xử vụ án thao túng giá nhóm cổ phiếu Louis ngày 10/4 tới. Loạt chủ tịch – phó chủ tịch, tổng giám đốc vụ Louis Holdings sắp hầu tòa
– Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán: Mục tiêu thị trường phái sinh tăng trưởng 30% mỗi năm
– 3 công ty tại Long Biên – Hà Nội chi hơn 6.000 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn
– Hưng Thịnh Land đàm phán thành công với trái chủ gia hạn lô trái phiếu 500 tỷ đồng
– “Gỡ khó” nhờ Nghị định 08: Thị trường trái phiếu doanh nghiệp “ấm” trở lại
- VIỆT NAM
– Cơn bĩ cực của ngành xây dựng: ‘Kẹt’ vốn, cạn tiền từ ‘ông nhỏ’ đến ‘ông lớn’
– Sóng ‘ngầm’ M&A bất động sản Việt Nam
– Vay nợ bằng USD, doanh nghiệp “thấm đòn” khi tỷ giá leo thang…
– Xuất nhập khẩu với hai thị trường lớn nhất: Lần đầu sụt giảm hơn 20%, khó khăn hơn cả giai đoạn COVID
– Lũy kế từ đầu năm đến giữa tháng 3, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt gần 123 tỷ USD
– Hà Nội đôn đốc nhiều biện pháp để giải ngân vốn đầu tư công đạt 100%
– Hạn ngạch, thuế đang ngáng đường doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc
– NHNH: Doanh nghiệp xăng dầu khó khăn không phải do hạn mức tín dụng, lãi suất
– Xuất khẩu thép sang Thổ Nhĩ Kỳ trong hai tháng 2023 gấp 100 lần cả năm 2022: Ngôi sao mới nổi trong thị trường tiêu thụ thép Việt Nam?
– Giá thép vằn thanh tăng 150.000 đồng/tấn
- THẾ GIỚI
– Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến tích cực với đa phần thị trường tăng
– Tại Châu Âu, các thị trường lớn phủ sắc xanh sau phiên giao dịch 21/3 tích cực
– Vương Quốc Anh: Lạm phát tiêu dùng tăng nhanh hơn kì vọng trong tháng 2
– Tổng lợi nhuận của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Hàn Quốc tăng hơn 40%
– Các nhà đầu tư tìm kiếm ‘cái gật đầu’ của huyền thoại Warren Buffett giữa biến động ngành ngân hàng thế giới
– Berkshire Hathaway sẽ bỏ túi 4 tỷ USD trong năm nay nhờ lãi suất tăng vọt
– Bộ trưởng Tài chính Mỹ đăng đàn, tiếp thêm niềm tin cho ngành ngân hàng với tuyên bố chính phủ sẽ tiếp tục can thiệp nếu cần
– Trước sức ép của Mỹ, Bắc Kinh đang thay đổi chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn nội địa bằng cách nới lỏng điều kiện trợ cấp cho một số hãng chip dẫn đầu. Đồng thời, giới chức trách cũng cho phép họ nắm quyền kiểm soát nhiều trong các dự án nghiên cứu được nhà nước hậu thuẫn.
– Nga và Trung Quốc đã ký một loạt thỏa thuận lịch sử trong nhiều lĩnh vực. Theo các chuyên gia, đổi lại sự hỗ trợ cho Nga hiện nay, Trung Quốc đang nhắm đến tài nguyên giá rẻ, sự ủng hộ trong tương lai cũng như mong muốn làm suy yếu phương Tây.
– Những góc khuất trong vụ giải cứu Credit Suisse
- VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA
– Nga lưu thông đồng Ruble kỹ thuật số từ 1/4
– Việc áp dụng CBDC của Nigeria tăng đột biến vì tình trạng thiếu tiền tệ fiat
– Coinbase hợp tác với ứng dụng thanh toán của Ngân hàng TW Brazil để cung cấp các dịch vụ mở rộng
– Circle xin giấy phép cung cấp dịch vụ tiền điện tử tại Pháp
– Sở thuế Mỹ muốn đánh thuế NFT dưới dạng tài sản sưu tầm
– Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng lên trên 28.000 USD, thì sang phiên hôm nay đã đã gần như dao động nhẹ quanh ngưỡng này cho đến cuối ngày.
– Trung Quốc thay thế EU, trở thành nhà nhập khẩu khí đốt lớn nhất của Nga
– G7 chưa định đánh giá lại việc áp giá trần dầu mỏ của Nga
– Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,52 USD (-0,75%), xuống 69,15 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,62 USD (-0,82%), xuống 74,70 USD/thùng sau phiên đêm qua tăng 2%
– Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 38,4 USD xuống 1.941 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng chững lại và gần như chỉ đi ngang quanh ngưỡng trên cho đến cuối ngày.
– Giá quặng sắt Đại Liên tiếp tục giảm do nhà đầu tư lo lắng sự can thiệp hơn nữa của chính phủ sau khi Trung Quốc cảnh báo mới nhất về hoạt động đầu cơ và việc hạn chế sản xuất tiếp tục tại một số thành phố sản xuất thép chính.
– Các thành phố Hàm Đan và Đường Sơn, hai trung tâm sản xuất thép lớn, đã thực hiện ứng phó với khẩn cấp mức độ 2 lần lượt vào ngày 17/3 và 20/3 sau khi dự báo ô nhiễm không khí nặng trong những ngày tới.
– Đà giảm của lúa mì và ngô bị hạn chế bởi việc gia hạn hành lang xuất khẩu Biển Đen từ Ukraine, trong khi tình trạng lúa mì được cải thiện tại một số bang của Mỹ và mưa dự kiến tại Brazil.
– Đậu tương Chicago đảo chiều đóng cửa giảm, bởi ước tính sản lượng của Brazil tăng, trong khi ngô và lúa mì giảm do thị trường thận trọng với dự kiến Fed tăng lãi suất.
Vàng SJC 67.2 tr/lượng
USD 23,690 đồng
Bảng Anh 29,224 đồng
EUR 26,069 đồng