CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

27/03: Đọc gì trước giờ giao dịch

Đóng phiên tuần vừa rồi, ngày 24/03, VN-Index tăng 1.69 điểm, chốt ở mốc 1,046.79 điểm, tương ứng với mức tăng là 0.16%.

Ảnh:Trading View

Các dữ liệu thị trường đáng chú ý:

2/ Giao dịch khối ngoại :

  • Khối ngoại phiên 24/03 mua ròng tổng lượng là 105.334 tỷ đồng

Top NN mua ròng

Top NN bán ròng

3/ Giao dịch khối tự doanh

  • Khối tự doanh, phiên 24/03 mua ròng với tổng giá trị là 77.98 tỷ đồng

Top tự doanh mua ròng nhiều nhất

Top tự doanh bán ròng nhiều nhất

4/ Các nhóm ngành đang hút dòng tiền mạnh:

  • Biểu đồ diễn biến ngành

  • Biểu đồ diễn biến dòng tiền

  • Dòng tiền đang tập trung mạnh ở nhóm ngành: Phương tiện truyền thông, Dịch vụ tài chính, Bất động sản…

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN CUỐI TUẦN

  • DOANH NGHIỆP
– PVD: Tăng lỗ lên 103 tỷ sau kiểm toán, được dự báo 2023 khả quan
– DXS: Đất Xanh Services đặt kế hoạch kinh doanh đi lùi trong năm 2023
– NVL: Tiếp tục gia hạn thêm lô trái phiếu thứ 3 với giá trị 1.000 tỷ đồng, như vậy NVL đã đàm phán thành công 3 lô với tổng giá trị 2.750 tỷ đồng
– HBC: Bước tiến đầu tiên của Hòa Bình tại Úc
– VinFast mở cửa hàng thứ 3 tại Pháp, đã hiện diện ở 11 thành phố châu Âu
– VCS: Vicostone lên kế hoạch kinh doanh tăng trưởng âm trong năm 2023
– FRT: Chuỗi Long Châu năm 2022 lãi gấp 10 lần năm trước, mục tiêu mở rộng lên 1.500 nhà thuốc
– Lãi kỷ lục sau 2 thập kỷ, cổ phiếu VFG được HOSE “cởi trói”
– HPX, PVS, VIC, TSB, VCP, CCI, TDM: Thông tin giao dịch lượng lớn cổ phiếu
  •  CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
– Thị trường chứng khoán ghi nhận sự phục hồi nhẹ trong tuần giao dịch 20-24/3. Diễn biến tuần qua xoay quanh thông tin Fed đã quyết định nâng lãi suất 25 điểm cơ bản lên 4,75%-5%, tâm lý nhà đầu tư thể hiện sự thận trọng nhất định. Lực cầu xuất hiện sau khi VN-Index giảm dưới vùng điểm 1.020 đã giúp thị trường lấy lại được sắc xanh, phục hồi lên sát khu vực 1.050.
– Thanh khoản sụt giảm gần 20% so với tuần trước, giá trị giao dịch trung bình trên HoSE chỉ đạt khoảng 10.000 tỷ đồng/phiên.
– Khối ngoại giảm tốc mua ròng trong tuần 20-24/3, tập trung “gom” VHM
– Về giao dịch khối ngoại, sau tuần cơ cấu ETFs, lực mua của nhà đầu tư nước ngoài sụt giảm đáng kể, thậm chí họ quay đầu bán ròng mạnh trong phiên đầu tuần. Theo thống kê, khối ngoại chỉ mua ròng 399 tỷ đồng sau 5 phiên giao dịch, giảm rõ rệt so với giá trị hơn 2.300 tỷ tuần trước.
– Việc khối ngoại mua vào liên tục cổ phiếu VHM sau động thái có thông tin Tập đoàn CapitaLand đang đàm phán mua tài sản trị giá khoảng 1,5 tỷ USD từ Vinhomes. Nội dung đàm phán của CapitaLand và Vinhomes là về một số dự án của Tập đoàn này. Một trong số đó là một phần Ocean Park 3 – dự án phát triển theo phong cách thành phố nghỉ dưỡng rộng 294 ha gần thủ đô Hà Nội hoặc một dự án khác của Tập đoàn tại thành phố Hải Phòng.
  • CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH
– Dự báo lợi nhuận quý 1/2023: Xây dựng, hàng không tích cực, thép và bất động sản có thể thua lỗ
– Công ty Ngôi Sao Phương Nam: Không doanh thu, tăng mạnh vốn trước phát hành trái phiếu
– HoREA: Đề xuất Ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp vay để trả nợ trái phiếu
– Sau quãng thời gian dài “đóng băng”, thị trường trái phiếu DN (TPDN) đã sôi động trở lại. Thống kê từ ngày 6/3 – 17/3, các tổ chức phát hành đã huy động tổng cộng 25.825 tỷ đồng (gần 1,1 tỷ USD), nâng giá trị trái phiếu phát hành từ đầu năm đến nay lên hơn 27.935 tỷ đồng.
– Đằng sau 1 tỷ USD trái phiếu doanh nghiệp phát hành mới. Các nội dung của Nghị định 08 sửa đổi Nghị định 65 và Nghị định 153 đều mang tính chất tạm thời. Bản thân các tổ chức phát hành cần tận dụng quãng thời gian này để củng cố hoạt động kinh doanh và nâng cao chất lượng tài chính, minh bạch, chất lượng trái phiếu
  •  VIỆT NAM
– Loạt dự án cao tốc Bắc – Nam khó về đích đúng hẹn ngày 30/4
– M&A – ‘phao cứu sinh’ của doanh nghiệp bất động sản
– Nhiều tín hiệu cho thấy thị trường bất động sản sẽ sớm phục hồi
– Giá heo hơi cả nước tiếp tục giảm xuống dưới 50.000 đồng/kg trong tháng 2 và nửa đầu tháng 3/2023, do mức tiêu thụ thấp, nguồn cung dồi dào.
– Cảng biển Việt Nam có lượng lưu thông hàng hóa và cho phép tiếp cận tàu container lớn nhất thế giới
– Ngành chăn nuôi và triển vọng khởi sắc sau 3 năm dịch bệnh
– Bộ Tài chính: Giá đất, chung cư vẫn cao
  • THẾ GIỚI
– Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến tích cực trong tuần với đa phần thị trường tăng, nhiều chỉ số tăng mạnh như Taiwan Weighted tăng 12%, KOSPI +8%, Shanghai +5,71%, Nikkei của Nhật Bản cũng tăng gần 5%
– Chứng khoán Châu Âu đỏ lửa vì Deutsche Bank phiên cuối tuần, tuy nhiên các thị trường lớn vẫn tăng trong tuần qua
– Chứng khoán Mỹ kéo dài đà tăng vào thứ Sáu (24/3) sau một phiên giao dịch đầy biến động. Mặc dù mở phiên với những lo ngại rằng cuộc khủng hoảng ngân hàng đang lan sang Deutsche Bank, nhưng thị trường đã phục hồi để khép tuần trong sắc xanh.
– Kinh tế Eurozone ghi nhận tín hiệu lạc quan, tăng trưởng mạnh nhất trong 10 tháng
– Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) khẳng định lĩnh vực ngân hàng của châu Âu có khả năng phục hồi nhờ nguồn vốn mạnh và có tính thanh khoản cao.
– Ngành ngân hàng thế giới chứng kiến một kiểu ‘khủng hoảng mới’ sau bất ổn của Credit Suisse
– Tổng tài sản của Fed tăng mạnh gần 400 tỷ trong hai tuần gần đây, xóa sạch nỗ lực thu hẹp bảng cân đối kế toán để thắt chặt tiền tệ trong gần 5 tháng trước đó.
– IMF sẽ họp vào tháng 4 tới để đẩy mạnh việc giảm nợ cho các quốc gia có nhu cầu
– Tổng thống Hàn Quốc tuyên bố cứng rắn với Triều Tiên, đòi ‘nợ’ 80 triệu USD từ Bình Nhưỡng
– Tín dụng doanh nghiệp Mỹ “đóng băng” trong khủng hoảng ngân hàng
– Các ngân hàng Trung Quốc đứng vững dù tài chính thế giới chao đảo
– Citi: Trung Quốc là nơi trú ẩn an toàn khi ngành ngân hàng thế giới bất ổn
– Nga đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Iran trong năm qua, khi hai quốc gia bị trừng phạt nặng nề này tăng cường hợp tác kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra.
– Nga công bố thời điểm tổ chức Diễn đàn Kinh tế phương Đông 2023
  •  VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA
– Nasdaq chuẩn bị mở dịch vụ lưu trữ trong quý II
– Tổng thống El Salvador chuẩn bị dự luật xóa bỏ thuế đối với AI và đổi mới công nghệ
– UAE công bố chiến lược CBDC, giai đoạn đầu tiên sẽ hoàn thành vào giữa năm 2024
– Do Kwon xuất hiện rời tòa án Montenegro trong tình trạng còng tay
– Hàn Quốc đang thúc đẩy việc dẫn độ Do Kwon về nước sau khoảng thời gian dài “lẩn trốn”.
– Hơn 1.200 ngân hàng Đức hiện có thể cung cấp giao dịch Bitcoin cho khách hàng
– Argentina lên kế hoạch tăng cường khai thác, xuất khẩu dầu sang Chile
– Giá dầu giảm trong bối cảnh cổ phiếu ngân hàng châu Âu giảm và sau khi Bộ trưởng Năng lượng Hoa Kỳ Jennifer Granholm cho biết việc bổ sung thêm Kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược (SPR) của nước này có thể mất vài năm, làm giảm triển vọng nhu cầu.
– Nhà Trắng cho biết vào tháng 10 họ sẽ mua dầu bổ sung cho SPR khi giá bằng hay thấp hơn phạm vi 67 – 72 USD/thùng.
– Cả hai loại dầu này tăng trong tuần do bất ổn lĩnh vực ngân hàng dịu đi. Dầu Brent tăng 2,8% trong tuần trong khi dầu WTI tăng 3,8%. Tuần trước, cả hai loại dầu này có tuần giảm mạnh nhất trong nhiều tháng.
– Dầu có một số hỗ trợ từ dự đoán nhu cầu mạnh tại Trung Quốc, nơi nhu cầu vượt 16 triệu thùng/ngày.
– Theo phó Thủ tướng Nga Alexander Novak, Nga có mục tiêu sản xuất 9,7 triệu thùng/ngày từ tháng 3 tới tháng 6.
– Thị trường vàng tuần qua: thế giới biến động, kết tuần tại 1.981 USD, trong nước ổn định 67,5 triệu đồng/lượng
– Từ đầu tháng đến nay, giá vàng đã tăng gần 9% do tâm lý lo ngại xoay quanh những biến động trong ngành tài chính ngân hàng, chủ yếu do việc lãi suất cao gây ra.
– Ngân hàng trung ương Nga vừa công bố đã tăng lượng vàng nắm giữ thêm một triệu ounce kể từ khi bắt đầu căng thẳng ở Ukraine. Tính theo đồng USD, lượng vàng nắm giữ của ngân hàng đã tăng 2,5% trong khoảng thời gian 13 tháng. Vàng chiếm 23,6% trong tổng dự trữ 574,2 tỷ USD của ngân hàng này.
– Giá cước vận tải biển giảm sâu trong 2 tháng đầu năm 2023: Triển vọng dài hạn vẫn tích cực?
– Giá nickel tăng sau khi tồn kho tại Trung Quốc giảm, trong khi các nhà đầu cơ tận dụng giá kim loại này thấp gần đây để đóng lại các hợp đồng bán khống.
– Cao su Nhật Bản có tuần giảm giá thứ ba
– Giá lúa mì Chicago tăng trong bối cảnh thị trường có tin đồn Nga có thể dừng xuất khẩu lúa mì, trong khi ngô tiếp tục tăng và đóng cửa ghi nhận tuần thứ hai tăng liên tiếp do nhu cầu mạnh của Trung Quốc.

 

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button