CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

28/06: Đọc gì trước giờ giao dịch

Đóng phiên hôm qua, ngày 27/06, VN-Index tăng 2.30 điểm, chốt ở mốc 1,134.33 điểm, tương ứng với mức tăng là 0.20%.

Ảnh:Trading View

Các dữ liệu thị trường đáng chú ý:

2/ Giao dịch khối ngoại :

  • Khối ngoại phiên 27/06 bán ròng tổng lượng là  464.899 tỷ đồng

Top NN mua ròng

Top NN bán ròng

3/ Giao dịch khối tự doanh

  • Khối tự doanh, phiên 27/06 bán ròng với tổng giá trị là 76.12 tỷ đồng

Top tự doanh mua ròng nhiều nhất

Top tự doanh bán ròng nhiều nhất

4/ Các nhóm ngành đang hút dòng tiền mạnh:

  • Biểu đồ diễn biến ngành

  • Biểu đồ diễn biến dòng tiền

  • Dòng tiền đang tập trung mạnh ở nhóm ngành: Viễn thông, Hoá chất, Tài nguyên,…

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 27/06

  • DOANH NGHIỆP
– PVT: 6 tháng đầu năm 2023, PVTrans ước lãi 488 tỷ đồng, hoàn thành 91% kế hoạch năm
– PVS: Ước lãi quý 2 tăng 96% so với cùng kỳ
– ĐHĐCĐ Hòa Bình (HBC): Có một đối tác Astralia sẵn sàng chi 60-100 triệu USD mua cổ phiếu HBC, dòng tiền kinh doanh dương từ 2024 và đạt 600 tỷ vào 2026
– HBC, Coteccons, Central và An Phong lập liên danh tham dự gói thầu hơn 35.000 tỷ ở sân bay Long Thành, cạnh tranh cùng hai nhà thầu ngoại
– MWG: Thế giới Di động sau 2 tháng “khô máu” với cuộc chiến hạ giá: Doanh thu bán điện thoại, máy tính lần đầu tiên thấp hơn bán thịt, cá, rau…
– GEX: GELEX đang đàm phán để hoàn tất giao dịch thoái các dự án điện với nhà đầu tư nước ngoài
– PVC: Từ 2015, hoạt động thăm dò và khai thác khâu thượng nguồn ngành dầu khí trở nên ảm đạm, song, siêu dự án Lô B – Ô Môn được kỳ vọng sẽ giúp doanh nghiệp trong ngành có nhiều bứt phá.
– ADS: Damsan nhận quyết định đầu tư gần 680 tỷ đồng vào cụm công nghiệp Ninh An
– 4.200 tỷ đồng tiền ngoại đổ vào Hoà Phát, HPG bật tăng 41%
– Sau Bánh bao Thọ Phát, KIDO đang tiến hành M&A thêm, cuối năm sẽ tung sản phẩm nước mắm và gia vị
– Ngân hàng Nhà nước ‘quan ngại’ tình trạng lợi ích nhóm tại Eximbank
– HBC: Tài chính của HBC ra sao trước cuộc đua chọn nhà thầu dự án sân bay Long Thành?
– HBC: Kế hoạch doanh thu 2023 bất ngờ tăng vọt thêm 5.000 tỷ sát giờ đại hội
– HBC: ĐHĐCĐ – Chủ tịch Coteccons và Chủ tịch Xây dựng Central đều bất ngờ tham dự, ĐH vừa đủ tỷ lệ để tiến hành trong phút cuối
– XDC: Bất ngờ “quán quân” thị giá mới trên sàn chứng khoán, 767.100 đồng/cp, vừa lên UPCOM được 6 tháng, cổ phiếu tăng 56 lần sau hai tháng
– NVB: NCB chính thức có Tổng Giám đốc
– FPT: Sắp chi hơn 1.100 tỷ đồng trả cổ tức, các ‘công thần’ Trương Gia Bình, Bùi Quang Ngọc sẽ nhận về bao nhiêu?
– AMD: Thêm một cổ phiếu “họ” FLC bị huỷ niêm yết. Nhóm FLC chỉ còn duy nhất KLF giao dịch trên sàn nhưng cũng trong diện hạn chế và chỉ được giao dịch trong phiên chiều. Các cổ phiếu còn lại là FLC, ROS, HAI, AMD bị hủy niêm yết trong khi ART, GAB bị đình chỉ giao dịch.
– VCG: Tổng Công ty Vinaconex vừa khởi công gói thầu 1.800 tỷ làm ăn sao?
– Thanh khoản GEX tăng đột biến, Gelex nói gì về tin đồn bán các dự án điện
– QCG: Màn đối đáp căng thẳng giữa CEO Quốc Cường Gia Lai và cổ đông, xoay quanh việc công bố thông tin, lùi trả cổ tức và biến động “khó hiểu” của cổ phiếu QCG
  •  MUA BÁN/ PHÁT HÀNH
– VNM: Khối ngoại rút 2.300 tỷ đồng khỏi Vinamilk sau hơn 1 tháng
– G36 tăng 72% từ đầu năm, Trường Lộc nhanh tay đăng ký bán 4,5 triệu cổ phiếu G36 trong tổng số hơn 7,86 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 7,73%) để cơ cấu danh mục đầu tư
– PSA chào mua công khai hơn 5 triệu cổ phiếu STG
– DHC: Đặt kế hoạch lãi 300 tỷ, chào bán cổ phần cho cổ đông giá 25.000 đồng/CP
– Cổ đông lớn Nhựa Đông Á (DAG) muốn bán 10 triệu cổ phiếu khi giá tăng gần gấp đôi từ đáy
  •  CỔ TỨC
– PLX: ĐHĐCĐ Petrolimex – Lên kế hoạch lợi nhuận tăng 42%, chia cổ tức 10%
– PGS: Sắp chốt quyền trả cổ tức 2022 bằng tiền tỷ lệ 20%
– PPC: Sắp trả cổ tức đợt 1 năm 2022, cổ đông lớn Năng lượng REE bắt đầu thoái vốn
  • CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
– Xu hướng tích cực nối dài, VN-Index ghi nhận phiên tăng điểm thứ 6 liên tiếp. Kết phiên, chỉ số tăng 2,3 điểm (tương đương 0,2%) lên 1.134 điểm. Thanh khoản có phần hụt hơi so với phiên giao dịch trước, giá trị giao dịch trên HOSE đạt 14.620 tỷ đồng.
– Dòng tiền đã chuyển từ các nhóm cổ phiếu tăng mạnh trước đó sang nhóm vận tải và dầu khí khiến nhiều mã cổ phiếu trong 2 ngành này bật tăng mạnh mẽ.
– Khối ngoại tiếp tục bán ròng gần 460 tỷ đồng, tập trung một cổ phiếu bất động sản
– Tự doanh CTCK bán ròng gần trăm tỷ, giao dịch tập trung trên nhóm cổ phiếu ngân hàng
  •  CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH
– Chính thức giao dịch hợp đồng quyền chọn hàng hóa tại Việt Nam
  • VIỆT NAM
– Chủ tịch Quảng Ninh: ‘Ngân sách bỏ ra 1 đồng chúng tôi thu về 8-9 đồng, cao tốc và sân bay giúp tỉnh 7 năm liền tăng trưởng hai con số’
– Giá nguyên liệu hạ nhiệt, hàng hoá tại TPHCM giảm giá, sức mua dần ổn định
– TKV dự kiến cung cấp than cho ngành điện cả năm 2023 đạt 39,7 triệu tấn, tăng hơn 1,2 triệu tấn so với khối lượng hợp đồng, tương ứng tăng khoảng 10-15%.
– Bộ Giao thông Vận tải đã giải ngân được hơn 36% vốn đầu tư công
– Nhiều đơn vị ì ạch giải ngân vốn đầu tư công dưới 10%, kéo lùi tỷ lệ chung cả nước
– Tháng 6/2023 ghi nhận số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường đạt mức cao nhất trong tháng 6 từ trước đến nay.
– Từ đầu năm đến nay, giá xăng đã trải qua 18 lần điều chỉnh, trong đó có 9 lần tăng, 6 lần giảm và 3 lần giữ nguyên.
– Chính phủ cho phép UBND tỉnh được phân lô bán nền
– Gói thầu 5.12 trị giá 630 tỷ đồng thuộc dự án sân bay Long Thành đã tìm ra chủ nhân
– Các hồ thủy điện đã vượt mực nước chết lên tới 20m và tiếp tục dự trữ cho đợt nóng tiếp theo
  • THẾ GIỚI
– Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến trái chiều, các chỉ số TT Trung Quốc hồi phục nhẹ sau tuần giảm mạnh
– Tại Châu Âu, các thị trường lớn đang giao dịch trầm lắng trong xu hướng giảm không quá 0,2%
– Trong phiên giao dịch ngày 26/6, các cổ phiếu công nghệ trụ cột đã không thể giữ được đà tăng cho Phố Wall khi cả 3 chỉ số chính đều ghi nhận mức giảm nhẹ trong ngày, đặc biệt là chỉ số Nasdaq Composite thiên về công nghệ, giảm hơn 1%.
– S&P hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, nhà đầu tư rút vốn mạnh nhất 18 tuần. Trong 4 phiên gần nhất, chỉ số CSI 300 đều giảm gần 4% và đã giảm tổng cộng 22% kể từ đầu năm đến nay.
– Thị trường chứng khoán Ấn Độ đã hút ròng gần 10 tỷ USD vốn nước ngoài kể từ tháng 3 – số tiền lớn nhất mà quốc gia tỷ dân nhận trong một quý kể từ cuối năm 2020 đến nay. Trong khi đó, rupee hiện là đồng tiền tăng giá mạnh thứ hai trên thế giới trong năm 2023, chỉ sau rupiah của Indonesia. Có vẻ như các nhà đầu tư nhận thấy Ấn Độ đang ở trong giai đoạn tăng trưởng lý tưởng nên họ sẵn sàng giữ cổ phiếu Ấn Độ lâu dài.
  •  VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA
– Thị phần Binance giảm xuống mức thấp nhất trong một năm
– Chi nhánh Binance tại Áo rút giấy phép hoạt động
– HSBC là ngân hàng Hong Kong đầu tiên cho phép khách hàng mua bán Bitcoin và Ethereum ETF
– Ngân hàng Santander chấp nhận tiền điện tử, giáo dục khách hàng về Bitcoin
– Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm về gần 30.000 USD, thì sang phiên hôm nay đã hồi phục và lên 30.600 USD/BTC vào cuối ngày.
– Saudi Aramco đã ký một hợp đồng trị giá 11 tỷ USD với TotalEnergies của Pháp để xây dựng một khu liên hợp hóa dầu mới ở Vương quốc này, theo Oilprice.
– Saudi Aramco tìm kiếm triển vọng thị trường dầu mỏ từ Trung Quốc và Ấn Độ
– Giá dầu diễn biến tương đồng với sự bất ổn chính trị từ cuộc nổi dậy không thành công của lính đánh thuê Nga vào cuối tuần qua. Các chuyên gia cho rằng, cuộc nổi dậy không gây ra mối đe dọa ngay lập tức đối với nguồn cung dầu từ một trong những nhà sản xuất lớn nhất thế giới.
– Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,90 USD (-1,30%), xuống 68,47 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,91 USD (-1,23%), xuống 73,27 USD/thùng.
– Giá đồng USD so với đồng ruble tăng lên mức cao nhất kể từ 3/2022
– Đồng yen rớt giá – “con dao hai lưỡi” với nền kinh tế Nhật Bản
– Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng nhẹ 2,6 USD lên 1.922,8 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tăng lên gần 1.930 USD, nhưng đã chịu sức ép giảm và lùi về gần 1.920 USD/ounce vào cuối ngày
– Tại thời điểm cuối tháng 4/2023, giá đường thế giới đã tăng 35% so với đầu năm và cao hơn 56% so với cùng kỳ năm trước.
– Theo góc nhìn của Công ty Chứng khoán DSC, nguồn cung eo hẹp là yếu tố then chốt làm giá đường tăng trong 4 tháng đầu năm khi thời tiết không thuận lợi tại các khu vực có thị phần xuất khẩu lớn như Ấn Độ và khối châu Âu. Tính tới hết tháng 5/2023, Ấn Độ chỉ cho phép xuất khẩu 6,5 triệu tấn trong niên vụ 2022-2023, giảm mạnh so với mức kỷ lục gần 12 triệu tấn tại niên vụ trước. Tại châu Âu, tình trạng khô hạn cũng khiến sản lượng giảm 1,6 triệu tấn so với cùng kỳ
– Khi giá than chạm mức thấp nhất trong hơn 2 năm, nhiều công ty than Trung Quốc đang chuyển sang các nền tảng livestream để tìm khách hàng mới.
– Giá khí tự nhiên tại Mỹ tăng lên mức cao nhất hơn 3 tháng, do nhu cầu xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tăng và nhiệt độ tăng hơn so với dự kiến thúc đẩy nhu cầu làm mát, đặc biệt tại bang Texas.
– Giá đồng tăng, tồn trữ tại London giảm và mưa ảnh hưởng đến hoạt động khai thác tại Chile, lấn át đồng USD tăng và lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
– Giá thiếc trên sàn London giảm 4,8% xuống 20.285 USD/tấn – thấp nhất kể từ tháng 9/2022.
– Giá cao su tại Nhật Bản giảm xuống mức thấp nhất 11 tuần, theo xu hướng giá cao su tại thị trường Thượng Hải giảm, khi các nhà đầu tư tìm kiếm biện pháp kích thích đáng kể hơn trước khi thực hiện các động thái tiếp theo.
– Giá lúa mì trên sàn Chicago giảm, do hoạt động bán ra chốt lời sau lo ngại bất ổn chính trị tại nước xuất khẩu lớn – Nga – đẩy giá tăng lên mức cao nhất 4 tháng.
– Sản lượng cà phê của Angola tăng 13% trong năm nay
Vàng SJC 67 tr/lượng
USD 23,710 đồng
Bảng Anh 30,381 đồng
EUR 26,404 đồng

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button