CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
19/07: Đọc gì trước giờ giao dịch
Đóng phiên hôm qua, ngày 18/07, VN-Index tăng 0.96 điểm, chốt ở mốc 1,174.09 điểm, tương ứng với mức tăng là 0.08%.
Các dữ liệu thị trường đáng chú ý:
2/ Giao dịch khối ngoại :
- Khối ngoại phiên 18/07 mua ròng tổng lượng là 433.169 tỷ đồng
Top NN mua ròng
Top NN bán ròng
3/ Giao dịch khối tự doanh
- Khối tự doanh, phiên 18/07 mua ròng với tổng giá trị là 136.94 tỷ đồng
Top tự doanh mua ròng nhiều nhất
Top tự doanh bán ròng nhiều nhất
4/ Các nhóm ngành đang hút dòng tiền mạnh:
- Biểu đồ diễn biến ngành
- Biểu đồ diễn biến dòng tiền
- Dòng tiền đang tập trung mạnh ở nhóm ngành: Bất động sản, Công nghệ, Bảo hiểm,…
TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 18/07
- DOANH NGHIỆP
– PHR: Cao su Phước Hòa báo lãi quý 2 cao gấp 2,3 lần cùng kỳ. Tỷ lệ cổ tức bằng tiền trung bình 5 năm gần nhất của PHR là 35%/năm, so sánh trên thị giá vào khoảng 10%/năm.
– Cổ phiếu DBC tăng mạnh nhờ giá heo lên, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vẫn đang ‘gồng lỗ’
– Phát Đạt (PDR) tiến công Lâm Đồng, đề xuất quy hoạch 3 dự án gần 1.030 ha
– TCBS: Lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm đạt gần 1.000 tỷ đồng, đạt 50% kế hoạch cả năm.
– SHB: Lọt rổ VN30, cổ phiếu lên đỉnh 1 năm
– Doanh thu tài chính tăng 467%, Licogi 14 (L14) thoát lỗ quý 2/2023
– Hai cổ phiếu ngân hàng SHB, SSB chính thức lọt vào rổ VN30
– Nhiều lô trái phiếu của các doanh nghiệp liên quan Novaland được trái chủ hoán đổi sang tài sản khác
– VIC: Vingroup muốn tăng gấp 3 lần vốn đầu tư vào Vinpearl Golf Hải Phòng lên mức hơn 2,4 tỷ USD
– AAM: Giá bán thấp do cạnh tranh, Thủy sản Mekong thoát lỗ quý 2 nhờ hoạt động khác
– LIX: Hụt thu hàng chục tỷ đồng cổ tức từ công ty con, bột giặt LIX báo lãi quý 2 “đi lùi” hơn 30%
– DRC: Kinh doanh giảm sút, lợi nhuận quý II/2023 Cao su Đà Nẵng giảm gần 40% so với cùng kỳ
– BAB: Lợi nhuận tăng trưởng âm 25%
– DDV: Giá bán liên tục giảm, DAP Vinachem lãi chưa đến 1 tỷ từ đầu năm
– FMC: Báo lãi quý II giảm 35%, nhưng xuất khẩu đã “sáng” trở lại từ tháng 6
– IMP: Imexpharm lãi kỷ lục quý 2, tăng trưởng 71%, cổ phiếu bứt phá kịch trần
– PGV: Sản lượng điện sản xuất nửa đầu năm 2023 đạt 51,09% kế hoạch, tổng doanh thu sản xuất điện tăng khoảng 16% so với cùng kỳ năm 2022.
– QNS: Hàng tồn kho tăng đột biến, có gần 5.000 tỷ gửi ngân hàng vẫn gia tăng vay nợ
– AGR: Báo lãi gấp đôi cùng kỳ, dư nợ margin đạt trên 1.300 tỷ đồng
– TNC: Cao su Thống Nhất hoàn thành 80% kế hoạch lãi sau 6 tháng đầu năm
– AGM: Được gia hạn 210 tỷ trái phiếu, Angimex vẫn chưa hoàn tất loạt vấn đề
– TTH: Dịch vụ Tiến Thành lỗ 1,2 tỷ đồng trong quý II/2023
– SZL: Báo lãi trong quý 2/2023 – phân khúc vẫn “sống khỏe” giữa thời khó
– Digiworld, TNG lần thứ 7 được vinh danh tại IR Awards, số lần nhận giải bằng Hòa Phát, Vingroup
- MUA BÁN/ PHÁT HÀNH
– Cổ phiếu NLG, POM, SSI, PNJ, DXG tăng mạnh, nhiều lãnh đạo muốn chốt lời
– Phó Chủ tịch Đầu tư Nam Long (NLG) muốn bán hơn 1 triệu cp khi giá tăng gấp đôi từ đáy
– VPD: Tepco tiếp tục muốn tăng sở hữu EVN Development lên 25,1% vốn
– Con trai Chủ tịch Đặng Khắc Vỹ muốn bán hơn 124 triệu cổ phiếu VIB, công ty Funderra dự kiến mua vào. Với thị giá cổ phiếu hiện tại, giá trị số cổ phiếu được “sang tay” này dự kiến khoảng 2.500 tỷ đồng, tương đương gần 5% vốn cổ phần của VIB.
- CỔ TỨC
– GEE: Lãi lớn, Điện lực Gelex chi tiếp 150 tỷ đồng trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 10%.
– Đạm Cà Mau (DCM) chốt lịch trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 30%
– VNM: Hơn 5.100 tỷ đồng cổ tức Vinamilk sắp về túi cổ đông
– HDM: Doanh nghiệp thường xuyên trả cổ tức trên 20% vừa báo lãi quý II gấp đôi cùng kỳ
- CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
– VN-Index rung lắc tại cao điểm 1.175, POM – VNS tăng trần 3 phiên liên tiếp
– Nhà đầu tư đua lệnh cổ phiếu ngân hàng, VNINDEX tăng phiên thứ 8 liên tiếp
– Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua phiên giao dịch giằng co trong biên độ hẹp. VN-Index đóng cửa trong sắc xanh nhờ lực kéo từ một số cổ phiếu trụ. Đóng cửa, VN-Index tăng nhẹ 0,96 điểm (+0,08%) lên mức 1.174,09 điểm
– Thanh khoản có phần hụt hơi so với phiên trước với giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt 14.850 tỷ đồng.
– Giao dịch khối ngoại lại trở thành điểm sáng khi mua ròng với tổng giá trị gần 446 tỷ đồng trên cả 3 sàn.
– VNM được mua ròng mạnh nhất với giá trị 186 tỷ đồng; VHM xếp thứ 2 danh sách mua ròng mạnh với 73 tỷ đồng. VPB bị bán mạnh nhất khoảng 62 tỷ đồng.
– Phiên 18/7: Tự doanh CTCK tiếp tục mua ròng trăm tỷ, tâm điểm tại một cổ phiếu ngân hàng
- CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH
– NVL và PDR chính thức bị loại khỏi rổ VN30, BVH rời nhóm VNFinLead, hai quỹ ETF quy mô 13.000 tỷ sẽ mua bán ra sao trong kỳ review tháng 7?
– DN công bố BCTC sáng 18/7: Thêm DN thép báo lỗ, Công ty Chứng khoán, dệt may lãi gấp đôi
– Cập nhật số liệu CTCK 18/7: Thêm 4 công ty chứng khoán công bố lợi nhuận quý 2, TCBS báo lãi 442 tỷ đồng
– Thủ Thiêm “nóng” lại – Điểm mặt loạt doanh nghiệp bất động sản nắm quỹ đất vàng: NVL, PDR, DXG, CII…
– Cổ phiếu ngân hàng 18/7: Thanh khoản TPB cao kỷ lục, SHB chạm đỉnh 1 năm
– HoREA khẩn thiết đề nghị NHNN sửa quy định 4 đối tượng không được vay tín dụng tại Thông tư 06
– HoREA: Nhiều quy định cấm cho vay như “rào chắn” ngăn tín dụng bất động sản
– Thông tư 08: Doanh nghiệp vay nợ nước ngoài không được gửi tại ngân hàng quá 1 tháng
– ‘Sắp “chạy” sàn giao dịch trái phiếu riêng lẻ, công khai 1.600 mã trái phiếu
– Đề xuất sửa lộ trình sắp xếp lại thị trường giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ
– TCBS huy động thành công thêm 300 tỷ đồng trái phiếu
– Tỉ giá USD/VNĐ “quay xe” giảm mạnh
– Thêm một doanh nghiệp địa ốc lỗ nặng, âm vốn chủ sở hữu, thông báo chậm thanh toán 1.100 tỷ đồng trái phiếu
- VIỆT NAM
– Nhà máy 4 tỷ USD của VinFast tại Mỹ: Rộng 800ha, gần các ông trùm công nghệ Apple, Google – so với các các anh lớn khác trong ngành xe điện thì thế nào?
– Góp phần kéo giảm chi phí logistics, Bộ Giao thông vận tải cho biết sẽ phấn đấu khởi công hai tuyến đường sắt kết nối cảng biển gồm Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và Biên Hòa – Vũng Tàu với tổng mức đầu tư lên đến 17 tỷ USD trước năm 2030…
– TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Sửa đổi quy định về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức
– Gói thầu 5.10 trị giá 35.000 tỷ: Liên danh Hoa Lư là đơn vị đề xuất thời hạn thực hiện hợp đồng ngắn nhất trong 3 liên danh với 36 tháng. Còn liên danh VIETUR đề xuất thời gian thực hiện là 39 tháng.
– Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, sắt thép các loại ghi nhận sản lượng xuất khẩu sang Mỹ trong tháng 6 cao gấp 3 lần tháng 5.
– Bắc Giang sẽ có thêm 5 khu công nghiệp hơn 1.100 ha
– Sau taxi, ông Phạm Nhật Vượng tiến quân vào thị trường xe ôm công nghệ, dự kiến chiêu mộ đến 20.000 tài xế
– Thu hồi đất dự án Vành đai 3 đạt 92%, trung bình mỗi hộ nhận hơn 8 tỷ đồng
- THẾ GIỚI
– Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến trái chiều, Hang Seng quay đầu giảm 2%
– Tại Châu Âu, các thị trường lớn đang giao dịch khá ảm đạm quanh mốc tham chiếu
– Dow Jones tăng 6 phiên liên tiếp, Phố Wall ngày càng tự tin vào kịch bản ‘hạ cánh mềm’
– Chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch đầu tuần khi nhà đầu tư chờ đợi kết quả kinh doanh quý II của một số doanh nghiệp lớn nhất thế giới.
– Trong tuần này, có thêm nhiều doanh nghiệp đáng chú ý sẽ công bố kết quả doanh thu và lợi nhuận quý II, bao gồm một số định chế tài chính lớn như Bank of America, Morgan Stanley, Goldman Sachs. Bên cạnh đó là không ít doanh nghiệp nổi bật khác như United Airlines, Las Vegas Sands và Netflix.
– Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) ngày thứ Hai dự báo nền kinh tế Đức – lớn nhất trong khối Eurozone – năm nay có thể suy giảm nhiều hơn mức giảm dự báo 0,3% đưa ra cách đây chỉ vài tuần, dù đã hồi phục nhẹ trong quý 2. Nền kinh tế với tỷ trọng công nghiệp lớn của Đức đang bị ảnh hưởng nặng nề bở sự suy giảm của nhu cầu hàng hoá toàn cầu, mà nguyên nhân là lãi suất tăng cao gây suy yếu các hoạt động đầu tư và tiêu dùng.
– Ngoài các cuộc họp của Fed và ECB, tuần tới còn có cuộc họp của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ). Thị trường hiện tại không kỳ vọng BOJ có sự dịch chuyển nào khỏi chính sách tiền tệ siêu lỏng lẻo trong lần họp này. Kỳ vọng về một sự dịch chuyển chính sách của BOJ đã xuất hiện khi tỷ giá đồng Yên giảm mạnh gần đây, nhưng khi tỷ giá Yên so với USD phục hồi rực rỡ trong tuần trước, kỳ vọng đó cũng gần như không còn
– Kể từ năm 2009, ‘Vua nợ’ Evergrande chưa từng thua lỗ nhưng riêng 2 năm vừa qua, tập đoàn này lỗ tới 81 tỷ USD.
– Kinh tế châu Á hứa hẹn sẽ phục hồi mạnh mẽ giai đoạn cuối năm, khác với Mỹ và châu Âu, châu Á không chịu cú sốc lãi suất. Trung Quốc được dự đoán sẽ là một động lực tăng trưởng kinh tế của khu vực trong hai quý tới, nhờ sự phục hồi mạnh mẽ. Thứ ba, nhu cầu trong nước tại các nền kinh tế chủ chốt khác trong châu Á được cho là vẫn duy trì mạnh mẽ trong những tháng tới.
– Kim ngạch xuất khẩu của Kazakhstan sang Nga tăng 45%
– Ô tô điện: Trung Quốc đang dần thống trị ngành công nghiệp ‘cực hot’, trị giá hàng trăm tỷ USD, quyết tâm dẫn trước đối thủ như Mỹ, châu Âu,…bằng 4 ‘phương pháp vàng
– Châu Âu đang trải qua ‘cơn bão’ chưa từng có trong nhiều thập kỷ, dự kiến gây ra ảnh hưởng không nhỏ cho các nền kinh tế
- VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA
– Các ngân hàng Mỹ có thể tìm đến XRP để chuyển tiền xuyên biên giới
– Binance, một trong những sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới, đã đột ngột chấm dứt mối quan hệ hợp tác 5 năm với Hiệp hội bóng đá Argentina (AFA).
– Hạ viện Hoa Kỳ hoãn thảo luận về Dự luật tiền điện tử
– Nhu cầu dầu của thế giới đã tăng hơn 3 triệu thùng/ngày trong tháng 5 so với tháng 4, gần mức nhu cầu kỷ lục được thấy vào tháng 3 năm nay, dữ liệu mới nhất của Tổ chức Sáng kiến dữ liệu chung (JODI) cho thấy hồi đầu tuần này.
– Trên toàn cầu, dự trữ dầu thô tại các quốc gia giảm 10 triệu thùng và ở mức 324 triệu thùng, dưới mức trung bình 5 năm. Nhưng tồn kho sản phẩm tăng 32 triệu thùng, thấp hơn 25 triệu thùng so với mức trung bình 5 năm.
– 2 loại đầu hồi phục nhẹ vào chiều nay sau 2 phiên giảm mạnh. Brent giao dịch ở 78.79 USD (+0,28 USD), WTI neo tại 74.40 USD (+0,32 USD)
– Sáng nay (18/7), chỉ số Dollar Index đo sức mạnh của bạc xanh so với một rổ gồm 6 đồng tiền chủ chốt dao động quanh ngưỡng 99,8 điểm – theo dữ liệu từ trang MarketWatch. Trong 5 phiên gần nhất, chỉ số này giảm 1,9%, nâng tổng mức giảm trong 1 tháng trở lại đây lên gần 2,7%.
– Thị trường ngoại tệ châu Á trầm lắng trước những lo ngại về kinh tế Trung Quốc
– Vàng thế giới vào cuối giờ chiều nay giao dịch tại 1.968 USD, tăng 0,68% (+12.55 USD) trong 24h
– Ngành tôm Ecuador đối mặt với khủng hoảng chưa từng có vì giá giảm
– Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm 1% xuống mức thấp nhất 3 tuần, do sản lượng tăng và dự báo thời tiết trong 2 tuần tới ít nóng hơn so với dự kiến trước đó.
– Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên và Singapore đều rời khỏi mốc cao nhất nhiều tháng đạt được trong phiên trước đó, do các thương nhân cân nhắc gói dữ liệu kinh tế hỗn hợp từ Trung Quốc với kỳ vọng có thêm các biện pháp kích thích.
– Giá lúa mì và ngô giảm sau khi tăng lên mức cao nhất 2 tuần trong đầu phiên giao dịch, khi Nga tuyên bố rời bỏ thỏa thuận cho phép Ukraine xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen. Nga từ lâu đã đe dọa từ bỏ cái được gọi là không đáp ứng yêu cầu nới lỏng các quy định đối với xuất khẩu thực phẩm và phân bón của Nga.
Vàng SJC 67,2 tr/lượng
USD 23,810 đồng
Bảng Anh 31,447 đồng
EUR 27,409 đồng