CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

31/07: Đọc gì trước giờ giao dịch

Đóng phiên tuần vừa rồi , ngày 28/07, VN-Index tăng 10.34 điểm, chốt ở mốc  1,207.67 điểm, tương ứng với mức tăng là 0.86%.

Ảnh:Trading View

Các dữ liệu thị trường đáng chú ý:

2/ Giao dịch khối ngoại :

  • Khối ngoại phiên 28/07 mua ròng tổng lượng là 413.575 tỷ đồng

Top NN mua ròng

Top NN bán ròng

3/ Giao dịch khối tự doanh

  • Khối tự doanh, phiên 28/07 mua ròng với tổng giá trị là 112.86 tỷ đồng

Top tự doanh mua ròng nhiều nhất

Top tự doanh bán ròng nhiều nhất

4/ Các nhóm ngành đang hút dòng tiền mạnh:

  • Biểu đồ diễn biến ngành

  • Biểu đồ diễn biến dòng tiền

  • Dòng tiền đang tập trung mạnh ở nhóm ngành: Phương tiện truyền thông, Thực phẩm & đồ uống, Dịch vụ bán lẻ,…

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN TUẦN VỪA QUA

  • DOANH NGHIỆP
– “Ông lớn” Vietcombank (VCB) báo lãi 20.500 tỷ đồng, tăng 18% trong 6 tháng đầu năm
– IDC: Lợi nhuận giảm do hụt thu mảng KCN, tiền cho thuê nhận trước tại KCN ở Long An tăng 111% sau nửa đầu năm
– HAGL Agrico (HNG) lỗ 10 quý liên tiếp, 37% số buồng chuối phải bỏ thu hoạch
– GVR: Khánh thành nhà máy chế biến mủ cao su 6.000 tấn/năm tại Campuchia
– VIB: Lợi nhuận 6 tháng tăng 12,3%, chi gấp đôi dự phòng rủi ro để đối phó nợ xấu
– EIB: Cổ đông từng yêu cầu Chủ tịch Ngân hàng Eximbank ‘rời ghế’ đang ứng cử vào HĐQT
– HBC: Bán máy móc thiết bị, Hòa Bình báo lãi 585 tỷ đồng – cao gấp 8,5 lần cùng kỳ
– Lợi nhuận quý II của PAN giảm 30%, kỳ vọng tăng trưởng nửa cuối năm từ việc Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo
– AAA: Ngược chiều giá cổ phiếu, lãi ròng quý II Nhựa An Phát Xanh giảm hơn 45%
– AST: Taseco thu về 500 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2023
– MCH: Doanh thu tài chính tăng vọt, lợi nhuận đạt hơn 3.400 tỷ đồng
– BCG: Bamboo Capital báo lãi 161 tỷ trong quý 2/2023, nợ phải trả giảm hơn 1.027 tỷ đồng
– FRT: Doanh thu FPT Retail 6 tháng đầu năm đạt 14.924 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ. “Với những biến động và thách thức thời cuộc, lợi nhuận hợp nhất của FPT Retail tăng trưởng âm 198 tỷ đồng do ảnh hưởng từ mảng bán lẻ ICT” (1 đoạn trong bài báo :3)
– VinFast niêm yết ở Mỹ có diễn biến mới, chốt định giá doanh nghiệp 27 tỷ USD
– LDG lỗ ròng hơn 144 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2023
– Lợi nhuận quý II của REE rơi về mức thấp nhất trong 6 quý, danh mục chứng khoán hơn 900 tỷ
– DXG: Lợi nhuận 6 tháng giảm 94%
– DXS: Doanh thu Đất Xanh Services ghi nhận tăng nhưng chưa thể gánh. DXS tiếp tục báo lỗ quý thứ 3 liên tiếp do tình hình khó khăn chung của thị trường bất động sản.
– HDC: Hodeco báo lãi 6 tháng giảm sâu 71% so với cùng kỳ
– Coteccons “lép vế” trước Hoà Bình, quý II/2023 lãi vỏn vẹn 30 tỷ đồng
– CTD: ‘Cuộc chiến’ Coteccons và Ricons – Hai bên cùng hẹn nhau… tại tòa
– VinFast sẽ niêm yết tại Mỹ ngay trong tháng 8/2023, định giá 27 tỷ USD
– VIC: Ngày 29/7 VinFast khởi công dự án nhà máy sản xuất xe điện tại hạt Chatham (Bắc Carolina), đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng thị trường, phát triển thương hiệu xe điện toàn cầu và tự chủ nguồn cung của hãng tại khu vực Bắc Mỹ
– HPG: Tỷ phú Trần Đình Long tính thu hẹp mảng bò dù “cứ 2 con bò Úc ở Việt Nam thì có 1 con của Hòa Phát”
– Mỗi ngày “mở mắt” phải trả hơn chục tỷ đồng lãi vay, Hòa Phát của ông Trần Đình Long vẫn “thảnh thơi” gửi ngân hàng gần tỷ USD
– Hoa Sen lãi ròng 14 tỷ một quý, cổ phiếu tăng 30% từ đầu tháng 5. 9 tháng đầu năm niên độ tài chính 2022-2023, Hoa Sen lỗ 410 tỷ đồng và còn cách rất xa mục tiêu lợi nhuận đề ra.
– PGV: Bất ngờ lãi lớn nghìn tỷ quý 2, đã hoàn thành 83% kế hoạch năm
– BCM: Lợi nhuận giảm 97% trong quý II, dòng tiền kinh doanh âm 1.110 tỷ đồng
– CRE: Lãi 6 tháng hơn 700 triệu đồng, bằng 1,6% kế hoạch
– NVL: Novaland lỗ 201 tỷ trong quý 2/2023, dự nửa cuối năm lãi hơn 800 tỷ
– KDH: Hàng tồn kho của Khang Điền tiệm cận ngưỡng 13.000 tỷ đồng
– DIG: DIC Corp hoàn thành 6% kế hoạch lợi nhuận sau nửa đầu năm
– DC2: Công ty liên quan DIG bị phạt 77,5 triệu đồng do vi phạm công bố thông tin
– NTL: Nhà Từ Liêm lãi vỏn vẹn hơn 400 triệu đồng trong 3 tháng. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, Nhà Từ Liêm chỉ lãi được 2,8 tỷ đồng, giảm tới 97% so với cùng kỳ.
– TTC Land (SCR) doanh thu từ lĩnh vực dịch vụ ổn định, bền vững. Kết quả, lợi nhuận trước thuế 6 tháng 2023 ghi nhận gần 14 tỷ đồng, hoàn thành 69% kế hoạch ĐHĐCĐ đề ra.
– ANV: Đứt chuỗi 6 tháng liên tiếp có lãi, Thủy sản Nam Việt lỗ 51 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên công ty báo lỗ kể từ quý III/2021 (8 quý)
– BFC: Lợi nhuận lao dốc 84% xuống 26,2 tỷ đồng trong 6 tháng
– VGT: Vinatex chỉ lãi 6 tỷ do thiếu hụt đơn hàng, chưa bằng 50% kịch bản xấu nhất
  • MUA BÁN/ PHÁT HÀNH
– NVL: Cổ đông lớn thứ 2 của Novaland tiếp tục bị bán giải chấp gần 5 triệu cổ phiếu NVL
– CII chi 335 tỷ nắm gần 5% cổ phần của Tasco (HUT), LNST 6 tháng giảm 85%
– BID: “Ông lớn” BIDV chi hơn 1.500 tỷ đồng mua lại 3 mã trái phiếu trước hạn
  •  CỔ TỨC
– VPB: Lãi quý II gần 8.000 tỷ đồng, dự chia cổ tức tiền mặt 10% trong quý III
– Lợi nhuận tăng, Cảng Hải Phòng chốt danh sách chia cổ tức 4%
  • CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
– Thị trường chứng khoán Việt Nam nối dài mạch tăng điểm với một tuần giao dịch tương đối khởi sắc, đặc biệt là việc VN-Index vượt cản và đóng cửa phiên cuối tuần trên ngưỡng 1.200 điểm. Đáng chú ý, lực mua tăng mạnh tại nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn qua đó tạo tiền đề tích cực để chỉ số nối dài mạch tăng điểm và bứt phá.
– Bên mua áp đảo hoàn toàn lực xả hàng trên thị trường. Ngoài ra, khối lượng giao dịch duy trì trên mức 1 tỷ đơn vị cổ phiếu liên tiếp trong 4/5 phiên giao dịch, tăng hơn 17,8%
– Kết tuần, VN-Index đóng cửa tại 1.207,67 điểm, tăng 21,77 điểm, tương đương 1,84% so với tuần trước. Thanh khoản đạt 20.522,8 tỷ đồng mỗi phiên, tăng 14,2% so với tuần trước
– Thị trường đi lên mạnh mẽ với động lực từ dòng tiền dồi dào trong nước bất chấp lực cản từ khối ngoại.Trong tuần qua, tổng giá trị bán ròng của khối ngoại đạt 504 tỷ đồng luỹ kế 5 phiên, qua đó chấm dứt chuỗi 2 tuần liên tiếp trước đó mua ròng nghìn tỷ. Tuy nhiên nếu loại trừ giao dịch bán ròng đột biến trên kênh thoả thuận của sàn UPCoM, khối ngoại vẫn mua ròng trên kênh khớp lệnh trong tuần qua.
– Xét riêng trên từng sàn, trong tuần 24-28/7, khối ngoại mua ròng 820 tỷ đồng trên HoSE và mua ròng 53 tỷ đồng trên HNX. Ngược lại, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 1.325 tỷ đồng trên UPCoM.
– Khối ngoại mua ròng mạnh nhất tại cổ phiếu VHM, giá trị hơn 300 tỷ đồng, bên cạnh đó HPG cũng được mua ròng 223 tỷ đồng sau 5 phiên.
– Tuần qua, Tự doanh CTCK bán mua ròng 5/5 phiên với tổng cộng 759.2 tỷ đồng.
  • CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH
– VietinBank phát hành thành công 5.000 tỷ đồng trái phiếu
– Người dân gửi gần 6,35 triệu tỷ đồng vào ngân hàng, (8,21%) so với cuối năm ngoái và là mức cao kỷ lục.
— Lãi suất cho vay mua nhà hiện vẫn neo ở mức cao, tới 11-14%/năm khiến khách vay hiện hữu đuối sức, còn người có nhu cầu vay mới phải “chùn chân”. Theo các chuyên gia, lãi suất vay mua nhà cần hạ xuống dưới 10%/năm thì mới có thể kích tăng sức cầu tiêu dùng bất động sản.
  •  VIỆT NAM
– Giá điện sinh hoạt, thực phẩm tăng khiến CPI tháng 7 tăng 0,45%
– Lạm phát cơ bản 7 tháng đầu năm tăng 4,65%, cao nhất từ 2015
– Tháng 7, Việt Nam đón hơn một triệu lượt khách khách quốc tế. Đây là tháng đầu tiên kể từ đầu năm 2023 ngành du lịch đón trên một triệu lượt khách quốc tế, nâng tổng số lên gần 6,6 triệu lượt.
– Thêm 1 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp 38MW gửi hồ sơ đàm phán giá điện
– Thái Nguyên: Kim ngạch xuất khẩu tháng 7 tăng 22,6%
– Đà giảm xuất khẩu đang dần được thu hẹp sau 7 tháng, Việt Nam xuất siêu 15,23 tỷ USD
– Trong 7 tháng, có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 91,6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 52,4 tỷ USD, trong khi Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất với kim ngạch ước đạt 58,6 tỷ USD.
– 7 tháng năm 2023, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 113,3 nghìn, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm trước.
– Giải ngân vốn đầu tư công 7 tháng bằng 41% kế hoạch năm
  •  THẾ GIỚI
– Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến tích cực với đa phần thị trường tăng trong tuần. Hang Seng Nổi bật khu vực với 4,45% và Shanghai 3,42%
– Các thị trường lớn Châu Âu có tuần giao dịch tích cực, các chỉ số đều tăng, nổi bật nhất là thị trường Ý với mức tăng 2,24%, theo sau là Đức với 1,81%
– Cả ba chỉ số chứng khoán Mỹ khép lại tuần qua đều tăng điểm, sau loạt báo cáo lợi nhuận các tập đoàn công nghệ lớn, số liệu kinh tế và thông báo chính sách của ngân hàng trung ương đã củng cố lòng tin của nhà đầu tư về khả năng “hạ cánh mềm” của kinh tế Mỹ.
– Trong cả tuần, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tăng 2,02%. Trong khi đó, chỉ số tổng hợp S&P tăng 1,01%, và chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 0,66%.
– Nga xoay trục sang châu Phi: Viện trợ 10.000 tấn ngũ cốc, xóa nợ 23 tỷ USD
– Kinh tế Đức trì trệ trong quý II/2023
– Chile là quốc gia đầu tiên tại Mỹ Latinh bắt đầu chu kỳ cắt giảm lãi suất
– Số liệu mới nhất công bố trong ngày 28/7 cho thấy một số nền kinh tế hàng đầu khu vực eurozone đã thể hiện khả năng phục hồi bất ngờ trong quý 2 ngay cả khi một loạt các chỉ số chỉ ra sự suy yếu mới trong thời gian tới khi sản xuất yếu và dịch vụ chậm lại.
  • VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA
– Argentina tăng giá điện đối với các công ty khai thác tiền điện tử
– Tính tới sáng ngày 29/07, Bitcoin dao động ở mức 29,400 USD, giảm 2% so với cuối tuần trước. Ethereum – đồng tiền ảo lớn thứ hai – giảm 1% xuống dưới ngưỡng 1,900 USD. Ripple (XRP) cũng mất đà hưng phấn, quay đầu giảm 8% trong tuần qua.
– Các đồng tiền khác trong top 10 tiền ảo cũng nhuốm sắc đỏ, với BNB, Solana và Cardano giảm nhẹ tuần qua. Riêng Dogecoin bật tăng 7%.
– Dầu có tuần tăng giá thứ 5 liên tiếp do nhu cầu mạnh và căng thẳng nguồn cung. Việc kết thúc chu kỳ thắt chặt chính sách của các ngân hàng trung ương và thông báo cắt giảm nguồn cung từ liên minh OPEC+ đã hỗ trợ cho việc tăng giá dầu. Dầu Brent tăng lên 84,99 USD/thùng và dầu WTI tăng lên 80,58 USD/thùng.
– Cả hai loại dầu đều theo xu hướng tăng khoảng 4-5% trong tuần – tuần tăng thứ 5 liên tiếp, và tăng hơn 13% trong tháng này.
– ECB có vẻ tích cực thắt chặt tiền tệ nhưng thị trường dự đoán họ sẽ sớm chuyển sang chính sách ôn hòa, khiến cho tương lai của đồng euro trở nên bấp bênh.
– Giá vàng thế giới ghi nhận tuần giao dịch kém nhất trong 5 tuần, giảm 0,40% trong tuần, dừng lại tại ngưỡng 1.959 USD/ounce
– Quỹ giao dịch hoán đổi (ETF) vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust bán ròng khoảng 2,9 tấn vàng trong phiên ngày thứ Sáu giảm nắm giữ còn 912,9 tấn vàng. Trong ba phiên liên tiếp, quỹ đã bán ròng 6,1 tấn vàng.
– Giá cao su Nhật Bản giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9/2021, do đồng JPY mạnh lên sau quyết định của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản điều chỉnh chính sách kiểm soát đường cong lãi suất. Hợp đồng này đã giảm 1,4% trong tuần.
– Giá quặng sắt tiếp tục giảm bởi những lo ngại về việc hạn chế sản lượng và thiếu thông tin cập nhật về kích thích từ Trung Quốc.
– Brazil, nhà xuất khẩu cà phê arabica lớn nhất thế giới đang trên đà có một vụ mùa bội thu năm 2024, nhưng vẫn có thách thức phía trước về chất lượng do ảnh hưởng của mô hình thời tiết El Nino.
– LHQ cảnh báo hàng viện trợ không thể thay thế Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button