CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

01/08: Đọc gì trước giờ giao dịch

Đóng phiên hôm qua, ngày 31/07, VN-Index tăng 15.23 điểm, chốt ở mốc 1,222.90 điểm, tương ứng với mức tăng là 1.26%.

Ảnh:Trading View

Các dữ liệu thị trường đáng chú ý:

2/ Giao dịch khối ngoại :

  • Khối ngoại phiên 31/07 mua ròng tổng lượng là 87.919 tỷ đồng

Top NN mua ròng

Top NN bán ròng

3/ Giao dịch khối tự doanh

  • Khối tự doanh, phiên 31/07 mua ròng với tổng giá trị là 63.97 tỷ đồng

Top tự doanh mua ròng nhiều nhất

Top tự doanh bán ròng nhiều nhất

4/ Các nhóm ngành đang hút dòng tiền mạnh:

  • Biểu đồ diễn biến ngành

  • Biểu đồ diễn biến dòng tiền

  • Dòng tiền đang tập trung mạnh ở nhóm ngành: Phương tiện truyền thông, Bất động sản, Dầu khí,…

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 31/07

  •  DOANH NGHIỆP
– MWG: Lãi quý 2 giảm sâu 98% còn 18 tỷ, sống nhờ khoản tiền gửi 24.400 tỷ đồng
– Doanh nghiệp họ Gelex thắng lớn sau nửa năm, cổ phiếu GEX – VIX tăng bằng lần
– KBC: Lãi kỷ lục 1.800 tỷ sau 6 tháng, đã chi hơn 4.000 tỷ để trả nợ gốc vay
– VJC: Vietjet Air lãi 387 tỷ đồng sau nửa năm, tăng 167%. Doanh nghiệp thúc đẩy thị trường nội địa, phát triển mạnh thị trường quốc tế với: Ấn Độ, Australia, Kazakhstan, Indonesia
– CTD: Sau Ricons, Eurowindow tố Coteccons “chây ỳ” thanh toán công nợ tại siêu dự án Resort kết hợp casino 4 tỷ USD tại Hội An
– VIC: Dồn dập tin “nóng hổi” liên quan VinFast và kết quả kinh doanh, Vingroup bất ngờ tăng trần, vốn hóa tăng thêm 500 triệu USD
– Các doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái Vingroup mới đây đã công bố các khoản lợi nhuận tăng vọt: VHM (gấp 3,3 lần YoY); VIC (+128%); VRE (+76%); VNB (+92% YoY); VEF (+57%).
– TCH: Hoàng Huy TCH lãi lớn, có hơn 6.000 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng
– LTG: Lộc Trời lãi khủng trong quý II/2023 lên hơn 420 tỷ đồng, vượt kế hoạch cả năm nhờ lợi nhuận từ công ty liên kết, vay nợ gần 7.000 tỷ đồng
– HDB: HDBank ghi nhận lợi nhuận gần 5.500 tỷ đồng, hoàn thành Basel III
– VIB: Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2023 tăng 12%, ROE đạt 29%
– HTN công bố báo cáo tài chính quý 2: Bức tranh nhiều điểm sáng
– VIC: Lợi nhuận trước thuế 6 tháng của Vingroup tăng 128% lên hơn 7.900 tỷ, tổng tài sản vượt 600.000 tỷ đồng
– VIP: Vận tải Xăng dầu VIPCO nửa đầu năm lãi gấp 2,6 cùng kỳ. Trong quý II, doanh thu thuần của VIP giảm 47% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 134,1 tỷ đồng. Công ty giải trình do còn 4 tàu (giảm 1 tàu so với cùng kỳ) khai thác định hạn, không khai khác tuyến chuyến. Tuy nhiên, do giá vốn giảm 61% nên lợi nhuận gộp doanh nghiệp tăng lên 39,3 tỷ đồng.
– LDG: Doanh thu vỏn vẹn hơn 300 triệu đồng, Đầu tư LDG báo báo lỗ 74 tỷ đồng trong quý 2/2023
– LCG: Lợi nhuận gộp tăng 52%, lãi ròng giảm sâu?
– CDN: Muốn làm cảng Liên Chiểu, tiềm lực Cảng Đà Nẵng như thế nào?
– CMG: Báo lãi ròng quý I gần 97 tỷ đồng, hoàn thành 36% kế hoạch cơ sở
– TIS: Giá thép giảm, doanh nghiệp liên tục gặp khó
– ACL: Thủy sản Cửu Long An Giang làm ăn sa sút, lãi hơn 6 tỷ trong nửa năm, đường về đích còn xa
– GAS: Giàu như PV Gas: Mang hơn 40.700 tỷ đồng gửi ngân hàng lấy lãi
– VLB: Lãi quý II hơn 30 tỷ đồng, tiếp tục hưởng lợi từ nhu cầu đá tăng cao
– ITC: Quý II, doanh thu BĐS giảm 85%, lãi sau thuế thấp nhất 5 quý qua
– TRA: Doanh thu giảm nhẹ, Traphaco báo lãi hơn 800 triệu đồng mỗi ngày
– PDR: Có gì trong hơn 12.000 tỷ đồng bất động sản tồn kho của Phát Đạt Group?
– CTG: Vượt Vietcombank, tổng tài sản VietinBank đứng thứ hai toàn ngành
– MBB: Đầu tư 43.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp, MB Bank kinh doanh thế nào trong quý 2/2023?
– Dành hơn 1.400 tỷ đồng chi trả lãi vay, TTC AgriS (SBT) báo lãi giảm 30% cùng kỳ
– Hoàng Anh Gia Lai (HAG): Lợi nhuận về đáy 6 quý, lỗ thuần hơn trăm tỷ
– VBB: Tỷ lệ nợ xấu vượt “ngưỡng trần”, Vietbank huy động hàng nghìn tỷ từ trái phiếu và tăng vốn
– BSR: Gần 30.000 tỷ gửi ngân hàng đem về 3 tỷ đồng lãi tiền gửi mỗi ngày, lợi nhuận 6T2023 vẫn giảm 76%
– Hé lộ số tiền đại gia Kido phải bỏ ra để mua lại “ông trùm bánh bao” Thọ Phát
– DPG: Xây lắp tiếp tục ‘gánh’ doanh thu, quý II lãi trước thuế 57 tỷ
– DTD: Lợi nhuận quý II giảm sút, 6 tháng tăng 225% so với cùng kỳ
– NVL: 6 tháng đầu năm, nợ vay của Novaland giảm mạnh nhưng mỗi ngày vẫn phải trả 11 tỷ đồng tiền lãi
– GMD: Thoái vốn cảng Nam Hải Đình Vũ, Gemadept bão lãi quý 2/2023 gấp gần 6 lần cùng kỳ
– Sau vụ khởi kiện Amazon, Gilimex lỗ quý thứ hai liên tiếp
– Vietnam Airlines có lãi gộp quý thứ hai liên tiếp, lỗ ròng tăng lên hơn 1.300 tỷ quý II
– HBC: Lãi 546 tỷ đồng nhờ doanh thu tài chính – góc nhìn từ những “đứa con”
– Muôn kiểu “kiếm lãi” của Hòa Bình và Coteccons trước thềm mở thầu gói 35.000 tỷ sân bay Long Thành
– Ngược chiều với đối thủ trong liên danh Hoa Lư, Vinaconex báo lãi giảm 24%
– MWG: Lỗ luỹ kế hơn 8.000 tỷ kể từ khi hoạt động, Bách Hóa Xanh bao giờ đạt điểm hòa vốn? Đi vào hoạt động từ năm 2015, Bách Hóa Xanh được kỳ vọng là động lực tăng trưởng mới của Thế Giới Di Động. Tuy nhiên, nếu xét riêng về khía cạnh lợi nhuận, mảng này lại là gánh nặng lớn nhất.
  • MUA BÁN/ PHÁT HÀNH
– Vĩnh Hoàn tăng trữ hàng tồn kho chuẩn bị cho mùa lễ đến gần, lỗ 51 tỷ đồng đầu tư các cổ phiếu bất động sản. Vĩnh Hoàn bắt đầu mua bán các cổ phiếu của Nam Long, Đất Xanh Services và Kinh Bắc từ quý I/2021. So với giá trị đầu tư gốc là 175 tỷ đồng, công ty cá tra này đã tạm lỗ gần 51 tỷ đồng tính tại cuối tháng 6, chủ yếu do hai mã NLG và DXS
– Em gái ông Phạm Thanh Tùng tiếp tục đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu TVC
– Nhóm Dragon Capital mua gần 1 triệu cổ phiếu Nhà Khang Điền (KDH), VinaCapital sắp bán hơn 6,6 triệu cp
  • CỔ TỨC
– Lịch chốt quyền cổ tức tuần 31/7 – 4/8: Cổ tức tiền mặt cao nhất 35%, một doanh nghiệp chi hơn 5.000 tỷ đồng trả cổ tức
  •  CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
– Gây ấn tượng nhất trong phiên là bộ đôi VHM – VIC khi cùng ghi nhận mức tăng kịch trần, sau khi công bố kết quả kinh doanh tích cực. Các cổ phiếu bất động sản khác cũng giao dịch khả quan, tiêu biểu như: VRE tăng 2,95%, BCM tăng 3,85%, NVL tăng 2,72%, KDH tăng 2,04%, NLG tăng 2,04%, TCH tăng 5,83%, SJS tăng 3,67%; HBC và QCG đều tăng kịch trần
– Thị trường chứng khoán tiếp tục ghi nhận phiên giao dịch thăng hoa khi chỉ số VN-Index tăng tới hơn 15 điểm. Thanh khoản trên sàn HoSE ở mức cao với hơn 1,1 triệu cổ phiếu được khớp lệnh, tương đương giá trị 22.419 tỷ đồng, ghi nhận mức cao nhất trong vòng 15 tháng trở lại đây (kể từ phiên 22/4/2022).
– Về giao dịch khối ngoại, nhóm này tiếp đà mua ròng với tổng giá trị hơn 90 tỷ đồng trên cả 3 sàn. Tại chiều mua, cổ phiếu ngân hàng MSB được mua ròng mạnh nhất với giá trị 184 tỷ đồng; PNJ xếp thứ 2 danh sách mua ròng mạnh với 60 tỷ đồng.
– Trên sàn HoSE, tự doanh CTCK ghi nhận mua ròng 67 tỷ đồng , trong đó mua ròng mạnh 155 tỷ đồng trên kênh khớp lệnh, và bán ròng 88 tỷ tại kênh thoả thuận.
– Mua ròng mạnh nhất tại cổ phiếu MWG trên sàn HoSE với giá trị trên 34 tỷ đồng; theo sau, PNJ cũng được mua ròng mạnh với giá trị 30 tỷ đồng.
  •  CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH
– Lộ diện Top 10 lợi nhuận ngân hàng nửa đầu năm 2023: Một nhà băng thăng hạng ngoạn mục từ vị trí thứ 6 lên á quân
– Vietcombank, VietinBank và BIDV lãi 2 tỷ USD trong nửa đầu năm
– Qua thời “hoàng kim”, lợi nhuận nhiều ngân hàng giảm sâu trong 6 tháng đầu năm
– Trong bối cảnh thiếu đơn hàng sản xuất, giá bán thấp dẫn đến hoạt động kinh doanh cũng như lợi nhuận quí 2 vừa qua và 6 tháng đầu năm của các doanh nghiệp đầu ngành dệt may như Dệt may Thành Công (TCM), Sợi Thế Kỷ (STK), TNG, HTG,… đều sụt giảm sâu so với cùng kỳ năm ngoái.
– VN-Index cao nhất 10 tháng: Thị trường đã hình thành uptrend dài hạn?
– Cập nhật KQKD nhóm bất động sản: Lợi nhuận “ông lớn” Vinhomes, Novaland, Đất Xanh… lộ diện, xuất hiện những diễn biến trái chiều
– Ngành bất động sản dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế Q2/2023 so với cùng kỳ (+110,9%) chủ yếu nhờ đóng góp của VHM và KBC.
– Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: VBB tăng tốt nhất toàn ngành tuần qua với mức +13,1%. Thanh khoản cổ phiếu MSB cao nhất trong gần 2 năm trở lại, trong bối cảnh các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng hàng trăm tỷ đồng trong tuần.
– Ngày 25/8, CGS Fullgoal Vietnam 30 Sector Cap ETF sẽ niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore (SGX) và đầu tư duy nhất vào thị trường Việt Nam. Theo bản cáo bạch niêm yết, ETF này sẽ huy động tối thiểu 5 triệu USD (khoảng 110 tỷ đồng) với mục tiêu mô phỏng sát nhất hiệu suất của chỉ số iEdge Vietnam 30 Sector Cap Index. ETF mới từ Singapore sẽ giải ngân mạnh nhất vào những cổ phiếu nào?
– Cập nhật KQKD quý II: Ngành thép vẫn khó, các nhà thầu xây dựng chật vật, doanh nghiệp xuất khẩu lao đao, hàng không tiếp tục hồi phục
– Gam màu sáng, tối ngành bán lẻ quý 2/2023: DGW hồi phục, FRT, MWG miệt mài dò đáy lợi nhuận
– Đã gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất được hơn 58.400 tỷ đồng
– Trong tháng 7 vừa qua, lãi suất liên ngân hàng đã giảm về mức thấp nhất kể từ tháng 01/2021, bên cạnh đó, tín dụng tăng tốc phù hợp với quy luật tăng mạnh vào cuối mỗi quý.
– Trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn vẫn là mối quan tâm chính của thị trường do khoảng 45% lượng trái phiếu đang lưu hành vào cuối năm 2022 sẽ đáo hạn vào năm 2023 và 2024
  • VIỆT NAM
– Nhờ chính sách thu hút đầu tư cởi mở, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tỉnh Bắc Giang tiếp tục được nhiều Tập đoàn toàn cầu chọn làm “căn cứ” để đầu tư sản xuất lâu dài với lũy kế 7 tháng qua thu hút được hơn 1.550 triệu USD, gấp 1,5 lần so với cùng kỳ.
– Cục trưởng Cục Trồng trọt: Việt Nam không lo thiếu gạo khi tăng xuất khẩu
– Cà phê trong nước giảm 1,5 triệu đồng/tấn
– Đồng Nai: Thu ngân sách khó tứ bề
– Số liệu tháng 7 vừa công bố, kinh tế xuất hiện nhiều điểm sáng
– Thay vì thực hiện theo các hình thức BOT hoặc BT, nhà đầu tư dự án hạ tầng tại TP. HCM sẽ được thanh toán bằng tiền mặt. Cùng với nhiều giải pháp thúc đẩy đầu tư chưa từng có tiền lệ, hạ tầng TP. HCM đang đón làn sóng mới với dự đoán thu hút hàng trăm nghìn tỷ đồng.
– 7 tháng năm 2023, vốn đầu tư thực hiện tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước
– Thủ tướng: Lấy Bắc Ninh làm hình mẫu về phát triển nhà ở xã hội để nhân rộng
– Vĩnh Phúc muốn phát triển 11 dự án NOXH trong năm nay
– Thất thủ’ cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây: Rà lại thiết kế, báo cáo trước 3/8
– Đồng loạt khởi công 3 tuyến đường nghìn tỷ kết nối Bắc Ninh và Hà Nội
– Khu công nghiệp VSIP Nghệ An chuẩn bị đón 1 dự án hơn 165 triệu USD
– Sản lượng thi công cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2 tăng vọt
– Lần thứ hai trong 13 năm, thu ngân sách 7 tháng đầu năm của TP HCM giảm so với cùng kỳ
  •  THẾ GIỚI
– Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến tích cực với đa phần thị trường tăng, TT Nhật Bản đáng chú ý với Nikkei và TOPIX đều tăng trên 1,3%3
– Tại Châu Âu, các thị trường lớn đang giao dịch ảm đạm trên mốc tham chiếu
– Ngày 31/7, Trung Quốc đã thông báo các biện pháp mới để thúc đẩy tiêu dùng, mang lại thêm sự hỗ trợ cho các thị trường sau khi chính phủ nước này ngày 28/7 đã công bố một loạt sáng kiến cho ngành công nghiệp nhẹ.
– Các số liệu thống kê mới nhất cho thấy, bức tranh kinh tế của các quốc gia châu Âu vẫn khá u ám. Hoạt động kinh doanh ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng 7 suy giảm mạnh hơn rất nhiều so với dự báo, và thách thức lạm phát vẫn nghiêm trọng.
– SCMP: Tăng trưởng lao dốc, Trung Quốc có thể dùng tới “đòn hạt nhân” để vực dậy nền kinh tế
– Cổ phiếu Google tăng 10% trong tuần nhờ báo cáo kinh doanh lạc quan hơn kỳ vọng
– Trung Quốc vượt mốc 670 triệu người dùng điện thoại thông minh 5G và đã triển khai gần 3 triệu trạm gốc.
– Trung Quốc: Hoạt động chế tạo ghi nhận chuỗi bốn tháng suy giảm liên tiếp
– Trung Quốc muốn mở rộng nhanh chóng BRICS nhưng Ấn Độ và Brazil phản đối
  • VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA
– Binance trở thành sàn đầu tiên được cấp phép hoạt động tại Dubai
– Binance rút đơn xin cấp phép ở Đức
– Pháp nổi lên như một trung tâm tiền điện tử tại châu Âu
– Ngành khai thác bitcoin của Nga đang bùng nổ nhờ chiến tranh và lệnh trừng phạt
– Trang trại khai thác tiền điện tử trị giá 20 triệu đô la sẽ được xây dựng tại nhà máy thủy điện ở Kyrgyzstan
– Các công ty lớn ở Nhật Bản yêu cầu Chính phủ thay đổi các luật về tiền điện tử
– 66% ngân hàng lớn nhất thế giới thân thiện với tiền điện tử
– Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng nhẹ lên 29.500 USD, thì sang phiên hôm nay gần như chỉ dao động quanh ngưỡng này cho đến cuối ngày.
– Iran khởi kiện đòi Hàn Quốc trả nợ tiền mua dầu thô
– Giá dầu tăng trong phiên chiều 31/7 trên thị trường châu Á, nhưng vẫn ở gần mức cao nhất ba tháng qua và sắp khép lại tháng Bảy với mức tăng theo tháng cao nhất trong hơn một năm qua.
– Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,55 USD (+0,68%), lên 81,13 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,31 USD (+0,36%), lên 85,30 USD/thùng.
– Bolivia trở thành quốc gia Nam Mỹ thứ 3 giao dịch bằng đồng Nhân dân tệ
– Phó thủ tướng Nga cho biết tiền tệ BRICS có thể được thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh sắp tới
– Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ tăng 12,6 USD lên 1.959,4 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hạ nhiệt về quanh 1.955 USD/ounce và giằng co nhẹ cho đến cuối ngày.
– Nhiều quốc gia trên thế giới ghi nhận tình trạng các cửa hàng buộc phải điều chỉnh giá sản phẩm và giới hạn lượng gạo cung cấp, trong bối cảnh người dân – chủ yếu là cộng đồng gốc Nam Á – đổ xô đi mua gạo để tích trữ.
– Rút khỏi sáng kiến ngũ cốc, Nga nguy cơ gây căng thẳng với Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ. Nga tuyên bố nước này sẽ thay thế bất kỳ sản lượng ngũ cốc nào của Ukraine bị mất mát trên thị trường toàn cầu.
– Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam lập đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 trong bối cảnh Ấn Độ, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và mới nhất là Nga thông báo ngừng xuất khẩu gạo.
– Nga và UAE không nằm trong top 15 quốc gia xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, tỷ trọng chưa đến 1%, điều này có nghĩa tác động đến thương mại gạo là không nhiều, tuy nhiên tin tức này cũng ảnh hưởng đến tâm lý thị trường.
– Giá khí đốt quốc tế tăng nhẹ 2,1%, dự trữ khí đốt châu Âu ở mức cao
Vàng SJC 67,25 tr/lượng
USD 23,855 đồng
Bảng Anh 30,917 đồng
EUR 26,849 đồng

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button