CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
07/08: Đọc gì trước giờ giao dịch
Đóng phiên tuần vừa rồi, ngày 04/08, VN-Index tăng 15.03 điểm, chốt ở mốc 1,225.98 điểm, tương ứng với mức tăng là 1.24%.
Các dữ liệu thị trường đáng chú ý:
2/ Giao dịch khối ngoại :
- Khối ngoại phiên 04/08 mua ròng tổng lượng là 83.099 tỷ đồng
Top NN mua ròng
Top NN bán ròng
3/ Giao dịch khối tự doanh
- Khối tự doanh, phiên 04/08 mua ròng với tổng giá trị là 871.53 tỷ đồng
Top tự doanh mua ròng nhiều nhất
Top tự doanh bán ròng nhiều nhất
4/ Các nhóm ngành đang hút dòng tiền mạnh:
- Biểu đồ diễn biến ngành
- Biểu đồ diễn biến dòng tiền
- Dòng tiền đang tập trung mạnh ở nhóm ngành: Oto & linh kiện phụ tùng, Dầu khí, Bất động sản,…
TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 06/08
- DOANH NGHIỆP
– VPB: Bán 1,19 tỉ cổ phiếu cho nước ngoài, VPBank dự kiến thu về 35.904 tỉ đồng
– ‘HBC: Muốn hoán đổi gần 1.300 tỷ đồng nợ thành cổ phiếu
– Trượt thầu 35.000 tỷ Sân bay Long Thành, Coteccons đứng đơn khiếu nại nhóm ông Nguyễn Bá Dương liên danh Vietur
– HPG: Sau gần hai năm khởi công xây dựng, nhà máy sản xuất container Hòa Phát với tổng vốn đầu tư 3.000 tỷ đồng, công suất 500.000 Teus/năm đã chính thức cho ra lô hàng đầu tiên.
– PNJ: Trở thành doanh nghiệp top đầu ngành bán lẻ trong bảng xếp hạng VIX50 2023
– CST: Quảng Ninh: Khởi công Dự án cải tạo mở rộng, nâng công suất mỏ than Cao Sơn
- MUA BÁN/ PHÁT HÀNH
– NTP : Tăng 36%, 8,6 triệu cổ phiếu của vợ chủ tịch được sang tay
– Cổ phiếu YEG giảm 96% từ đỉnh: Sau 7 năm gồng lỗ, 1 tổ chức ngoại vừa đau đớn xả hàng
– Địa ốc Hoàng Quân (HQC): Chưa kịp chờ cổ phiếu về mệnh giá, Chủ tịch Trương Anh Tuấn và công ty liên quan muốn thoái toàn bộ hơn 19,4 triệu cổ phiếu
– Được biết, trong nhiều kỳ ĐHĐCĐ hàng năm, Địa ốc Hoàng Quân luôn lên kế hoạch đưa cổ phiếu về mệnh giá. Tuy nhiên, do không đạt được mục tiêu kinh doanh 8 năm liên tiếp, cộng với nhiều vấn đề tồn đọng chưa giải quyết, kế hoạch này vẫn chưa thành hiện thực và trong năm 2023, Công ty lại đặt mục tiêu đưa cổ phiếu về mệnh giá năm 2024.
– VPB: VPBank chào bán 1,19 tỷ cổ phiếu giá 30.159 đồng/cp, cao hơn 35% thị giá
– HDC: Hodeco muốn chào bán 20 triệu cổ phiếu cho cổ đông
– TCB: Techcombank huy động thêm 6.000 tỷ đồng từ trái phiếu
- CỔ TỨC
– Nửa đầu tháng 8/2023, 10 doanh nghiệp sẽ chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức bằng cổ phiếu các đợt năm 2022. Đáng chú ý có MBS, PET, HAH, THD.
– 28 doanh nghiệp sắp chốt ngày chia cổ tức, cao nhất 55% bằng tiền thuộc về một công ty hóa chất
– RAL: Lợi nhuận bán niên tăng 34%, một doanh nghiệp sắp trả cổ tức đợt 1/2023 tỷ lệ 25% bằng tiền
– Sản xuất phụ tùng cho cả Honda và Piaggio, một doanh nghiệp lãi lớn, chia cổ tức 40%
– Thuỷ điện A Vương (AVC) sắp chi 187,6 tỷ đồng trả cổ tức đợt 1/2023, tỷ lệ 25%
- CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
– VN-Index trở về vùng đỉnh 2018
– Xu hướng Dòng tiền: Tỉ trọng phân bổ dòng tiền tăng vào nhóm Ngân hàng, Dầu khí, Bán lẻ, giảm ở nhóm Chứng khoán, Hóa chất, Điện nước xăng dầu khí đốt
– Cổ phiếu ngân hàng đua nhau tăng sau công bố BCTC quý 2, SGB 35% trong tuần đầu tháng 8, EIB, ACB tăng ấn tượng lần lượt 16,4% và 10%
– Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Cổ phiếu VIC rực sáng, nhóm lúa gạo tiếp tục bay cao
– Tâm lý tích cực tiếp tục được duy trì trong tuần, thể hiện ở phiên đầu tuân tăng mạnh tạo gap tại 1.211, chỉ số sau đó tiếp tục diễn biến tăng điểm trong phiên tiếp theo và hướng đến mốc 1.234,5. Tại đây áp lực chốt lãi đã liên tục xuất hiện, kéo VN-Index rơi vào diễn biến điều chỉnh trong 3 phiên (từ 1 – 3/8).
– Tuy nhiên những thông tin tích cực về việc xử lý pháp lý đã xuất hiện trong phiên cuối tuần giúp VN-Index lấy lại những gì đã mất và chốt tuần khá gần vùng đỉnh cũ. Chốt tuần tại 1.225,98 điểm, VN-Index tăng 18,31 điểm, tương đương tăng 1,5% và kéo dài chuỗi tăng điểm lên 5 tuần
– Giá trị giao dịch trung bình một phiên trên sàn HOSE đạt 22.829 tỷ đồng, tăng 11,2% so với tuần trước, 28,4% so với trung bình 5 tuần và 65% so với trung bình 20 tuần trước.
– Nhóm cổ phiếu Vingroup là đầu kéo chính cho VN-Index trong tuần sau các thông tin như VinFast có thể niêm yết lên sàn Nasdaq trong quý III/2023; đồng thời kết quả kinh doanh khả quan của VHM. VIC và VHM đã giúp VN-Index tăng lần lượt 11,02 điểm và 4,94 điểm.
– Trong bối cảnh thị trường nối dài sắc xanh, khối ngoại đã mua ròng nhẹ gần 80 tỷ đồng trên HOSE. Trong đó dẫn đầu là MSB và DCM với giá trị mua ròng lần lượt 589 tỷ đồng và 224 tỷ đồng
– HPG lại bị xả người với giá trị ròng 414 tỷ đồng
– Ở thời điểm này, khối ngoại đảo đã chiều bán ròng và duy trì trạng thái bán ròng liên tiếp kể từ tháng 4. Lũy kế từ tháng 4 đến nay, khối ngoại đã bán ròng 6.547 tỷ đồng, với hơn 2.772 tỷ trong tháng 4 và 3.078 tỷ trong tháng 5, đà bán suy giảm trong 2 tháng gần đây với con số bán ròng lần lượt ghi nhận là 452 và 334 tỷ đồng.
– Giao dịch tự doanh bùng nổ, tung 1.700 tỷ đồng gom ròng suốt tuần qua
- CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH
– VN-Index lên cao nhất 10 tháng, loạt doanh nghiệp “tay ngang” đem tiền đầu tư chứng khoán “thở phào”
– HOSE điểm tên những doanh nghiệp chưa nộp báo cáo tài chính quý II/2023
– Tháng 7/2023 có 150.619 tài khoản mở mới, là tháng thứ 3 liên tiếp thị trường đón nhận số tài khoản mới cao hơn tháng liền trước. Nâng số lượng tài khoản đến ngày 31/7 vượt 7,4 triệu đơn vị. Con số trên tương đương hơn 7% quy mô dân số Việt Nam.
– Ngành thép vẫn chưa hết khó: Loạt doanh nghiệp tiếp tục lỗ lớn quý II, biên lợi nhuận Hoà Phát và Nam Kim hồi phục mạnh
– Kể từ năm 2000 đến nay, VN-Index thường tăng trong tháng 8 với 14 năm tăng điểm và chỉ 9 năm giảm điểm. Đáng nói các nhịp tăng giảm trong giai đoạn này đều vượt trội hơn so với các tháng còn lại trong năm.
– Top 10 ngân hàng có tài sản lớn nhất tính đến hết quý 2/2023: BIDV giữ vững ngôi vương, Vietcombank tụt hạng, VPBank bứt phá mạnh
– Điểm mặt bộ tứ xây dựng giành nhiều “miếng bánh” đầu tư công
– Tồn kho của các “ông lớn” Hòa Phát, Hoa Sen, Nam Kim đang ở mức nào?
– Thêm một lô trái phiếu phát hành thành công, Capitaland Tower đã “hút” về 5.000 tỷ đồng trái phiếu chỉ trong vòng 3 ngày
– Hoàn Cầu Solar LA huy động 1.700 tỷ đồng trái phiếu cho dự án chưa được cấp phép đầu tư
- VIỆT NAM
– Petrovietnam: Khẩn trương xây dựng Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII với định hướng ưu tiên phát triển nhiệt điện khi sử dụng nguồn khí trong nước kết hợp với nguồn LNG nhập khẩu và mở rộng phát triển điện gió ngoài khơi, năng lượng mới (hydro/amoniac)
– Mới đây, hai đơn vị sản xuất và kinh doanh phân bón dẫn đầu cả nước là Phân bón Phú Mỹ/PVFCCo và Phân bón Cà Mau/PVCFC (thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – Petrovietnam) tiếp tục có những kiến nghị mang tính cấp bách đến Quốc hội và Chính phủ về việc sớm thông qua phương án sửa đổi, bổ sung Luật 71/2014/QH13, đưa mặt hàng phân bón vào diện chịu thuế VAT với mức thuế 0% hoặc 5%
– Thủ tướng: Không thay đổi mục tiêu tăng trưởng cả năm, 6 tháng cuối năm phải đạt tăng trưởng khoảng 9%
– Đầu tư tuần qua: WB tài trợ dự án 130 triệu USD, Nghệ An chấp thuận chủ trương đầu tư dự án 165 triệu USD
– Tập đoàn Đèo Cả muốn đầu tư cao tốc TP.HCM – Trung Lương – Mỹ Thuận giai đoạn 2
– Bình Dương: Sẽ đầu tư khoảng 173.000 căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021 – 2030
– Các nhà đầu tư lớn từ Mỹ, Pháp, Nhật Bản đến Bình Thuận đầu tư chuỗi dự án khí – điện Sơn Mỹ
– Sau ba tháng giảm mạnh, giá tôm thẻ nguyên liệu ở các tỉnh miền Tây bắt đầu tăng trở lại. Mức tăng lần này vẫn còn thấp hơn so với giá vài tháng trước gần 20%.
- THẾ GIỚI
– Tuần qua, TTCK Châu Á diễn biến tiêu cực với đa phần thị trường giảm
– Tại Châu Âu, các thị trường lớn dù có nhịp tăng phiên cuối tuần vẫn không kéo lại được đà giảm những phiên trước đó, mức giảm trung bình từ 2,2% – 3,10%
– Các hãng hàng không châu Âu dần hồi phục trong nửa đầu năm 2023
– Chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm điểm trong phiên giao dịch 4/8 phản ánh tâm lý chốt lời của nhà đầu tư sau giai đoạn thị trường diễn biến tích cực thời gian qua cũng như sau khi báo cáo việc làm tháng 7 được công bố. Qua đó. kéo dài mức giảm cả tuần của Nasdaq, S&P 500 lên lần lượt 2,9% và 2,3%, tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2023. Chỉ số Dow Jones cũng giảm 1,1% trong tuần vừa qua.
– Apple mất mốc vốn hoá 3.000 tỷ USD sau kết quả kinh doanh ảm đảm
– Tập đoàn của Warren Buffett báo lãi kỷ lục, giữ khối tiền mặt hơn 147 tỷ USD
– Từ ngày 1/8, Trung Quốc đã ngừng xuất khẩu hai kim loại quan trọng để sản xuất chip là gallium và germanium nhằm trả đũa việc Mỹ, Hà Lan và Nhật Bản hạn chế xuất khẩu một số máy in chip tiên tiến. (Trung Quốc kiểm soát 95% nguồn cung gallium sơ cấp của thế giới)
- VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA
– Coinbase cho biết SEC không có thẩm quyền khởi kiện mình, khẳng định rằng họ hoạt động nằm ngoài phạm vi quyền hạn của SEC
– Chủ Tịch SEC xoay chuyển từ đàn áp tiền điện tử sang AI
– Ngân hàng số Revolut đóng cửa dịch vụ crypto vì pháp lý khắc nghiệt tại Hoa Kỳ
– Doanh thu của Coinbase trong quý 2 năm 2023 vượt ước tính của thị trường hơn 12%, cổ phiếu tăng 10%
– Vương quốc Hồi giáo Oman hỏi ý kiến người dân về tiền điện tử
– Bộ Tư pháp Mỹ đang xem xét khả năng truy tố Binance, nhưng lại lo ngại điều này sẽ dẫn đến cú sập như FTX từng làm chao đảo thế giới tiền ảo hồi cuối năm ngoái.
– Nga công nhận tiền kỹ thuật số của các quốc gia khác là hợp pháp
– Tuần qua, Bitcoin gần như không thay đổi khi giao dịch quanh ngưỡng 29.000 USD
– Nga giành thêm chiến thắng nhờ nước đi gây ngạc nhiên với 2 quốc gia “ngồi trên núi khí đốt”
– Kazakhstan và Uzbekistan đều là những quốc gia có nguồn dự trữ khí đốt dồi dào. Kazakhstan có hơn 3 nghìn tỷ mét khối trữ lượng, trong khi Uzbekistan sở hữu 1,8 nghìn tỷ mét khối
– Tuy nhiên, cả hai đều có cơ sở hạ tầng kém phát triển và không thể khai thác đầy đủ nguồn tài nguyên hiện có, điều này đã tạo ra một khoảng trống đáng kể và tạo cơ hội cho dòng khí đốt của Nga.
– Chốt phiên 4/8, dầu thô Brent tăng 1,1 USD hay 1,3% lên 86,24 USD/thùng. Dầu WTI tăng 1,27 USD hay 1,6% lên 82,82 USD/thùng. Cả hai loại dầu này đã đạt mức cao nhất kể từ giữa tháng 4 trong phiên này và có số tuần tăng thứ 6, dài nhất từ đầu năm tới nay.
– Trong sáu tuần qua, giá dầu Brent đã tăng 15,4%, còn dầu WTI tăng 18,2%.
– OPEC+ quyết định giữ nguyên chính sách sản lượng hiện tại trong cuộc họp ngày 4/8
– Vàng tuần qua giảm 0,83%, neo tại 1.942 USD/ounce
– Mới đây Nga cho biết họ có thể sẽ cung cấp lúa mì cho các quốc gia chưa áp đặt lệnh trừng phạt đối với quốc gia này. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy Moscow đang sử dụng “vũ khí” lương thực của mình để đáp trả lại các lệnh trừng phạt.
– Trong tuần qua, giá gạo tiếp tục tăng mạnh tại hầu hết các trung tâm xuất khẩu gạo hàng đầu châu Á
– FAO: Lần đầu tiên trong 9 tháng, giá lúa mỳ thế giới tăng
– FAO: Chỉ số giá lương thực thế giới tăng trở lại trong tháng 7
– Giá cao su Nhật Bản giảm theo xu hướng thị trường Thượng Hải và giảm tuần thứ 6 trong 8 tuần, do thị trường đợi thêm chi tiết về cam kết mới nhất của Bắc Kinh để thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc. Trên sàn Osaka, hợp đồng này đã giảm 0,8% trong tuần và giảm 6,8% kể từ mức tăng trong tuần gần nhất vào ngày 9/6.
– Đường thô xuống thấp nhất 2,5 tuần
– Ba Lan đề xuất EU đầu tư 1 tỷ euro hỗ trợ xuất khẩu ngũ cốc Ukraine