CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Thị trường 29/09: Thanh khoản mất hút, thị trường giằng co

Đóng phiên hôm nay, ngày 29/09, VN-Index tăng 1.72 điểm, chốt ở mốc 1,154.15 điểm, tương ứng với mức tăng là 0.15%Toàn thị trường ghi nhận 446 mã tăng giá (51 mã tăng trần) và 307 mã giảm giá (28 mã giảm sàn).Thanh khoản thị trường ở mức 16,307.27 tỷ đồng trên cả tam sàn.

VN-Index tăng điểm. Ảnh:Trading View

HNX-INDEX

  • Đóng phiên hôm nay, HNX-INDEX tăng 1.85 điểm, chốt ở 236.35 điểm và tương ứng với mức tăng là 0.79%
  • Với  106 (11) mã tăng, 65 mã tham chiếu và 72 (6) mã giảm giá

UPCOM

  • UPCOM phiên hôm nay tăng 0.34 điểm, chốt ở 88.78 điểm và tương ứng với mức tăng là 0.38%
  • Với  206 (41) mã tăng, 114 mã tham chiếu và 132 (24) mã giảm giá

Top cổ phiếu ảnh hưởng đến chỉ số VN-Index

  • Cổ phiếu đóng góp tăng nhiều nhất đó là: VIC +1.8392
  • Theo sau đó là: VHM +1.1164, VPB +0.861, BCM +0.6161, VRE +0.3787, EIB +0.1903, SHB +0.1378, FRT +0.1354, LPB +0.1354, ACB 0978
  • Cổ phiếu gây ảnh hưởng giảm nhiều nhất đó là: CTG -0.9367
  • Theo sau đó là: VCB -0.6918, HPG -0.4328, GAS -0.3782, FPT -0.3778, VNM -0.3107, SSI -0.1851, MWG -0.1445, TPB -0.1092, GVR -0.0996

VN30

  • VN30 Index phiên hôm nay tăng 1.81 điểm.
  • Chốt phiên ở mức 1,166.26 điểm
  • Rổ VN30 thể hiện phân hoá trên các mã, đóng phiên ghi nhận 10 mã tăng giá, 06 mã tham chiếu14 mã giảm. Dẫn đầu về phe tăng đó là VIC, cổ phiếu này đã tích cực từ phiên sáng khi tạm đóng phiên sáng đã ghi nhận tăng hơn 5%, đến chiều nay thì chỉ còn tăng 4.1%. Bên cạnh đó hai mã nhà Ving là VRE VHM phiên hom nay cũng được sắc xanh bao phủ và duy trì đà tăng xung quanh 2%. Loạt cổ phiếu ngân hàng như BID, MBB, SSB, TCB, VIB,… quay về mức giá mở cửa khi đóng phiên. Còn về phía giảm giá thì xác nhận một số mã giảm như CTG, SSI, FPT, TPB, HPG,… cũng chỉ điều chỉnh nhẹ.
  • Về cổ phiếu tăng giá, ghi nhận một số mã tăng sau: VIC +4.1%, BCM +3.4%, VRE +2.6%, VPB +2.4%, VHM +2.2%, SHB +1.4%,
  • Ngược lại, các cổ phiếu sau đây chìm trong vùng đỏ và giảm giá: CTG -2.6%, SSI -1.5%, FPT -1.3%, TPB -1.1%, HPG -1.1%, GAS -0.9%, VNM -0.8%,…
Rổ VN30 thể hiện phân hoá

Nhóm cổ phiếu bất động sản – xây dựng

  • Đóng phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu bất động sản – xây dựng kéo thị trường đi lên, nhóm cổ phiếu này dẫn đầu về nhóm ngành đóng góp tích cực đến Index khi đem về cho chỉ số hơn 3.4 điểm. HUT là mã tăng mạnh nhất với mức tăng được ghi nhận đến cuối phiên là 6.5%. Theo sau là một số mã như VIC, BCM, CRE, DXS,… cũng có đà tăng tương đối. VIC hôm nay bất ngờ có giá trị giao dịch khủng nhất thị trường, cổ phiếu này ghi nhận tăng 4.1% sau khi đã có lúc chạm trần. Ngược lại, sắc đỏ vẫn hiện diện nhưng ngoài VC7 phiên hôm nay giảm hết biên độ ra thì các cổ phiếu còn lại chỉ xác nhận điều chỉnh nhẹ quanh mức 1%, chẳng hạn như IDJ, NLG, KBC, NVL, CTD,… Trong phiên sáng thì ông lớn NVL đã có lúc xanh nhẹ, nhưng đến chiều nay áp lực bán khiến mã này quay đầu đảo chiều. Khối ngoại phiên hôm nay quan tâm đến các cổ phiếu nhóm này và mua ròng HUT hơn 109 tỷ đồng, DXG hơn 24 tỷ đồng.
  • Về cổ phiếu tăng giá, ghi nhận một số mã tăng sau: HUT +6.5%, VIC +4.1%, BCM +3.4%, 3.4%, CRE +3.0%, DXS +2.7%, CII +2.7%, VRE +2.6%, DIG +2.4%, VHM +2.2%, NBB +1.9%,…
  • Các cổ phiếu sau đây xác nhận giảm: VC7 -9.6% giảm sàn, tiếp đến là IDJ -1.6%, NLG -1.5%, KBC -1.4%, VGC -1.3%, HDC -1.0%, NVL -1.0%, CTD -1.0%,…
Nhóm cổ phiếu bất động sản – xây dựng dẫn dắt thị trường

Nhóm cổ phiếu ngân hàng

  • Ưu thế cũng ngả về phía cổ phiếu tăng giá trong nhóm ngân hàng, phiên hôm nay ghi nhận 2 mã SGB và NVB có đà tăng cực kì ấn tượng. SGB đã duy trì đà tăng mạnh kể từ phiên sáng và đến chiều nay kết giá với mức tăng 12.1%. NVB cũng không thua kém khi đóng phiên đem về cho mình 8.3%. Cổ phiếu tham chiếu cũng chiếm số lượng lớn trong nhóm này, điển hình một số mã như BAB, KLB, MBB, TCB, OCB, SSB, BID, VIB đều đứng giá. Phiên hôm nay, các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng cổ phiếu CTG gần 90 tỷ đồng. Tại hội nghị “Kết nối Ngân hàng-Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” chiều ngày 28/9. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà đã ghi nhận phản ánh của doanh nghiệp về các vấn đề tiếp cận tín dụng như lãi suất, điều kiện tín dụng, trình tự vay vốn, tài sản bảo đảm… của doanh nghiệp. Phó Thống đốc chỉ đạo các ngân hàng tiếp tục rà soát, đơn giản hóa quy trình, thủ tục nội bộ để tạo thuận lợi cho khách hàng tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn; đẩy mạnh hơn nữa việc đơn giản hóa danh mục hồ sơ vay vốn của khách hàng theo hướng tinh gọn, trên cơ sở triển khai các giải pháp tích hợp, đồng bộ chứng từ trong hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó các tổ chức tín dụng cần đẩy mạnh việc chuyên môn hóa chức năng, nhiệm vụ các nhóm công việc, các khâu trong quy trình cho vay, áp dụng công nghệ để tiến tới tự động hóa toàn bộ quy trình vay vốn nhằm đẩy nhanh tốc độ, thời gian xử lý hồ sơ khách hàng. Chủ động xây dựng các chương trình, sản phẩm tín dụng với lãi suất hợp lý, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng, phân khúc khách hàng. Về lãi suất, Phó Thống đốc yêu cầu các ngân hàng tập trung tiết giảm chi phí, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và các giải pháp khác để có điều kiện tiếp tục giảm lãi suất cho vay. Công khai các loại phí đối với khách hàng liên quan đến các hoạt động tín dụng, thanh toán và dịch vụ tiền tệ khác.
  • Sắc xanh lan toả trên các mã sau: SGB +12.1%, NVB +8.3%, EIB +2.9%, VPB +2.4%, SHB +1.4%, VAB +1.4%, ABB +1.2%,…
  • Xác nhận một số mã giảm nhẹ như: CTG -2.6%, TPB -1.1%, VCB -0.6%, STB -0.3%.
Giá nhóm cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu nông nghiệp – thực phẩm

  • Nhóm cổ phiếu nông nghiệp – thực phẩm phiên hôm nay cũng ghi nhận nhiều mã tăng giá tích cực, trong đó ABS đóng phiên khoác lên mình sắc tím và tăng 6.9%. Theo sau là một số mã như TSC, LTG, VOC, PAN,… cũng có đà tăng quanh vùng 1-3%. Sắc đỏ vẫn hiện diện, tuy nhiên đà giảm của các cổ phiếu không đáng kể, các mã chỉ xác nhận điều chỉnh nhẹ. Điển hình: TAR -1.3%, HAG -1.0%, DBC -0.7% và VLC -0.7%. 
  • Ghi nhận các cổ phiếu tăng giá sau đây: ABS +6.9% tăng hết biên độ, tiếp đến là một số mã như TSC +3.3%, LTG +2.4%, VOC +1.9%, PAN +1.2%, HNG +0.8%, VSF +0.3%, BAF +0.2%.
Ưu thế nghiêng về cổ phiếu tăng giá trong nhóm nông nghiệp – thực phẩm

Cổ phiếu ngành điện

  • Bên cạnh các nhóm ngành trên thì sắc xanh cũng lan toả diện rộng trên nhóm cổ phiếu ngành điện, ngoài 2 mã REE và TV2 lần lượt giảm 0.5% và 1.7% ra thì các mã còn lại đều ghi nhận tăng. Dẫn đầu về phe tăng đó là GEG với mức tăng được ghi nhận đến cuối phiên là 6.4%. Theo sau là một số mã như VPD, NT2, PGD,… cũng trụ sắc xanh đến cuối phiên và tăng giá. CTCP Phát triển Điện lực Việt Nam (HOSE: VPD) dự kiến chia cổ tức năm 2022 tỷ lệ 13% bằng tiền (tương đương 1 cổ phiếu được nhận 1,300 đồng), ngày đăng ký cuối cùng là 05/10, ngày dự kiến chi trả cổ tức là 24/10. Với 106.6 triệu cp đang lưu hành, ước tính VPD cần chi gần 138.6 tỷ đồng cho đợt trả cổ tức này. Trong cơ cấu cổ đông của VPD, Tổng Công ty Phát điện 1 đang là cổ đông lớn nhất đồng thời là cổ đông nhà nước duy nhất, sở hữu hơn 39 triệu cp (tương ứng 36.65% vốn), ước tính thu về gần 51 tỷ đồng từ cổ tức VPD.
  • Loạt cổ phiếu sau tăng giá: GEG +6.4%, VPD +2.6%, NT2 +1.7%, PGD +1.3%, QTP +1.3%, POW +0.9%, PCI +0.8%,…
Giá nhóm cổ phiếu điện

Nhóm cổ phiếu chứng khoán

  • Sắc đỏ áp đảo nhóm cổ phiếu chứng khoán, đóng phiên chỉ ghi nhận được một số mã tăng như EVS, SBS, FTS, VFS. Chỉ riêng EVS là có đà tăng trên 3%, còn các mã còn lại cũng chỉ tăng nhẹ quanh mức 1%. Các mã nổi trội như VND, HCM, SSI, VCI,… đều chìm trong vùng đỏ và giảm giá đi xuống. Giảm mạnh nhất đó là APG và PSI, hai cổ phiếu này đóng phiên lần lượt xác nhận giảm 3.4% và 3.0%. Một số mã như VDS, TCI, BVS, BSI,… dừng chân ở mức tham chiếu. CTCP Chứng khoán Bảo Việt (HNX: BVS) vừa thông báo về việc chốt ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền chia cổ tức năm 2022. Ngày đăng ký cuối cùng là 09/10. Thời gian thanh toán dự kiến vào ngày 20/10 với tỷ lệ 10% (tương đương 1,000 đồng/cp), ước tính BVS chi hơn 7.2 tỷ đồng cho đợt trả cổ tức này. Tính đến cuối phiên ngày 29/09, cổ phiếu của BVS có giá là 26,000 đồng/cp. Nửa cuối tháng 9, cổ phiếu này sụt giá đáng kể từ mức đỉnh gần 30,000 đồng/cp về vùng hiện tại. Về hoạt động kinh doanh, sau 6 tháng đầu năm 2023, tổng doanh thu hoạt động của BVS đạt gần hơn 375 tỷ đồng, giảm hơn 23% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 106 tỷ đồng, tăng 66% cùng kỳ năm trước, trong đó lợi nhuận chưa thực hiện đạt 38.2 tỷ đồng.
  • Xác nhận các cổ phiếu sau đây giảm giá: APG -3.4%, PSI 3.0%, CTS -2.0%, VCI -2.0%, SSI -1.5%, AGR -1.4%, ORS -1.3%,…

Kết thúc phiên hôm nay (29/09) khối ngoại bán ròng 406.795 tỷ đồng. Về phía mua, khối ngoại mua nhiều nhất HUT với giá trị mua ròng 109.61 tỷ đồng, và ngược lại CTG bị bán ròng 89.23 tỷ đồng.

 

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button