CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

25/10: Đọc gì trước giờ giao dịch

Tin nhanh mỗi ngày về thị trường chứng khoán trước giờ giao dịch

Đóng phiên hôm qua, ngày 24/10, VN-Index tăng 12.37 điểm, chốt ở mốc 1,105.90 điểm, tương ứng với mức tăng là 1.13%. 

Ảnh:Trading View

Các dữ liệu thị trường đáng chú ý:

2/ Giao dịch khối ngoại :

  • Khối ngoại phiên 24/10 bán ròng tổng lượng là 456.993 tỷ đồng

Top NN mua ròng

Top NN bán ròng

3/ Giao dịch khối tự doanh

  • Khối tự doanh, phiên 24/10 mua ròng với tổng giá trị là 389,12 tỷ đồng

Top tự doanh mua ròng nhiều nhất

Top tự doanh bán ròng nhiều nhất

4/ Các nhóm ngành đang hút dòng tiền mạnh:

  • Biểu đồ diễn biến ngành

  • Biểu đồ diễn biến dòng tiền

  • Dòng tiền đang tập trung mạnh ở nhóm ngành:  Phương tiện truyền thông

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 24/10

  • DOANH NGHIỆP
– ACB có tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận cao nhất trong các ngân hàng đã công bố KQKD quý III
– Lợi nhuận Đạm Cà Mau rơi về đáy 4 năm, thu 400 tỷ lãi tiền gửi trong 9 tháng
– VHM: Vinhomes lãi 32.400 tỷ đồng sau 9 tháng, tăng 68% so với cùng kỳ và vượt kế hoạch năm nhờ bàn giao nhà tại Vinhomes Ocean Park 3
– PC1 mở rộng kinh doanh tại Australia, tập trung mảng sản xuất kết cấu thép và năng lượng
– BID: NHNN chấp thuận cho BIDV tăng vốn lên 57.004 tỷ đồng
– Vincom Retail lãi ròng 1.317 tỷ đồng trong quý III, tăng 66% so với cùng kỳ
– Lizen (LCG) muốn phát triển dự án nhà ở xã hội
–  LPBank (LPB) lãi 9 tháng giảm 24% còn 3.678 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu cao nhất 5 năm
– MSB: Hết 9 tháng MSB đạt 83% kế hoạch lợi nhuận cả năm, mảng dịch vụ tăng trưởng 54%
– Cổ phiếu MWG và cuộc “di cư” mạnh nhất của dòng tiền khối ngoại
– Nam Việt (ANV) công bố kết quả kinh doanh quý 3 với số liệu bất ngờ – lợi nhuận bốc hơi 99%.
– HOM: Thắng nhiều gói thầu với Sở Tài chính Nghệ An, Vicem Hoàng Mai vẫn thua lỗ
– Masan Group rót thêm 5.000 tỷ đồng vào The Sherpa
– Cựu Phó Thủ tướng Đức làm thành viên HĐQT độc lập Vietravel Airlines
– SKG: Báo lãi quý 3 giảm mạnh vì du khách đánh giá du lịch Phú Quốc đắt đỏ
– VGT: Dệt may chưa hết khó, Vinatex dự kiến giảm 39% kế hoạch lợi nhuận năm
– PVI: Bảo hiểm PVI vượt 113% chỉ tiêu lợi nhuận năm chỉ sau 9 tháng
– Lợi nhuận Vinasun thấp nhất 6 quý
– MSB hoàn thành 83% kế hoạch năm trong 9 tháng
– Quý 3, Chứng khoán PSI nắm giữ hàng chục tỷ đồng trái phiếu Fecon, Hải Phát
– VIC: Doanh thu gần 2 tỷ USD, Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 1.556 tỷ đồng, thực hiện 78% kế hoạch cả năm.
– Thu gần 90.000 tỷ đồng từ bất động sản, Vingroup vẫn còn nhiều dự án tiềm năng
– VIC: VinFast đã bàn giao 10.027 ô tô điện trong quý, nâng tổng số xe ô tô điện bàn giao trong 9 tháng đầu năm 2023 lên 21.342 xe. VinFast có 126 showroom, trong đó 91 tại Việt Nam và 25 tại thị trường quốc tế.
  • MUA BÁN/ PHÁT HÀNH
– Nhóm quỹ Dragon Capital mua thêm 3,5 triệu cổ phiếu STB nâng tỷ lệ sở hữu tại Sacombank lên hơn 5,1%, quay trở lại ghế cổ đông lớn.
– Cổ phiếu thoát khỏi diện kiểm soát, công ty liên quan Madame Đặng Thị Hoàng Yến muốn bán 32 triệu cổ phiếu ITA. ITA ghi nhận diễn biến tiêu cực khi giảm 12% thị giá chỉ trong 6 phiên giao dịch.
– Giá giảm hơn 15%, vợ chồng Tổng giám đốc CII đã bán thành công hơn 10 triệu cổ phiếu
– Một tổ chức bị xử phạt gần 1 tỷ đồng và đình chỉ giao dịch 3 tháng vì “bán chui” hàng triệu cổ phiếu Yến sào Khánh Hòa (SKV)
– SSB: SeABank phát hành 42 triệu cổ phiếu ESOP năm 2023, gia tăng lợi ích cho người lao động
– HUT: Tasco được chấp thuận niêm yết bổ sung 544 triệu cổ phiếu
  • CỔ TỨC
– Hoá chất Đức Giang (DGC) chốt lịch trả cổ tức tỷ lệ 30%, gia đình Chủ tịch Đào Hữu Huyền sẽ nhận về trên 464 tỷ
– Thị trường xây dựng kém thuận lợi, FECON (FCN) kéo dài lịch trả cổ tức năm 2022
  • CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
– Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua phiên giao dịch ngược dòng tăng điểm thành công. Dù rung lắc xảy ra hầu hết thời gian giao dịch nhưng lực cầu bắt đáy xuất hiện vào cuối phiên giúp chỉ số bật tăng khá tốt.
– Nhóm chứng khoán, ngân hàng là động lực tăng giá chính trong phiên. Một số mid – largecap nhóm bất động sản – xây dựng cũng tăng tích cực.
– Đóng cửa phiên 24/10, VN-Index tăng 12,37 điểm (+1,13%) lên 1.105,9 điểm. Thanh khoản trên HoSE tiếp tục hụt hơi so với phiên trước đó, giá trị khớp lệnh đạt vỏn vẹn 9.074 tỷ đồng, mức thấp nhất trong vòng hơn 5 tháng.
– Phiên 24/10: Khối ngoại đảo chiều bán ròng gần 500 tỷ đồng, đứt chuỗi 5 phiên mua ròng liên tiếp
– MWG của Thế giới di động chịu áp lực bán mạnh nhất của khối ngoại với giá trị lên tới 135 tỷ đồng
  • CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH
– Tỷ lệ kiểm thử của các công ty chứng khoán và hệ thống KRX ở mức 78%. Mirae Asset dự báo tiến độ vận hành KRX nhiều khả năng nghiệm thu thành công vào tháng 12/2023, là tiền đề cho các mục tiêu phát triển tiếp theo.
– Đến chiều 24/10, đã có 11 ngân hàng công bố KQKD quý 3: Lợi nhuận ACB vượt xa VPBank, Techcombank tạm dẫn đầu
– Cập nhật KQKD quý III: Nhiều công ty tăng trưởng lợi nhuận hai tới ba chữ số, loạt đơn vị lỗ trăm tỷ
– Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán không thay đổi đáng kể sau quý III với giá trị hơn 7 tỷ USD. Tuy nhiên, cơ cấu danh mục đầu tư của từng công ty cũng đã có sự dịch chuyển giữa các phân lớp tài sản đầu tư.
– 3 doanh nghiệp “họ” Vingroup (VIC) báo lãi tăng mạnh
– Fubon ETF liên tục hút tiền mới, giải ngân hơn trăm tỷ mua cổ phiếu Việt Nam trong phiên đầu tuần
– Khối ngoại bán ròng hơn 15.000 tỷ đồng sau 7 tháng. Quan sát giao dịch cho thấy nhà đầu tư ngoại đã bán ròng liên tiếp 7 tháng qua với giá trị hơn 15.200 tỷ đồng (tính đến ngày 23/10). Trước đó, chứng khoán Việt Nam chứng kiến đợt giải ngân mạnh nhất trong lịch sử với hơn 37.000 tỷ đồng trong hai tháng cuối năm 2022 và quý đầu năm 2023. Điểm sáng của thị trường năm qua là dòng vốn từ Đài Loan, đại diện là Fubon FTSE Vietnam ETF.
– Tuy nhiên, về tổng quan, Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi pha rút ròng. Thị trường đã chứng kiến lực bán áp đảo từ khối ngoại trong 33/46 tháng. Động thái rút ròng theo chuỗi nhiều tháng không còn lạ lẫm 4 năm trở lại đây.
– Nợ công trong mức trần cho phép nhưng tỷ lệ vay để trả nợ gốc có xu hướng tăng
– Lãi suất qua đêm liên ngân hàng tăng gấp 9 lần sau 1 tháng NHNN phát hành tín phiếu
– Tín phiếu trúng thầu liên tục ở mức thấp, NHNN bơm trả hệ thống ngân hàng hơn 42.000 tỷ
– 22 ngân hàng hạ lãi suất tiết kiệm, chỉ còn 3 ngân hàng giữ mốc 6% kỳ hạn 6 tháng, 9 tháng
– Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nêu thực trạng trong 10 năm qua vẫn chưa giải quyết được ngân hàng 0 đồng nào, thậm chí đã có chủ trương cơ cấu lại các ngân hàng 0 đồng nhưng đến giờ cũng chưa xử lý dứt điểm.
– Thủ tướng yêu cầu Bộ TNMT ban hành Nghị định 44 sửa đổi các phương pháp định giá đất trong tháng 10/2023
  •  VIỆT NAM
– Xuất khẩu rau quả đạt kỷ lục, mang về gần 5 tỉ USD, tăng 78,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, chủ yếu do tăng mạnh xuất khẩu quả sầu riêng.
– Kiên quyết thay thế nhà thầu yếu kém tại dự án sân bay Long Thành
– 12 dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2 hiện đang chậm tiến độ vì thiếu vật liệu cát và đất đắp đường.
– Tập đoàn Trung Quốc rót 1,5 tỷ USD cho dự án tế bào công nghệ quang điện tại Quảng Ninh
– “Điểm đảo chiều” thị trường BĐS còn xa vời, giá chung cư vẫn không quay đầu: Có dự án lên tới 200 triệu đồng/m2
– Xuất khẩu thủy sản sang Canada lần đầu tăng trưởng dương kể từ tháng 10/2022
  •  THẾ GIỚI
– Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến tích cực với đa phần thị trường tăng
– Tại Châu Âu, các thị trường lớn đang giao dịch tăng sau chuỗi phiên giảm điểm tuần trước
– Dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho thấy đồng yen mất giá sẽ khiến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa tính theo USD năm 2023 của Nhật Bản sụt giảm, qua đó quốc gia châu Á phải nhường vị trí nền kinh tế thứ 3 thế giới cho Đức.
– Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch 23/10 khi có thời điểm lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ thiết lập đỉnh mới sau 16 năm, Nasdaq Composite dứt chuỗi giảm 4 phiên, cổ phiếu VinFast xuống dưới 5 USD/cp
– Xung đột Israel – Hamas đã bước sang tuần thứ 3 với số người thiệt mạng gần chạm mốc 6.000. Nỗ lực ngoại giao giải quyết xung đột cùng cuộc cạnh tranh ảnh hưởng vẫn đang tiếp diễn, kết quả cạnh tranh có thể ảnh hưởng đến cán cân quyền lực tại Trung Đông cũng như trên toàn cầu.
  •  VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA
– Bitcoin tăng hơn 4.000 USD sau một đêm vượt mốc 34.500 USD, lên mức cao nhất trong gần 18 tháng, tức tháng 5/2022
– Đây cũng là mức cao nhất kể từ cú sập LUNA/UST khi kỳ vọng về khả năng Bitcoin ETF spot được thông qua ngày càng tăng cao.
– Giá Bitcoin tăng điên cuồng, “cá mập” MicroStrategy về bờ sau hơn 3 năm gồng lỗ, tạm lãi 400 triệu USD.
– Ark Invest tranh thủ “chốt lời” cổ phiếu khi BTC tăng mạnh
– Coinbase phủ nhận tin đồn giới hạn rút tiền đối với Bitcoin
– Giá dầu giảm hơn 2% vào thứ Hai khi các nỗ lực ngoại giao ở Trung Đông được tăng cường nhằm nỗ lực ngăn chặn xung đột giữa Israel và Hamas, làm giảm bớt lo ngại của nhà đầu tư về khả năng gián đoạn nguồn cung. Đây là phiên giá dầu giảm mạnh nhất kể từ đầu tháng 10.
– Nỗ lực quay lại mốc 2.000 USD của vàng thế giới đang trở nên xa hơn khi tiếp tục bị kéo xuống vùng 1.950 USD vào cuối giờ chiều nay
– Giá vàng đuối sức, “cá mập” SPDR Gold Trust bán ròng trở lại
– Giá cao su thế giới tăng vọt trước lo ngại nguồn cung ở Thái Lan giảm
– Đồng thấp nhất 11 tháng
– Giá quặng sắt giao sau tại Đại Liên giảm vào thứ Hai do lo ngại dai dẳng về cuộc khủng hoảng lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc và dấu hiệu nhu cầu suy yếu từ các nhà máy thép Trung Quốc.
– Ấn Độ có khả năng giảm giá sàn xuất khẩu của gạo basmati​
– Ukraine xuất khẩu 700.000 tấn ngũ cốc qua hành lang mới ở Biển Đen
Vàng SJC 70,6 tr/lượng
USD 24,730 đồng
Bảng Anh 30,579 đồng
EUR 26,894 đồng

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button