CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

27/10: Đọc gì trước giờ giao dịch

Đóng phiên hôm qua, ngày 26/10, VN-Index giảm 46.21 điểm, chốt ở mốc 1,055.45 điểm, tương ứng với mức giảm là 4.19%. 

Ảnh:Trading View

Các dữ liệu thị trường đáng chú ý:

2/ Giao dịch khối ngoại :

  • Khối ngoại phiên 26/10 bán ròng tổng lượng là 47.047 tỷ đồng

Top NN mua ròng

Top NN bán ròng

3/ Giao dịch khối tự doanh

  • Khối tự doanh, phiên 26/10 bán ròng với tổng giá trị là 86.82 tỷ đồng

Top tự doanh mua ròng nhiều nhất

Top tự doanh bán ròng nhiều nhất

4/ Các nhóm ngành đang hút dòng tiền mạnh:

  • Biểu đồ diễn biến ngành

  • Biểu đồ diễn biến dòng tiền

  • Dòng tiền đang tập trung mạnh ở nhóm ngành:  Phương tiện truyền thông, Ô tô & linh kiện phụ tùng,…

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 26/10

  •  DOANH NGHIỆP
 – Lizen (LCG) trúng gói thầu nghìn tỷ tuyến đường Vành đai 4
 – VTP: Viettel Post nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HOSE
 – VIB: Tăng vọt 240% chi phí dự phòng 9 tháng, nợ xấu vẫn ở mức cao
 – Bloomberg: Vingroup muốn huy động 300 triệu USD trái phiếu, có thể hoán đổi thành cổ phiếu VHM, lãi suất 9,5 – 10%/năm
 – Cổ phiếu VIC, VHM, VRE giảm kịch sàn
 – “Leader” YEG tăng trần ngày sàn HOSE đỏ lửa
 – Viglacera: Lợi nhuận quý III/2023 tăng 83% so với cùng kỳ
 – VGC: Lũy kế 9 tháng, Viglacera đã thực hiện được 65% kế hoạch doanh thu và vượt 31% chỉ tiêu lợi nhuận năm 2023.
 – VIB ước lãi 8.300 tỷ trong 9 tháng, chi phí dự phòng gấp 3,4 lần cùng kỳ
 – VNDirect: Khối phân tích không nhận định, bình luận về trái phiếu Vingroup
 – Thực phẩm Sao Ta (FMC) điều chỉnh giảm 25% kế hoạch lợi nhuận năm
 – Áp lực lãi vay từ thương vụ M&A, lợi nhuận Viconship giảm 59% trong quý III
 – HVN: Vietnam Airlines mở thêm đường bay mới đến Thái Lan
 – BCM: Becamex IDC rót hàng trăm tỷ vào loạt đơn vị dù kinh doanh đang gặp khó
 – LHG: Doanh thu, lợi nhuận quý III cùng giảm hơn 60%
 – Vingroup phân trần việc nhà đầu tư bán ra cổ phiếu Vinhomes
 – M10: Ngược ‘sóng’ suy giảm, May 10 báo lãi cao thứ hai trong lịch sử hoạt động
 – Đường Quảng Ngãi vượt 52% kế hoạch lợi nhuận năm, tiền mặt chiếm một nửa tài sản
 – Đạm Hà Bắc ghi nhận lỗ ròng 309 tỷ quý III và là quý thứ 3 liên tiếp doanh nghiệp thua lỗ.
 – Hoạt động kinh doanh BVBank tích cực hơn trong quý 3, cho vay khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng 67%
 – NBB: Doanh thu bất động sản ‘sụp đổ’, quý III chỉ lãi 160 triệu đồng
 – VietCredit, một trong hai doanh nghiệp tài chính niêm yết, vừa báo lỗ 62 tỷ đồng, với tỷ lệ nợ xấu lên hơn 20% trong quý III.
 – Nhà Từ Liêm (NTL) thực hiện 1,6% kế hoạch lợi nhuận sau 9 tháng, cổ phiếu rơi nhanh
 – HBC: Tập đoàn Hòa Bình nhận chuyển nhượng lại 100% vốn góp Matec
 – ITA: Chưa thu hồi được hơn 1.200 tỷ đồng từ việc rút khỏi dự án nhiệt điện Kiên Lương 1
 – Đô Thị Kinh Bắc (KBC) muốn vay công ty con 5.500 tỷ đồng
 – TVN – doanh nghiệp thép thứ 7 báo lỗ quý 3/2023
  • MUA BÁN/ PHÁT HÀNH
 – Chủ tịch hãng Sơn Mykolor, SPEC sang tay hết 4,3 triệu cổ phiếu VNE
 – DXG: Đất Xanh phát hành thêm 9 triệu cổ phiếu ESOP
 – PAN Farm huy động thành công thêm 200 tỷ đồng trái phiếu, lãi suất 10,4%/năm
 – VIC: Vingroup dự kiến phát hành gần 10 triệu cổ phiếu ESOP trong quý 4/2023
  • CỔ TỨC
 – Lịch chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền của 7 doanh nghiệp đầu tháng 11
 – TIP: Lãi đậm quý 3, doanh nghiệp bất động sản KCN phía Nam chốt lịch trả cổ tức năm 2023 bằng tiền tỷ lệ 12%
  • CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
– Chứng khoán Việt Nam vừa trải qua phiên giao dịch “đáng quên” khi áp lực bán trên diện rộng xuất hiện ngay từ phút mở cửa. VN-Index nhanh chóng mất điểm, có thời điểm thủng mốc 1.050 điểm trước khi hồi phục đôi chút vào cuối phiên.
– Đóng cửa phiên 26/10, VN-Index giảm 46,21 điểm (-4,19%) xuống 1.055,45 điểm. Thanh khoản trên HoSE tăng mạnh với giá trị khớp lệnh đạt gần 22.200 tỷ đồng.
– Toàn thị trường ghi nhận 931 cổ phiếu giảm, trong đó có 172 mã giảm sàn
– Trên HOSE, khối ngoại bán ròng với giá trị xấp xỉ 100 tỷ đồng
– Chiều bán, cổ phiếu VHM của Vinhomes chịu áp lực bán mạnh nhất của khối ngoại với giá trị lên tới 237 tỷ đồng; theo sau SSI, VIC, CCQ FUEVFVND cũng bị bán ròng trên trăm tỷ đồng mỗi mã; MSN cũng bị bán ròng 59 tỷ đồng.
– Chiều ngược lại, cổ phiếu DGC, STB được mua ròng mạnh nhất lần lượt 133 và 104 tỷ đồng
– Tự doanh CTCK trở lại mua ròng trong ngày thị trường giảm sâu, mua mạnh tại chứng chỉ quỹ
  • CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH
 – Quý 3: Nhóm chứng khoán có nhiều công ty báo lãi đột biến so với cùng kỳ nhờ thanh khoản thị trường sôi động trong quý III và mặt bằng lãi suất thấp đã hỗ trợ kênh này.
 – Reuters: “Tuần qua các chuyên gia FTSE đã làm việc tại Việt Nam, khả năng được nâng cấp vào tháng 9/2025”
 – Bộ Tài chính thông tin, kể từ quý II/2023, tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp có dấu hiệu cải thiện khi khối lượng phát hành tăng.
 – Lãi suất qua đêm lên cao nhất trong hơn 4 tháng, NHNN tăng tốc hút tiền
 – Tổng cộng kể từ ngày 21/9 cho tới 24/10, NHNN đã hút về hơn 263.000 tỷ đồng, trong khi đó có gần 30.000 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn. Tổng lượng tiền hút ròng là 233.000 tỷ đồng.
 – Tỷ giá USD/VND đang tiến đến mức đỉnh ghi nhận vào cuối năm ngoái. Tuy nhiên, trạng thái ngoại tệ trên hệ thống không quá bất lợi và tỷ giá bán trên Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang được niêm yết ở 25.244 VND – cho thấy NHNN sẽ chưa tìm đến kênh dự trữ ngoại hối để ổn định thị trường.
 – Kiểm toán Nhà nước đề nghị NHNN đẩy nhanh tiến độ chuyển giao bắt buộc ngân hàng yếu kém
  •  VIỆT NAM
 – Thiết lập được 35 tuyến tàu container quốc tế vào Cái Mép-Thị Vải hàng tuần
 – Thủ tướng duyệt chủ trương đầu tư đường dây 500 kV Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I – Thanh Hoá hơn 3.000 tỷ đồng giải cứu thiếu điện miền Bắc
 – Lo thiếu điện, Bộ Công Thương tính đẩy nhanh việc mua điện từ Lào
 – Nghệ An: Đặt mục tiêu đến năm 2030 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp
 – Đề xuất kéo dài thời gian giải ngân dự án sân bay Long Thành đến hết năm 2024
 – Giá heo hơi được cho là đã tạo đáy quanh mốc 47.000 đồng/kg – mức giá mà cả hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và nhiều doanh nghiệp nuôi khép kín chịu thua lỗ. Thị trường kỳ vọng sẽ phục hồi vào cuối năm nay và đầu năm sau nhờ nhu cầu mua sắm cho dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán tăng.
  •  THẾ GIỚI
 – Thị trường châu Á chứng kiến ​​một đợt bán tháo trên diện rộng, trong đó các chỉ số chuẩn của Nhật Bản và Hàn Quốc dẫn đầu mức giảm trong khu vực, trong khi cổ phiếu Australia đóng cửa ở mức thấp chưa từng thấy trong hơn một năm.
 – Điều này xảy ra khi cổ phiếu của nhà cung cấp chip Hàn Quốc SK Hynix giảm sau khi công bố khoản lỗ ròng 2,18 nghìn tỷ won (1,61 tỷ USD) trong quý 3, trái ngược với mức lãi ròng 1,11 nghìn tỷ won cùng kỳ năm trước.
 – Trung Quốc đi ngược TTCK toàn cầu khi các chỉ số lớn đều tăng trên 0,2%. Hang Seng giảm nhẹ 0,23%
 – Tại Châu Âu, các thị trường lớn giao dịch đỏ lửa, giảm quanh 1%
 – Gaza cần hàng tỷ USD viện trợ nước ngoài để vực dậy nền kinh tế
 – Nhật Bản cân nhắc chi 33 tỷ USD giảm thiểu tác động từ lạm phát
 – Các chuyên gia cho rằng 1.000 tỷ nhân dân tệ không phải số tiền có thể tạo ra tác động lớn tới nền kinh tế Trung Quốc. Dù vậy, kế hoạch phát hành trái phiếu mới được công bố vẫn thể hiện rõ ràng ý định kích thích tăng trưởng của chính phủ.
 – Mỹ: Lãi suất cho vay thế chấp tăng lên mức cao nhất 23 năm
 – Chứng khoán Mỹ ‘đỏ lửa’ vì cổ phiếu Alphabet, khi kết quả kinh doanh mảng điện toán đám mây thấp hơn kỳ vọng của giới chuyên gia, bất chấp doanh thu và lợi nhuận tốt trong quý gần nhất. Giá cổ phiếu hạng A của doanh nghiệp này cũng ghi nhận phiên giảm mạnh nhất kể từ tháng 5/2020.
 – Trái ngược với Alphabet, Meta báo cáo KQKD vượt kỳ vọng, giúp cổ phiếu tăng gần 150% từ đầu năm
 – Bộ Thương mại Mỹ sẽ công bố ước tính sơ bộ về GDP quý III tối nay, các nhà dự báo ước tính rằng kinh tế Mỹ đã tăng trưởng mạnh mẽ trong quý III/2023 khi người tiêu dùng tăng cường chi tiêu và rũ bỏ nỗi lo về suy thoái. Từ đó ước tính GDP sẽ đạt 4,7% – gấp đôi mức tăng 2,1% của quý II.
 – Hôm nay, 26/10, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) được dự đoán sẽ tạm dừng chuỗi tăng lãi suất mạnh mẽ nhất trong lịch sử khi các nhà hoạch định chính sách gặp nhau ở Athens. Tuy nhiên, trước tình trạng lạm phát của khu- vực đồng Euro tăng hơn gấp đôi mục tiêu và xung đột Israel-Hamas đẩy giá năng lượng lên cao, cộng với sự biến động gần đây của thị trường trái phiếu, nhiều khả năng ban lãnh đạo ECB sẽ quyết định kéo dài chuỗi ngày duy trì ở mức cao thêm một thời gian nữa.
  • VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA
 – Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng lên 34.600 USD thì sang phiên hôm nay đã chững lại và đi ngang quanh ngưỡng này cho đến cuối ngày.
 – Bitcoin đang trên đà tăng cao hơn sau khi đạt mức 35.000 USD lần đầu tiên kể từ tháng 5/2022. Bitcoin tăng tới 20% chỉ trong 5 ngày qua.
 – FTX: Sam Bankman-Fried sẽ lên làm chứng tại phiên tòa xét xử chính mình
 – Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 1,01 USD (-1,18%), xuống 84,38 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,86 USD (-0,95%), xuống 89,27 USD/thùng.
 – Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) cho biết, tồn kho dầu thô của Mỹ đã tăng 1,4 triệu thùng trong tuần gần nhất lên 421,1 triệu thùng.
 – Đồng ruble của Nga chạm mức cao nhất trong hơn 6 tuần phiên 25/10, vượt mức 93 ruble đổi 1 USD, khi các nhà xuất khẩu tăng cường bán ngoại tệ và thị trường nhận định lãi suất sẽ tăng trong tuần này.
 – Đồng yên xuống đáy 1 năm, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật lên tiếng
 – Tỷ giá đồng yên sáng nay (26/10) lại giảm dưới mốc nhạy cảm 150 yên đổi 1 USD, một lần nữa làm đẩy cao khả năng Chính phủ Nhật Bản can thiệp vào thị trường tiền tệ, đồng thời gia tăng sức ép đòi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) dịch chuyển khỏi chính sách tiền tệ siêu lỏng lẻo.
 – Cách đây 1 năm, Yên nhật chạm mốc 150 Yên/1USD, Bộ Tài chính Nhật đã can thiệp vào thị trường ngoại hối để bảo vệ tỷ giá đồng nội tệ.
 – Giá vàng thế giới phục hồi mạnh mẽ, sắp trở lại mốc 2.000 USD/ounce
 – Indonesia đặt mục tiêu tự chủ gạo vào năm 2024
 – Giá đường thô đạt mức cao nhất mới trong 12 năm, với hợp đồng kỳ hạn tháng 3 kết thúc phiên tăng 0,4% ở mức 27,63 cent/lb, sau khi đạt mức cao nhất trong 12 năm là 28,00 US cent.
 – Sản lượng đường của Brazil tăng vào đầu tháng 10, nhưng các nhà máy đã cắt giảm tỷ lệ đường hỗn hợp từ 51% vào cuối tháng 9 xuống còn 48%.
 – Giá quặng sắt kỳ hạn tại Đại Liên đạt mức cao nhất trong 5 tuần vào thứ Tư và giá quặng sắt kỳ hạn tham chiếu trên sàn Singapore tăng ngày thứ ba liên tiếp, nhờ các biện pháp bổ sung của Trung Quốc nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Vàng SJC 70,75 tr/lượng
USD 24,760 đồng
Bảng Anh 30,177 đồng
EUR 26,646 đồng

 

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button