CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
15/01: Đọc gì trước giờ giao dịch
Đóng phiên tuần vừa rồi, ngày 12/01, VN-Index giảm 7.52 điểm, chốt ở mốc 1,154.70 điểm, tương ứng với mức giảm là 0.65%.
Các dữ liệu thị trường đáng chú ý:
2/ Giao dịch khối ngoại :
- Kết thúc phiên hôm nay (12/01) khối ngoại mua ròng 88.16 tỷ đồng trên tổng 3 sàn.
Top khối ngoại mua ròng
Top khối ngoại bán ròng
3/ Giao dịch khối tự doanh
- Khối tự doanh, phiên 12/01 bán ròng với tổng giá trị là 482.63 tỷ đồng
Top tự doanh mua ròng nhiều nhất
Top tự doanh bán ròng nhiều nhất
Các nhóm ngành đang hút dòng tiền mạnh:
- Biểu đồ diễn biến ngành
- Biểu đồ diễn biến dòng tiền
- Dòng tiền đang tập trung mạnh ở nhóm ngành: Ngân hàng, Ô tô & linh kiện phụ tùng, Bảo hiểm,…
TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 13/01
- DOANH NGHIỆP
– Hoa Sen có kế hoạch IPO công ty con mảng nhựa giai đoạn 2024 – 2026
– CTG: Tổng tài sản cuối năm 2023 của ngân hàng Vietinbank đạt hơn 2 triệu tỷ đồng, dư nợ tín dụng tăng trưởng gần 16%
– VGC: Viglacera bị xử lý về thuế hơn 11 tỷ đồng do vi phạm từ 2018 đến 2022
– Chứng khoán MBS bắt trúng đáy cổ phiếu ngân hàng ACB, CTG, VIB
– Đạm Cà Mau: Ông Trần Ngọc Nguyên tái đắc cử chức Chủ tịch, có thêm thành viên HĐQT
– RYG: Nợ phình to, Royal Invest JSC sắp chào sàn HoSE với giá 15.000 đồng/cổ phiếu
– HNR: Chủ thương hiệu Vodka Hà Nội báo lỗ quý thứ 27 liên tiếp, lỗ luỹ kế gần 460 tỷ đồng
– Giao thông Đèo Cả (HHV) đặt mục tiêu lãi ròng năm 2024 tăng 16%
– Thép Vicasa (VCA) lợi nhuận quý 4 sụt giảm 46% so với cùng kỳ
- MUA BÁN/ PHÁT HÀNH
– CII: Thành viên HĐQT CII muốn thoái sạch 800k cổ phiếu trước thềm đại hội đồng cổ đông
– Dragon Capital liên tiếp thoái bớt vốn tại Nhà Khang Điền và Hà Đô
– SZC: Sonadezi Châu Đức mua lại 100 tỷ đồng trái phiếu trước thềm chào bán 60 triệu cổ phiếu
- CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
– Trong tuần 8 – 12/1 dòng tiền đã bắt đầu có sự tập trung vào nhóm cổ phiếu ngân hàng, tạo nên nhịp tăng của toàn ngành trong tuần. Tuy nhiên sự tập trung của dòng tiền vào nhóm ngành này cũng đã khiến các trụ khác giảm điểm, kiềm lại đà tăng của VN-Index. Kết thúc tuần chỉ số chỉ tăng nhẹ 0,02 điểm và chốt tuần tại 1.152,7.
– Giá trị giao dịch bình quân phiên trên toàn thị trường đạt 22.207 tỷ đồng, tăng 9% so với tuần trước và 16,5% so với trung bình 5 tuần gần đây. Xét theo khung thời gian tuần, thanh khoản tăng ở các ngành ngân hàng, bất động sản, chứng khoán, thép, xây dựng, thực phẩm, dầu khí. Trong đó, chỉ số giá ngành ngân hàng tăng mạnh nhất trong tuần qua với tỷ lệ 3,28%.
– Thanh khoản đột biến trong nhóm bluechip, ngân hàng với khối lượng giao dịch của VN30 tăng 41,45% so với tuần trước.
– Trong tuần giao dịch thứ hai của năm 2024, nhà đầu tư nước ngoài duy trì trạng thái bán ròng với quy mô gần 810 tỷ đồng trên toàn thị trường. Trong đó, họ rút ròng 609 tỷ đồng trên HOSE.
– Nhà đầu tư nước ngoài “giải ngân” mạnh tay vào nhóm Ngân hàng, VCB dẫn đầu đà mua ròng với 337 tỷ đồng, theo sau là STB (190,9 tỷ đồng), VPB (132,9 tỷ đồng), OCB (131,7 tỷ đồng), CTG (99,1 tỷ đồng).
CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH
– Pyn Elite Fund dự kiến nắm 12% vốn Chứng khoán DNSE
– Hodeco và Sao Thái Dương bị xử phạt vì thông tin sai lệch và không công bố nhiều báo cáo
– ‘Chấm điểm’ cổ phiếu dầu khí: Lợi nhuận GAS và BSR giảm, PLX cùng PVD tăng
– Tín dụng cho vay chủ đầu tư bất động sản tính đến cuối tháng 11/2023 đạt hơn 1 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 25% so với đầu năm.
– Agribank tăng vốn điều lệ lên gần 41.000 tỷ đồng, xếp thứ 6 toàn ngành
– Sắp bán lẻ trái phiếu Chính phủ qua ngân hàng thương mại
– Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 22/2023/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 giảm hệ số rủi ro của các khoản cho vay đối với các dự án bất động sản khu công nghiệp từ 200% xuống 160%, nhưng các dự án bất động sản khác vẫn bị áp hệ số rủi ro là 200% như quy định cũ.
– Chỉ mới giải ngân gần 180 tỷ đồng trong gói tín dụng 120 ngàn tỷ đồng dành cho nhà ở xã hội
- VIỆT NAM
– Năm 2023, ngành gạo về đích xuất khẩu với 8,1 triệu tấn và 4,7 tỷ USD, mức kỷ lục cả về lượng và kim ngạch sau 34 năm tham gia vào thị trường toàn cầu.
– Bộ Giao thông Vận tải đã phê duyệt kế hoạch bảo trì công trình hàng hải năm 2024 với tổng ngân sách khoảng hơn 1.800 tỷ đồng nhằm đón trọng tải tàu biển cỡ lớn.
– Công ty Hải Hà Petro – một trong những đầu mối kinh doanh xăng dầu – bị Bộ Công Thương thu hồi giấy phép do lạm dụng Quỹ bình ổn giá, nợ thuế.
– Hơn 2.500 ha đất từ 8 dự án đang chờ gia nhập thị trường BĐS công nghiệp Hà Nội
– Sau 1 thập kỷ không có khu công nghiệp mới, TP HCM sắp đón hai dự án gần 700 ha
– Kết thúc năm 2023, TP HCM dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI với 5,85 tỷ USD. Bắc Giang và Thái Bình đã vượt qua những tỉnh mạnh về công nghiệp để tiến vào top 5. Nghệ An có lần đầu tiên hút vốn ngoại đạt tỷ USD trong một năm.
– Địa phương có nhiều thế mạnh ở Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ trình đề án thành lập thành phố mới trong năm nay; Hơn 1 triệu tỷ đồng được “bơm” vào thị trường Bất động sản; Hé lộ vị trí xây sân bay Thái Bình sau năm 2030; thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, hé lộ thời điểm bật tăng giao dịch… là những thông tin nóng trong tuần qua.
– 6 tháng năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ trình Chính phủ 5 quy hoạch vùng
- THẾ GIỚI
– Microsoft chính thức vượt Apple thành công ty giá trị nhất thế giới trong phiên cuối tuần với vốn hóa đạt 2.890 tỷ USD
– Chứng khoán Mỹ giao dịch tích cực khi Nasdaq tăng tới 3,09%, S&P 500 tăng 1,84% và Dow Jones có thêm 0,3%.
– Bên cạnh đó, một số ngân hàng lớn cũng tiến hành công bố báo cáo tài chính giai đoạn ba tháng cuối năm 2023: Citigroup ghi nhận khoản lỗ 1,8 tỷ USD, trong khi đó, Bank of America ghi nhận sự giảm lợi nhuận đáng kể lên đến 50%. JPMorgan Chase cho biết lợi nhuận của họ trong quý IV/2023 thấp hơn 15% so với cùng kỳ năm ngoái trong khi Wells Fargo ghi nhận kết quả tích cực hơn. Tuy nhiên, giá cổ phiếu của WF vẫn giảm tới 3,3%.
– Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến trái chiều với đa phần thị trường giảm, TT Trung Quốc tiếp tục ghi nhận tuần giảm mạnh
– Nhật Bản: Đình chỉ hoạt động Công ty chứng khoán SBI do thao túng giá cổ phiếu
– Cổ phiếu Trung Quốc đã hứng chịu dòng vốn chảy ra 3,4 tỷ USD từ danh mục của nhà đầu tư nước ngoài trong tháng cuối năm 2023, trong khi trái phiếu Trung Quốc chỉ có dòng vốn chảy vào nhẹ, khoảng 189 triệu USD ở cùng thời điểm.
– Chứng khoán Châu Âu có tuần giao dịch trái chiều
– Ngành ngân hàng Trung Quốc công bố số liệu kỷ lục của năm 2023, lượng vốn vay mới đã xác lập mức cao kỷ lục mới 22.750 tỷ USD, gần bằng GDP của Anh và tăng 6,8% so với mức 21.310 tỷ nhân dân tệ trong năm 2022, mức cao kỷ lục trước đó.
– Kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Nga đạt hơn 240 tỷ USD
– Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde cảnh báo về kịch bản cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tái đắc cử vào năm 2024, coi điều này sẽ là “mối đe dọa” đối với châu Âu.
– Trung Quốc: Nhập khẩu chip vượt dầu thô trong năm 2023
– Các ngân hàng lớn ở Mỹ vẫn khép lại năm 2023 với nhiều dấu hiệu tích cực, dù ghi nhận lợi nhuận giảm trong quý 4/2023.
– Mỹ thúc đẩy tiến trình tịch thu tài sản Nga bị đóng băng để chuyển cho Ukraine
– Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo năm 2024 là năm thứ ba liên tiếp tăng trưởng toàn cầu chậm lại, từ mức 2,6% trong năm 2023 xuống còn 2,4%.
– Lạm phát vượt 200%, Argentia tiếp tục chìm trong khủng hoảng
- VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA
– GameStop “khai tử” nền tảng NFT marketplace, hành trình crypto chấm dứt từ đây
– Vanguard ngừng hỗ trợ giao dịch ETF Bitcoin futures
– Tính tới ngày 13/01, đồng tiền ảo lớn nhất thế giới dao động quanh 42,600 USD, giảm 3% so với tuần trước. Sau thông tin phê duyệt quỹ ETF, giá Bitcoin có lúc thăng hoa lên 49,000 USD nhưng nhanh chóng hạ nhiệt sau đó.
– Trong khi đó, Ethereum lại ghi nhận tuần tăng mạnh, với mức tăng 13%.
– Nga khoan dầu kỷ lục trong hai năm liên tiếp
– Chốt phiên 12/1, dầu Brent tăng 0,88 USD hay 1,1% lên 78,29 USD/thùng. Trong phiên có lúc giá tăng hơn 3 USD lên hơn 80 USD/thùng, cao nhất trong năm nay. Dầu WTI tăng 0,66 USD hay 0,9% lên 72,68 USD/thùng, giảm bớt mức tăng sau khi chạm mức cao nhất năm 2024 tại 75,25 USD/thùng.
– Trong tuần này, dầu Brent giảm 0,5% và WTI giảm 1,4%. Trước đó trong tuần, nhà xuất khẩu hàng đầu Saudi Arabia cắt giảm mạnh giá và dự trữ dầu thô của Mỹ bất ngờ tăng gây lo lắng về nguồn cung.
– Giá vàng thế giới tăng mạnh sau báo cáo PPI Mỹ, trong nước lên 77,5 triệu đồng/lượng
– Giá vàng tăng lên mức cao nhất trong 1 tuần vào phiên cuối tuần này, khi sự leo thang trong xung đột ở Trung Đông thúc đẩy hoạt động mua vào kim loại quý để bảo toàn vốn trong khi lạm phát giá sản xuất tại Mỹ giảm đã thúc đẩy kỳ vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể hạ lãi suất sớm hơn.
– Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần ngày 12/1, giá vàng giao ngay tăng 1% lên 2.048,21 USD/ounce, sau khi tăng tới 1,7% vào đầu phiên. Giá vàng hầu như đi ngang trong tuần này, nhưng nối dài mức giao dịch trên 2.000 USD/ounce lên gần 1 tháng
– Các cuộc tấn công của lực lượng Houthi ở Yemen đối với tuyến đường vận chuyển quan trọng, cùng với những sự gián đoạn khác, đang đe dọa mạng lưới cung ứng toàn cầu và có thể gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế toàn cầu. Các tác động bao gồm sự chậm trễ trong giao hàng, tăng chi phí vận chuyển, và có thể ảnh hưởng đến giá tiêu dùng. Việc gián đoạn nguồn cung cấp năng lượng cũng là một trong những lo ngại, có thể dẫn đến tăng đột biến trong giá năng lượng và lan tỏa ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa khác.
– Giá quặng sắt giảm và cũng theo xu hướng giảm trong tuần, bất chấp sự phục hồi trong phiên 11/1, do số liệu kinh tế yếu kém kéo dài tại Trung Quốc, nước tiêu thụ hàng đầu làm giảm triển vọng nhu cầu và cản trở tâm lý nhà đầu tư.
– Cả tuần, quặng sắt giảm 5,5% xuống 948,5 CNY (132,36 USD)/tấn
– Giá cao su Nhật Bản tăng trong phiên cuối tuần, ghi nhận tuần tăng thứ 5 liên tiếp do giá dầu mạnh và số liệu xuất khẩu của Trung Quốc.
– Trong phiên giao dịch hôm 11-1, giá uranium giao ngay ở mức 97,45 đô la Mỹ/pound (0,453 kg) sau khi tăng gấp đôi trong năm 2023. Mức giá này chỉ thấp hơn mức giá ba con số của uranium vào năm 2007.
– Kazakhstan tăng gấp bốn lần xuất khẩu ngũ cốc sang Trung Quốc