CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
18/06: Đọc gì trước giờ giao dịch
Đóng phiên hôm qua, ngày 17/06, VN-Index giảm 5.14 điểm, chốt ở mốc 1,274.77 điểm, tương ứng với mức giảm là 0.40%.
1/ Các dữ liệu thị trường đáng chú ý:
2/ Giao dịch NĐT nước ngoài
- Kết thúc phiên ngày (17/06) khối ngoại bán ròng 553.49 tỷ đồng trên tổng 3 sàn.
Top khối ngoại mua ròng
Top khối ngoại bán ròng
3/ Giao dịch khối tự doanh
- Khối tự doanh, phiên 17/06 mua ròng với tổng giá trị 8 tỷ đồng
Top tự doanh mua ròng nhiều nhất
Top tự doanh bán ròng nhiều nhất
4/ Các nhóm ngành đang hút dòng tiền mạnh:
- Biểu đồ diễn biến ngành
TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 17/6
- DOANH NGHIỆP
– VND: Lần đầu tiên kể từ khi lên sàn vào năm 2010, VNDirect tổ chức bất thành ĐHĐCĐ thường niên
– DHC: Giá giấy carton tăng 26%, kết quả kinh doanh của Đông Hải Bến Tre kỳ vọng tăng tốc
– ĐHĐCĐ PVS: Dự án Lô B đang đúng tiến độ, chưa làm điện gió ngoài khơi trong nước. Dự kiến tăng vốn 16,000 – 17,000 tỷ đồng đến 2030
– C4G: Liên danh Cienco 4 sắp khởi công dự án sân bay Quảng Trị hơn 5.800 tỷ đồng
– CMX: CMX muốn lấn sân sang mảng chế biến và nuôi cá, lãi sau thuế 2024 dự kiến tăng gần 57%
– STB: Dự kiến sẽ ghi nhận khoản thu nhập bất thường 1.336 tỷ đồng trong năm 2024. Khoản thu này đến từ thương vụ bán khoản nợ liên quan đến Khu công nghiệp Phong Phú, sau khi trích lập toàn bộ phần nợ trái phiếu VAMC.
– Gang Thép Thái Nguyên thu hơn 6.200 tỷ đồng trong 5 tháng, hé lộ tiến độ xử lý dự án Tisco 2
– NLG: Mới hoàn thành hơn 12% kế hoạch doanh số bán hàng sau quý đầu năm 2024
– CMX: “Ông lớn” ngành tôm kinh doanh thêm mảng cá
– ĐHĐCĐ GVR: Đã tiêu thụ 150.000 tấn cao su với giá bán bình quân cao hơn 6 triệu/tấn so với cùng kỳ
– SeABank vay 30 triệu USD từ quỹ đầu tư Na Uy, có thể chuyển đổi để tăng vốn điều lệ
– HBC: Hoán đổi hơn 730 tỷ tiền nợ
– Xây dựng Hòa Bình (HBC) giảm gần 30.000 nhân sự sau 4 năm
– Thủy điện Hủa Na (HNA) tìm động lực từ M&A
– Tăng vốn lên 8.000 tỷ đồng, Bamboo Capital có 3 cổ đông lớn
– Điều gì khiến Tập đoàn Gemadept (GMD) đặt mục tiêu doanh thu năm nay cao nhất lịch sử?
- MUA BÁN/ PHÁT HÀNH
– HTN: Tập đoàn Hưng Thịnh giảm tỷ lệ sở hữu tại Hưng Thịnh Incons xuống dưới 20%
– Cổ phiếu biến động mạnh, vợ Phó Tổng CC1 bán hơn 10 triệu cổ phiếu, thu về 146 tỷ đồng
– Phó tổng giám đốc Petrosetco (PET) từ nhiệm sau khi bán ra 2 triệu cổ phiếu
– VNDirect trình cổ đông phát hành tối đa 30 triệu cổ phiếu ESOP; giá phát hành là 10.000 đồng/CP
– Dệt may TNG phát hành trái phiếu để trả tiền lương nhân viên
– Hải Phát (HPX) muốn phát hành 152 triệu cổ phiếu ‘giá cao’, cổ đông có sẵn sàng nộp thêm tiền?
– VGP: Cảng Rau Quả tiếp tục biến động lãnh đạo, lên kế hoạch phát hành hơn 7.8 triệu cp
– OCB: Huy động thành công 1.300 tỷ đồng từ trái phiếu
- CỔ TỨC
– SAB: Người Thái thu về hơn 10.600 tỷ đồng cổ tức sau 7 năm thâu tóm Sabeco
– TPB: Ngân hàng TPBank sắp chi 1.100 tỷ đồng trả cổ tức, chuẩn bị tăng vốn 20%
– VTK: Sắp chi hơn 14 tỷ đồng trả cổ tức
– DC4: DIC Holdings trả cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 10%
– Vinaseed sắp trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 20%, PAN “bội thu”
– Tuần này từ 17/6 đến 21/6, thị trường chứng khoán có 31 doanh nghiệp chốt ngày giao dịch không hưởng quyền trả cổ tức bằng tiền mặt.
- CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
– Thanh khoản không có cải thiện rõ rệt trong phiên chiều nay khiến các cổ phiếu blue-chips tiếp tục là gánh nặng đáng kể cho VN-Index. Dù vậy dòng tiền đầu cơ có biểu hiện phục hồi khá rõ nét ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, giúp các mã này hồi lên tích cực hơn hẳn.
– HSG thậm chí tăng kịch trần với thanh khoản kỷ lục lịch sử, giá lên đỉnh 2 năm, các mã khác cùng ngành như NKG tăng 4,3%, HPG tăng 1,2%
– Một trong những thông tin liên quan đến cổ phiếu thép là vào cuối tuần qua, ngày 14/6, Bộ Công thương đã ban hành Quyết định số 1535/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
– Chốt phiên, sàn HOSE có 169 mã tăng và 275 mã giảm, VN-Index giảm 5,14 điểm (-0,4%), xuống 1.274,77 điểm. Thanh khoản giảm gần 22% so với phiên cuối tuần trước, đạt 22,990 tỷ đồng
– Khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 840 tỷ đồng, tâm điểm HPG, FPT
– Trên sàn HoSE, tự doanh CTCK bán ròng 18 tỷ đồng, trong đó bán ròng hơn 117 tỷ đồng trên kênh khớp lệnh nhưng mua ròng 100 tỷ tại kênh thoả thuận.
– Tự doanh CTCK bán ròng mạnh nhất TCB với 78 tỷ đồng. Ngược lại, nhóm CTCK bán ròng mạnh nhất tại SAB với 88 tỷ
- CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH
– Tháng 5/2024, số lượng tài khoản chứng khoán tiếp tục tăng thêm 132.220 tài khoản, nâng tổng số tài khoản giao dịch của nhà đầu tư lên gần 7,94 triệu tài khoản
– Niêm yết mới ‘nhỏ giọt’ trên HoSE, nửa đầu năm chỉ 1 đơn vị được cấp phép
– Cùng với câu chuyện giá cước vận tải tăng cao, nhóm cổ phiếu vận tải biển đã hút tiền và bật tăng khá mạnh trong gần 2 tháng trở lại đây, vượt trội so với chỉ số VN-Index.
– Hai quỹ ETF quy mô trên 19.000 tỷ đồng sẽ đảo danh mục trong tuần này
– Ngân hàng đồng loạt ngừng đăng ký bán vàng trực tiếp, không còn cảnh chen lấn
– Bốn ngân hàng cổ phần niêm yết giá vàng SJC về mặt bằng chung của thị trường
– Trước đó, các ngân hàng này đều niêm yết giá bán cao hơn giá 5 đơn vị tham gia bán vàng theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, một trong số các ngân hàng này từng niêm yết giá bán 82 triệu đồng/lượng.
– Tuần từ 10-14/6, tỷ giá liên ngân hàng và tỷ giá trên thị trường tự do cùng bật tăng trở lại sau khi giảm mạnh trong tuần đầu tháng 6. Tuần qua, Ngân hàng Nhà nước hút ròng 9.148,57 tỷ đồng bằng kênh thị trường mở, giảm mạnh so với tuần đầu tháng 6 (64.000 tỷ đồng)
- VIỆT NAM
– Nhu cầu tiêu thụ phân bón tổng hợp NPK được dự báo tăng khoảng 50% trong tháng 6 do bước vào cao điểm chăm bón cây công nghiệp tại Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ.
– 19 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước mang về hơn 820.000 tỷ đồng trong 5 tháng, tăng 12% so với cùng kỳ.
– Ghi nhận giá heo hơi hôm nay 17/6 tiếp tục giảm nhẹ 1.000 đồng/kg ở miền Trung, dao động trong khoảng 66.000 – 71.000 đồng/kg.
– Dự báo xuất khẩu sẽ tăng trưởng 10-12% trong năm 2024, thặng dư cán cân thương mại ở mức 21 đến 24 tỷ USD.
– Giá rượu, bia dự kiến tăng 20% từ 2026 sau khi đồng loạt tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
- THẾ GIỚI
– Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) thông báo giữ nguyên lãi suất hôm 17/6, đã dập tắt những đồn đoán về việc cắt giảm lãi suất.
– Khủng hoảng BĐS của Trung Quốc thêm trầm trọng bất chấp gói giải cứu, sản lượng nhà máy gây thất vọng
– Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến tiêu cực với đa phần thị trường giảm, Nikkei 225 giảm mạnh nhất khu vực với 2%
– Trung Quốc không còn phụ thuộc vào xuất khẩu hàng sang Mỹ hay Nhật Bản, kinh tế bước vào giai đoạn ổn định
– ECB trì hoãn can thiệp trái phiếu Pháp trong bối cảnh bất ổn chính trị
– Tại Châu Âu, các thị trường lớn đang giao dịch trái chiều biên độ hẹp trong phiên đầu tuần
– Anh vượt Pháp thành thị trường chứng khoán lớn nhất châu Âu sau ‘canh bạc bầu cử’ của TT Macron
– Với số liệu mới nhất, London đã lấy lại danh hiệu thị trường chứng khoán lớn nhất châu Âu, sau khi bị Paris “giành” chiếc vương miện gần 2 năm trước. Thị trường chứng khoán Vương quốc Anh hiện cũng là thị trường lớn thứ 6 trên thế giới, tính theo tổng vốn hóa.
– Hiện các thị trường đang chờ dữ liệu về doanh số bán lẻ mới nhất của Mỹ, sẽ được công bố ngày 18/6, và một loạt các phát biểu từ ít nhất 10 nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), sẽ diễn ra trong tuần này, để làm cơ sở cho các quyết định đầu tư tiếp theo.
– Tổng nợ công của Campuchia vượt 11 tỷ USD trong quý I năm 2024
– 7.000 công ty công nghệ Trung Quốc sẽ được PBoC tái cấp vốn mới
– Nga: Hàng chục quốc gia đang tìm cách gia nhập BRICS
– Guardian – Báo Anh ghi nhận ‘khả năng phục hồi đáng kinh ngạc’ của nền kinh tế Nga
– Mỹ hút gần 1/3 dòng vốn đầu tư toàn cầu sau Covid-19. Việc lãi suất ở Mỹ thời gian qua tăng lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ là một nguyên nhân lớn giúp nước này thu hút nhà đầu tư nước ngoài.
– Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) vào hôm thứ Sáu tuyên bố sẽ bắt đầu cắt giảm chương trình mua trái phiếu khổng lồ và cho biết vào tháng tới sẽ công bố một kế hoạch chi tiết để giảm quy mô của bảng cân đối kế toán từ mức gần 5 nghìn tỷ USD hiện nay.
– Kế hoạch này sẽ là động thái tiếp theo của BOJ để rút lại chính sách tiền tệ siêu nới lỏng đã áp dụng nhiều năm qua để kích thích nền kinh tế.
- VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA
– Thổ Nhĩ Kỳ đánh thuế 0,33% với các giao dịch tiền điện tử
– Công ty viễn thông lớn nhất châu Âu Deutsche Telekom tuyên bố sẽ đào BTC
– Bitcoin vào cuối giờ chiều nay tiếp đà giảm của tuần trước về 65.700 USD (-2%)
– Nga vượt Mỹ về nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu
– Theo 6 nhà ngoại giao EU, các nước thuộc Liên minh châu Âu đã không thể thống nhất các biện pháp trừng phạt mới đối với ngành khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga – vốn đang là “cỗ máy hái ra tiền” cho nước này. Được biết, Đức chính là thành viên duy nhất không thông qua – “đi ngược” với các quốc gia đồng minh và kết quả này xảy ra ngay trước thềm Hội nghị hòa bình quốc tế về Ukraine.
– Saudi không ký tiếp thỏa thuận petrodollar, Mỹ suy yếu toàn cầu?
– Trên thị trường dầu mỏ không biến động quá nhiều với dầu thô WTI giao dịch tại 78 USD và dầu Brent 82,58 USD
– Vàng thế giới cập nhật phiên chiều 17/6 giảm nhẹ 0,5% về 2.321 USD/ounce
– Tỷ giá VND/USD 25.455, trong khi đó, chỉ số DXY đang ở mức 105,61
– Vàng SJC chiều bán 76,98 tr/lượng, vàng nhẫn 74,9 tr/lượng
-Gạo Pakistan đắt hàng sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ