CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

24/06: Đọc gì trước giờ giao dịch

Đóng phiên tuần trước, ngày 21/06, VN-Index giảm 0.28 điểm, chốt ở mốc 1,282.02 điểm, tương ứng với mức giảm là 0.02%

Ảnh:Trading View

1/ Các dữ liệu thị trường đáng chú ý:

2/ Giao dịch NĐT nước ngoài

  • Kết thúc phiên (21/06) khối ngoại bán ròng 895.73 tỷ đồng trên tổng 3 sàn.

Top khối ngoại mua ròng

Top khối ngoại bán ròng

3/ Giao dịch khối tự doanh

  • Khối tự doanh, phiên 21/06 bán ròng với tổng giá trị là 723 tỷ đồng

Top tự doanh mua ròng nhiều nhất

Top tự doanh bán ròng nhiều nhất

4/ Các nhóm ngành đang hút dòng tiền mạnh:

  • Biểu đồ diễn biến ngành

 

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN
  •  DOANH NGHIỆP
– DIG: DIC Corp công bố KQKD quý II/2024, lợi nhuận trước thuế “bứt phá” hơn 800%, đạt 160 tỷ đồng
– HBC: Uớc tính Xây dựng Hòa Bình có thể lỗ thêm 480 tỷ đồng trong năm 2024, đánh dấu năm lỗ thứ 3 liên tiếp
– TCH: Tài chính Hoàng Huy dự kiến lợi nhuận 2024 đi lùi gần 36%
– BGE: ‘Trùm’ năng lượng tái tạo BCG Energy sẽ lên sàn UPCoM với mã cổ phiếu BGE
– PLX: Liên danh Petrolimex trúng thầu dự án trạm dừng nghỉ trên cao tốc 12.100 tỷ đồng
– HHV: Liên danh Đèo Cả mở khóa chốt đầu tiên của dự án 14.000 tỷ đồng cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh
– NVL dò đáy 8 tháng, khối ngoại giao dịch thỏa thuận 25 triệu cổ phiếu
– PTB: Phú Tài lợi nhuận giảm 50%, liên tiếp đóng cửa các xí nghiệp sản xuất đá
– DSE: 330 triệu cổ phiếu DNSE được giao dịch từ ngày 1/7
– SAV tăng vốn điều lệ, dự kiến niêm yết thêm gần 230 triệu cổ phiếu trên HoSE
– POW: Nhiệt điện Vũng Áng 1 tiến gần mục tiêu doanh thu 6.548 tỷ đồng
– CTD: Công ty con của Coteccons đăng ký làm dự án gần 11.000 tỷ ở Long An
– 5 tháng đầu năm, lợi nhuận sơ bộ từ mảng sản xuất điện của PPC đạt 135 tỷ đồng
– VNZ: Thua lỗ kỷ lục 2.100 tỷ, vẫn dự định tập trung phát triển AI
– VCG: Vinaconex thoái sạch vốn tại cảng quốc tế nghìn tỷ sau ba năm gắn bó
– REE được kỳ vọng sẽ phục hồi trong nửa cuối năm 2024 khi La Nina quay trở lại
  •  MUA BÁN/ PHÁT HÀNH
– LCG phát hành thêm gần 3,5 triệu cổ phiếu ESOP
– NRC: Đo “sức khỏe” của Danh Khôi trước kế hoạch tăng vốn
  •  CỔ TỨC
– Trong tuần tới từ ngày 24-28/6, có 29 doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền, trong đó trả cao nhất là SKV với tỷ lệ 30,1%, trả thấp nhất là BBH với 2%.
– Hoàng Huy (TCH) muốn trả thêm cổ tức năm 2023
  • CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
– Chịu ảnh hưởng tiêu cực từ phiên giảm mạnh cuối tuần trước, VN-Index đã khởi đầu tuần 17 – 21/6 với phiên giảm điểm và tiệm cận vùng 1.270. Các phiên còn lại trong tuần, chỉ số đã có diễn biến đi ngang với mức cao nhất là vùng 1.288 và thấp nhất là vùng 1.271. Chốt tuần tại mức 1.282,02, VN-Index đã tăng nhẹ 2,11 điểm, tương đương 0,16% trong tuần.
– HVN dẫn đầu nhóm tăng điểm trong diễn biến hồi phục của VN-Index tuần này, với mức tăng gần 15%, HVN đã giúp VN-Index tăng 2,59 điểm trong tuần.
– Thanh khoản trên cả hai sàn giảm so với tuần trước đó, diễn biến thận trọng thường thấy trong tuần có phiên đáo hạn phái sinh và tái cơ cấu danh mục của các quỹ ETF.
– Là tuần chốt danh mục quý III/2024 của 2 quỹ VNM ETF và FTSE ETF, khối ngoại vẫn duy trì áp lực bán ròng lớn với giá trị bán ra gần 4.900 tỷ đồng với 5/5 phiên tuần qua
– Bất chấp sức ép rút vốn của khối ngoại, cổ phiếu của Công ty cổ phần FPT tiếp tục leo đỉnh lịch sử. Kết thúc phiên 21/6, thị giá mã này dừng tại 136.100 đồng/cp, tăng gần 4% so với tuần trước và tăng tới 41,6% so với hồi đầu năm.
– Bên chiều mua ròng, TCH được khối này mua vào nhiều nhất với giá trị 166 tỷ đồng. Đây cũng là cổ phiếu được FTSE ETF thêm mới trong kỳ review này. CTR và HAH cũng được mua ròng lần lượt 160 tỷ và 117 tỷ đồng.
  •  CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH
– Viglacera, Kinh Bắc, Becamex IDC… ‘ganh đua’ mở rộng quỹ đất khu công nghiệp
– WB phê duyệt khoản tín dụng 107 triệu USD thúc đẩy hạ tầng đường thuỷ Việt Nam
– Nhóm ngân hàng bán lẻ đang đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng thận trọng trong quý II, còn nhóm ngân hàng bán buôn như Vietcombank, MB lại kỳ vọng tín dụng sẽ tăng tốc nhanh hơn.
– Bộ Tài chính Mỹ vừa có đánh giá tích cực về chính sách tiền tệ của Việt Nam và tiếp tục xác định Việt Nam “không thao túng tiền tệ”.
  •  VIỆT NAM
– Giá thuê bất động sản công nghiệp tiếp tục tăng ở 2 miền Nam – Bắc
– Cụm cảng Cái Mép được Ngân hàng Thế giới – World Bank và Hãng tin Tài chính S&P Global Market Intelligence xếp thứ 7 thế giới về chỉ số CPPI.
– Ì ạch khởi công Vành đai 4 – Vùng Thủ đô: Vừa thi công, vừa ‘ngóng đợi’ mặt bằng
– Tây Ninh: Dự kiến hết tháng 6 giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 30% kế hoạch
– Bắc Ninh, Bắc Giang “hút” vốn FDI Trung Quốc
– Bắc Giang – ‘thủ phủ’ công nghiệp ở miền Bắc dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP với 14,14%
– Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP quý II chỉ đạt 5,3%, thấp hơn cả quý I
– Sắt thép nhập khẩu đổ bộ, 5 tháng “ngốn” 7,8 tỷ USD, tăng 26%
  •  THẾ GIỚI
– S&P 500 và Nasdaq đóng cửa giảm nhẹ trong phiên 21/6 do cổ phiếu Nvidia sụt giảm ở ngày thứ hai liên tiếp đã kéo lĩnh vực công nghệ đi xuống trong phiên cuối tuần
– Trong tuần qua, S&P 500 từng lập kỷ lục trong phiên là 5.506 điểm. Kết thúc tuần, chỉ số này ghi nhận mức tăng 0,6%. Nasdaq Composite gần như không thay đổi, trong khi Dow Jones tăng tới 1,45%, ghi nhận kết quả tích cực nhất kể từ tháng 5.
– Bộ Thương mại Trung Quốc đã bày tỏ lo ngại rằng việc tranh chấp thương mại ngày càng gia tăng của Liên minh châu Âu (EU) có thể dẫn đến một “cuộc chiến thương mại”.
– Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến trái chiều trong tuần, thị trường Đài Loan tăng tốt với 3,33%
 Thị trường chứng khoán Đài Loan thường được so sánh với các thị trường lớn khác trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Mặc dù không lớn bằng thị trường Nhật Bản hay Trung Quốc, nhưng TWSE vẫn đóng vai trò quan trọng trong khu vực.
– Đà phục hồi kinh tế ở Khu vực Sử dụng Đồng Euro chậm lại dù ECB hạ lãi suất
– Tại Châu Âu, các thị trường lớn vẫn có tuần tăng điểm trên 1% dù phiên cuối tuần đã rút ngắn đi khoảng cách
– Malaysia – Quốc gia Đông Nam Á kêu gọi Trung Quốc hậu thuẫn tham vọng gia nhập BRICS
– Hầu hết các công ty Nhật Bản đều nghĩ rằng Chính phủ nước họ không cần phải theo Mỹ trong việc tăng thuế đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc.
– Hoạt động kinh doanh của Mỹ đã tăng lên mức cao nhất 26 tháng vào tháng 6 trong bối cảnh việc làm phục hồi. Dữ liệu hôm thứ Năm cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Mỹ đã giảm vừa phải vào tuần trước.
– Thứ trưởng Ngoại giao Nga xác nhận hệ thống thanh toán riêng của BRICS sắp thành hình, tiết lộ một dự án quan trọng khác trong khối
  •  VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA
– Bitcoin ETF chính thức có mặt trên sàn giao dịch chứng khoán của Úc
– Bitcoin có tuần giao dịch tiêu cực với 5/7 phiên giảm trong tuần, sụt mất 3% và giao dịch tại 64.200 USD vào cuối giờ chiều ngày 22/6
– Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm khoảng gần 1% vào phiên 21/6 do lo ngại rằng nhu cầu dầu toàn cầu có thể bị ảnh hưởng bởi đồng USD và tin tức tiêu cực từ một số nơi trên thế giới.
– Trong tuần, cả hai loại dầu thô chuẩn đều tăng khoảng 3%, thấp hơn một chút so với mức tăng 4% vào tuần trước.
– Dấu hiệu nhu cầu mạnh hơn ở châu Á góp phần thúc đẩy tâm lý. Các nhà máy lọc dầu trên toàn khu vực đang khôi phục một số công suất nhàn rỗi sau khi bảo trì, các nhà phân tích tại ANZ Research cho biết.
– Tại Ấn Độ , các nhà máy lọc dầu đã xử lý dầu thô nhiều hơn gần 1,3% trong tháng 5 so với một năm trước đó, trong khi tỷ trọng nguồn cung của Nga trong nhập khẩu vào Ấn Độ, nước tiêu thụ dầu lớn thứ ba thế giới, tăng lên.
– Chỉ số US Index đã tăng lên mức cao nhất trong 7 tuần so với các rổ tiền tệ khác nhờ cách tiếp cận kiên nhẫn của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong việc cắt giảm lãi suất, trái ngược với quan điểm ôn hòa hơn ở những nơi khác.
– Giảm liên tiếp 6 phiên, đồng yen vừa có chuỗi giảm giá dài nhất kể từ tháng 3, làm tăng nguy cơ các quan chức Nhật Bản sẽ một lần nữa vào cuộc để hỗ trợ đồng tiền này.
– Dữ liệu hôm 21/6 cho thấy giá tiêu dùng lõi của Nhật Bản trong tháng 5/2024 tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tháng trước và là cơ sở để Ngân hàng trung ương tiếp tục tăng lãi suất trong những tháng tới.
– Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC của Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn mở cửa sáng nay ngày 22/6 vẫn chưa có thêm sự biến động nào, hiện niêm yết lần lượt ở mức 74,98 – 76,98 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
– Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 38 USD (1,64%) xuống 2.321 USD/ounce. Tuần qua vàng giảm 0,47%
– “Cá mập” SPDR Gold Trust mua ròng vàng trở lại trong tuần này sau khi bán tháo trong tuần trước
– Chênh lệch giữa giá vàng SJC trong nước và thế giới rơi vào khoảng 4,9 triệu đồng/lượng.
– Philippines giảm thuế nhập khẩu gạo từ 35% xuống còn 15%
– Trong tuần này, giá gạo của Ấn Độ đã chạm đỉnh của gần 3 tháng, nhờ nhu cầu mở rộng và chính phủ tăng giá thu mua lúa cho vụ mùa tới.
– Quặng sắt giảm tuần thứ 4 do hạn chế sản xuất thép tại Trung Quốc. Trong tuần, giá giảm 1,8%.

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button