CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
18/11: Đọc gì trước giờ giao dịch
Đóng phiên hôm qua, ngày 17/11, VN-Index tăng 26.36 điểm, chốt ở mốc 969.26 điểm, tương ứng với mức tăng là 2.80%.
Các dữ liệu thị trường đáng chú ý:
2/ Giao dịch khối ngoại :
- Khối ngoại hôm qua, ngày 17/11 mua ròng tổng lượng là 1,538.33 tỷ đồng
Top NN mua ròng
Top NN bán ròng
3/ Giao dịch khối tự doanh
- Khối tự doanh, phiên hôm qua 17/11 mua ròng với tổng giá trị là 474.82 tỷ đồng
4/ Các nhóm ngành đang hút dòng tiền mạnh:
- Biểu đồ diễn biến ngành
-
Biểu đồ diễn biến dòng tiền
- Dòng tiền đang tập trung mạnh ở nhóm ngành như: Du lịch và giải trí, hàng hoá và dịch vụ công nghiệp, dịch vụ tài chính, ngân hàng, thực phẩm & đồ uống,…
TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 17/11
- DOANH NGHIỆP
– DGC: Chủ tịch dự chi 57 tỷ đồng để “cứu” giá cổ phiếu, công ty “bù” lại bằng hơn 200 tỷ tiền cổ tức
– Chủ tịch và TGĐ Hodeco (HDC) lên tiếng khi VPS bán giải chấp: CTCK thiếu thiện chí dù đảm bảo nộp tiền sáng 16/11 và xin 1 tuần bổ sung tài sản
– PLX: Sản lượng tăng đột biến, Petrolimex bất ngờ muốn hạ chỉ tiêu lợi nhuận năm 2022 giảm 90%. Theo Petrolimex, sản lượng tiêu thụ tăng đột biến đã tạo nên áp lực rất lớn trong công tác tạo nguồn của Tập đoàn, lượng hàng tồn kho sụt giảm rất nhanh vào những chu kỳ xu hướng giá tăng dẫn đến Tập đoàn phải nhập mua đuổi để kịp thời bù đắp và đảm bảo nguồn cung cho nhu cầu tiêu thụ trong nước.
– NVL: Lần 2 lên tiếng khi cổ phiếu nằm sàn 10 phiên
– VinFast có thể IPO tại Mỹ vào tháng 1/2023
– KBSV: Danh mục trái phiếu doanh nghiệp của MB tăng 16% so với đầu năm, hơn 2.700 tỷ nợ xấu được xử lý trong quý III
– CTD: Coteccons khẳng định đã trích lập dự phòng toàn bộ với các khoản phải thu liên quan đến chủ đầu tư Vạn Thịnh Phát
– EIB: VNINDEX tăng 10% trong 2 phiên, EIB vẫn sàn. Eximbank cho biết giá cổ phiếu EIB tăng giảm là do cung cầu của thị trường, nằm ngoài tầm kiểm soát của Ngân hàng.
– BID: Ngân hàng BIDV “ôm” gần 56.000 tỷ đồng trái phiếu
– MBB: Danh mục trái phiếu doanh nghiệp của MB tăng 16% so với đầu năm, hơn 2.700 tỷ nợ xấu được xử lý trong quý III
– VIB: Phó TGĐ VIB kỳ vọng lợi nhuận ngân hàng sẽ vượt kế hoạch trong năm 2022
– BWE: Biwase đứng thứ 3 cả nước về công suất cấp nước
– IDC: IDICO hợp tác với Tân Tạo, xây nhà xưởng dịch vụ 2.000 tỷ đồng
– TEG: Cạn tiền, loạt dự án dậm chân tại chỗ
– BNA: Hoạt động ‘mù mờ’, Bánh ngọt Bảo Ngọc bị phạt hàng trăm triệu đồng
– Danh Khôi (NRC) bị ngừng sử dụng hoá đơn để cưỡng chế thuế gần 94 tỷ đồng
– DGC: Trước đà rớt giá cổ phiếu, ngày 16/11, ông Đào Hữu Huyền đã gửi tâm thư tới cổ đông và bày tỏ “lịch sử 8 năm kể từ khi niêm yết, chưa bao giờ cổ phiếu DGC giảm sàn 5 phiên liên tiếp, điều bất thường này lại xảy ra ngay năm mà kết quả kinh doanh công ty cao nhất từ trước đến nay”. Trong thư, ông Huyền ước tính doanh thu tập đoàn trên 14.000 tỷ đồng và lãi sau thuế trên 6.000 tỷ đồng năm 2022. Riêng lợi nhuận tháng 10 và 11 ước đạt 800 tỷ đồng. “Chắc chắn kế hoạch lãi 1.100 tỷ quý IV sẽ đạt được”, ông Huyền khẳng định. Năm 2021, công ty lãi khoảng 2400 tỷ đồng,
– Viettel Post (VTP) và Xây dựng số 4 (CC4) bị xử phạt và truy thu thuế gần 6 tỷ đồng
- MUA BÁN/ PHÁT HÀNH
– MWG: Chủ tịch và Tổng Giám đốc Thế Giới Di Động (MWG) mua xong 1,5 triệu cp, 2 ông này chi khoảng 60 tỷ để hoàn tất giao dịch
– BCG: Vừa bị bán giải chấp, Chủ tịch Nguyễn Hồ Nam đăng ký mua lại 5 triệu cổ phiếu BCG
– HDC: Tổng giám đốc Hodeco bị bán giải chấp lượng lớn cổ phiếu, đổ lỗi cho công ty chứng khoán “thiếu thiện ý, hạ tỷ lệ margin về 0 một cách đột ngột”
– PHR: Ở vùng đáy 2 năm, lãnh đạo Cao su Phước Hòa tiếp tục mua vào cổ phiếu
– LDG: Chủ tịch Nguyễn Khánh Hưng tiếp tục bị bán giải chấp hơn 1,3 triệu cổ phiếu
– Giao dịch lớn cổ phiếu PAP, SSF, ITC, HMH, C22, LDG, HBS, PGN, TNG, PHR, NHH
– Ngày mai 18/11, có 6 doanh nghiệp niêm yết bắt đầu mua vào cổ phiếu số lượng lớn gồm: HAH, HPX, CMX, NKG, NLG và VIB. Cần chi tiết comment mình gửi nhé
– Dragon Capital trở thành cổ đông lớn của Đạm Cà Mau (DCM)
– Tổng Giám đốc Nam Việt (ANV) đăng ký mua 2 triệu cp khi giá mất gần 70% từ đỉnh
– DIG: Chi hầu bao mua 1.600 tỷ đồng trái phiếu trước hạn và thực trạng dòng tiền
- CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
– Gần 230 mã tăng trần, VN-Index tăng hơn 26 điểm phiên đáo hạn phái sinh
– Sau hai phiên nỗ lực hồi phục, VN-Index đã được kéo khoảng 100 điểm từ giá thấp nhất và mục tiêu gần nhất là hồi phục lên quanh vùng giá 1.000 điểm.
– Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục khởi sắc, EIB giảm sàn phiên thứ 7 cùng thanh khoản kỷ lục
– Nhóm Bất động sản nếu không tính 2 trường hợp NVL, PDR thì rõ ràng việc có nhiều cổ phiếu tăng trần như DXG, SCR, TCH, VPH, NLG cho thấy nhà đầu tư đã có sự chọn lọc thay vì tháo chạy diện rộng.
– Tuy nhiên thanh khoản thị trường yếu hơn phiên trước đó. Sàn HOSE ghi nhận gần 9.600 tỷ đồng giá trị giao dịch, giảm 22%; sàn HNX ghi nhận hơn 740 tỷ đồng giá trị giao dịch, giảm 33%.
– Găm hàng, thị trường tiếp tục thăng hoa, vốn ngoại mua ròng hơn 1.500 tỷ
– Khối ngoại đã duy trì đà mua ròng với cổ phiếu HoSE sang phiên thứ 11 liên tiếp, trong đó có 4 phiên mức mua ròng vượt mốc ngàn tỷ đồng. Nếu thị trường thật sự tạo đáy, đây sẽ là đợt bắt đáy cực kỳ chính xác của dòng vốn này.
– Phiên 17/11, tự doanh công ty chứng khoán mua ròng hơn 473 tỷ đồng. Trong đó, EIB là cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất với gần 164 tỷ đồng. Ở mặt ngược lại, chỉ có 6 cổ phiếu bị bán ròng trong phiên, bao gồm KBC, GEX, DXG, VOC, HTN và BMP.
- CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH
– ‘So găng’ các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam: Hòa Phát vô địch về doanh thu, Vingroup dẫn đầu về vốn hóa
– NIM mỏng dần, ngân hàng xoay xở ra sao trong ‘chiếc áo’ lợi nhuận co hẹp?
– Dragon Capital đẩy mạnh “gom” cổ phiếu sau giai đoạn lướt sóng hạ tỷ trọng
– NHNN hút ròng hơn 47.500 tỷ đồng trong ba phiên đầu tuần
– Tổng dư nợ cho vay của F88 đạt hơn 3.300 tỷ đồng, bán bảo hiểm chiếm gần 17% doanh thu
- VIỆT NAM
– Đề xuất áp dụng đầu tư phát triển cảng cạn theo hình thức PPP
– Thủ tướng Phạm Minh Chính: Triển khai công trình, dự án trọng điểm, ai không làm được thì thay người
– Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn và Bình Sơn cung cấp thiếu 170.000 m3/tấn xăng dầu so với kế hoạch
– Hải Dương: Doanh nghiệp xăng dầu gặp khó về nguồn cung
– TP Hồ Chí Minh kiến nghị giải pháp điều hành biên độ giá xăng theo thị trường
– Xuất khẩu gạo tháng 10 tăng cao kỷ lục, tăng 22,3% về lượng và tăng 23,9% về trị giá so với tháng 9/2022.
– ‘Bung sức’ giải ngân đầu tư công cuối năm, mục tiêu 90-95% là khả thi
– Thị trường trầm lắng vì “khát vốn”, nhiều doanh nghiệp địa ốc ở TP.HCM buộc phải cắt giảm nhân sự, nhân viên nghỉ việc tìm hướng đi mới, thậm chí có những doanh nghiệp nợ lương, nợ hoa hồng nhân viên mãi chưa trả nổi.
– Đặt mục tiêu đưa hàng Việt vào kênh bán lẻ tất cả các quốc gia có FTA
– Thaco của tỷ phú Trần Bá Dương sắp nuôi bò quy mô lớn trên diện tích hàng ngàn ha tại Lào
_
- THẾ GIỚI
– Chứng khoán Phố Wall giảm nhẹ trước loạt tin tức ‘vui buồn lẫn lộn’
– Thị trường chứng khoán châu Á đang hướng tới tháng tăng giá tốt nhất kể từ năm 1998 và tiền tệ ở khu vực này cũng tăng mạnh nhất kể từ năm 2008 khi giới đầu tư vô cùng lạc quan về khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) lỏng tay hơn trong chiến dịch thắt chặt tiền tệ và triển vọng Trung Quốc xoay trục khỏi chiến lược “zero Covid”.
– MSCI châu Á- Thái Bình Dương, theo dõi hơn 1.500 cổ phiếu vốn hóa lớn và trung bình tiêu biểu ở 5 thị trường phát triển và 8 thị trường mới nổi đã tăng khoảng 13% trong tháng 11, dễ dàng đánh bại các chỉ số khác ở Mỹ và châu Âu.
– Tại Châu Âu, thị trường diễn biến tiêu cực với đa phần các chỉ số giảm, STOXX 600 giảm tới 1,43%
– Trung Quốc: Giá nhà mới trong tháng 10 giảm mạnh nhất trong 7 năm
– Doanh thu Grab tăng hơn gấp đôi trong quý III
– Hiểu đúng về chính sách BĐS TQ: 16 giải pháp của Trung Quốc không phải là cứu thị trường bất động sản mà là đưa ra chính sách, để thị trường tự điều tiết, sau đó sẽ phục hồi lành mạnh, các chuyên gia AFA Capital cho hay
– Lạm phát tại Anh đã tăng lên 11,1% trong tháng 10, mức cao nhất trong vòng 41 năm và vượt xa dự báo trước đó của giới quan sát. Theo CNBC, nguyên nhân là giá lương thực, vận tải và năng lượng tiếp tục tạo sức ép lên các hộ gia đình và doanh nghiệp.
– Trung Quốc yêu cầu các ngân hàng báo cáo liên tục về tình hình thanh khoản
-Mới đây, các nhà quản lý Trung Quốc đã yêu cầu hệ thống ngân hàng báo cáo về khả năng đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn sau khi trái phiếu bị bán tháo nghiêm trọng, khiến nhà đầu tư ồ ạt rút tiền khỏi các sản phẩm có thu nhập cố định.
– Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) cảnh báo lạm phát có thể tăng tốc khi nhu cầu tổng thể trong nền kinh tế tăng lên, cho thấy phạm vi nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa có thể bị hạn chế.
– Mỹ- Saudi Arabia bất hòa, kinh tế toàn cầu đối diện đe dọa mới
– Ngân hàng trung ương Anh nhận định Brexit làm tổn hại nền kinh tế
– Các khu vực ngoài khơi sẽ trở thành động lực tăng trưởng năng lượng chính của Trung Quốc
– Kinh tế Nga chính thức rơi vào suy thoái kỹ thuật, dự báo năm 2023 tiếp tục đi xuống, dữ liệu công bố số liệu sơ bộ cho thấy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này trong quý III/2022 giảm 4%, sau khi ghi nhận mức giảm tương tự trong quý II.
– Anh chặn doanh nghiệp Trung Quốc thâu tóm nhà máy chip lớn nhất nước
- VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA
– Sau sự kiện sàn giao dịch FTX sụp đổ, đơn vị cho vay tiền điện tử BlockFi cũng đã chuẩn bị thủ tục phá sản.
– Binance được cấp phép tại Abu Dhabi
– Chủ tịch sắp tới của Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện nói rằng vai trò của Binance trong sự sụp đổ của FTX dự kiến sẽ là một trong những trọng tâm của phiên điều trần được công bố gần đây.
– Hệ sinh thái Solana có thể “comeback” sau khi FTX/Alameda Research sụp đổ?
– Tổng thống El Salvador sẽ “mua 1 Bitcoin mỗi ngày”, Justin Sun hưởng ứng
– Bộ trưởng Tài chính Mỹ kêu gọi giám sát chặt chẽ hơn với ngành crypto sau sự cố FTX
– Tổng hợp những tổ chức bị liên đới từ sự sụp đổ của FTX
– Sàn Gemini hứng chịu đợt rút tiền ồ ạt từ người dùng, lên đến 850 triệu USD trong 24h qua
-Quỹ đầu tư nhà nước Singapore Temasek lỗ 275 triệu USD vì FTX
– Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng nhẹ lên 16.800 USD, thì sang phiên hôm nay đã giảm nhẹ và giằng co quanh 16.500 USD/BTC cho đến cuối ngày.
– Thiếu dầu diesel làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu
71) Theo báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) ngày 16/11, dự trữ dầu thô thương mại của nước này giảm 5,4 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 11/11.
– EC sẽ đề xuất mức giá trần đối với khí đốt sau ngày 24/11
– Mỹ lên kế hoạch chi 500 triệu USD để hiện đại hóa kho dự trữ dầu mỏ chiến lược
– Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,69 USD (-0,81%), xuống 84,90 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,40 USD (-0,43%), xuống 92,46 USD/thùng.
– Thị trường tiền tệ đang trong giai đoạn biến động mạnh
– Chỉ số tiền tệ châu Á so với đồng đô la đã tăng 3,4% trong tháng 11, hướng tới mức tăng hàng tháng mạnh nhất kể từ năm 2008.
– Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 5,4 USD xuống mức 1.773,8 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng chững lại và giảm về gần 1.765 USD/ounce vào cuối ngày.
– Sau khi mua ròng 0,5 tấn vàng trong hai phiên đầu tuần, quỹ giao dịch hoán đổi (ETF) vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust bán ròng gần 4 tấn vàng trong phiên ngày thứ Tư, giảm khối lượng nắm giữ còn 906,4 tấn vàng.
– 1/3 công ty thép Trung Quốc đứng trước nguy cơ phá sản, áp lực đè nặng các ông lớn ngành thép toàn cầu
– Quặng sắt cao nhất 5 tuần và tăng phiên thứ 4 liên tiếp
– Đường thô giảm sau khi lên mức cao nhất 7 tháng
– Đậu tương của Mỹ giảm khoảng 2% bởi việc chốt lời dầu đậu tương và triển vọng mưa có lợi ở Brazil. Lúa mì và ngô cũng giảm áp lực bởi lạc quan về việc gia hạn thỏa thuận xuất khẩu ở Biển Đen và do lo lắng giảm bớt về cuộc chiến ở Ukraine có thể leo thang sau khi một tên lửa bắn vào Ba Lan.
– Dự báo giá nông sản “hạ nhiệt” vào năm 2023 do kinh tế thế giới giảm tốc
Vàng SJC 67.7 tr/lượng
USD 24,860 đồng
Bảng Anh 29,977 đồng
EUR 26,494 đồng