CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
28/11: Đọc gì trước giờ giao dịch
Đóng phiên tuần vừa rồi, ngày 25/11, VN-Index tăng 23.75 điểm, chốt ở mốc 971.46 điểm, tương ứng với mức tăng là 2.51%.
Các dữ liệu thị trường đáng chú ý:
2/ Giao dịch khối ngoại :
- Khối ngoại tuần vừa rồi, ngày 25/11 mua ròng tổng lượng là 988.66 tỷ đồng
Top NN mua ròng
Top NN bán ròng
3/ Giao dịch khối tự doanh
- Khối tự doanh, phiên hôm qua 25/11 mua ròng với tổng giá trị là 245.61 tỷ đồng
4/ Các nhóm ngành đang hút dòng tiền mạnh:
- Biểu đồ diễn biến ngành
-
Biểu đồ diễn biến dòng tiền
- Dòng tiền đang tập trung mạnh ở nhóm ngành như: Dịch Vụ Tài Chính, Phương Tiện Truyền Thông, Hoá Chất,…
TIN NHANH CHỨNG KHOÁN CUỐI TUẦN QUA
- DOANH NGHIỆP
– MWG: Khẳng định không gặp khó khăn về dòng tiền, tuần qua đã tất toán sạch 1.135 tỷ nợ trái phiếu
– An Giang: Lộc Trời đăng ký đầu tư dự án phân phối lúa gạo 9.000 tỷ đồng
– VDSC: Lãi quý 4/2022 của Sao Ta (FMC) đi lùi, thành viên PAN gặp khó trong năm 2023
– PLX: Lãi ròng của Petrolimex dự báo sụt mạnh 65% do biến động thị trường
– NKG: Nhà máy Nam Kim Phú Mỹ có thể nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng sinh lời của Thép Nam Kim từ năm 2024
– DPG: Quảng Nam giao thêm 3.500m2 đất cho công ty Đạt Phương Hội An làm khu đô thị
– BVB: Công bố thông tin sai lệch, Ngân hàng Bản Việt (BVB) bị xử phạt
– MWG: Chính thức “xuất ngoại” chuỗi điện máy sang thị trường Indonesia với tên Era Blue
– Ông Nguyễn Đức Tài: Bách Hoá Xanh sẽ có lãi vào quý IV/2023, quý I năm tới sẽ hoàn thành mời gọi NĐT tham gia mua tối đa 20% cổ phần
– Trong buổi cập nhật tình hình kinh doanh với các nhà đầu tư hôm 23/11, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thế Giới Di Động (mã chứng khoán: MWG) Nguyễn Đức Tài thừa nhận khả năng không đạt kế hoạch lợi nhuận năm nay và chỉ thực hiện tương đương 90% so với 2021 dù doanh thu vẫn tăng trưởng.
– KDH: Sắp mở bán dự án The Privia và đợt tiếp theo dự án Classia vào cuối năm
– PDR: Quyết định bán dự án cao ốc tại 197 Điện Biên Phủ
– APH: ĐHĐCĐ bất thường An Phát Holdings – Trình cổ đông Phương án phát hành cổ phiếu phổ thông để chuyển đổi cổ phần ưu đãi và Phương án mua lại Cổ phần ưu đãi
– SGT: Một thành viên HĐQT Saigontel nộp đơn xin từ nhiệm
– EVS: Chứng khoán Everest muốn dùng 5 triệu cổ phiếu EVS của Thành viên HĐQT để thế chấp tại Ngân hàng Quốc Dân
– SCS: Cho cổ đông lớn vay tiền, Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn bị phạt nặng
– S99: Thông hầm và phát động chiến dịch 90 ngày đêm thi công đắp đập chính tại thủy điện Nậm Xe
– FLC: Bị dừng triển khai các dự án ở Hải Dương
– KBC: Nộp bổ sung tài sản bảo đảm cho lô trái phiếu nghìn tỷ
- MUA BÁN/ PHÁT HÀNH
– DST: Cổ phiếu DST giảm 94% sau 15 năm niêm yết, 1 cá nhân rời ghế cổ đông lớn
– NRC liên tiếp giảm sàn, Chủ tịch Tập đoàn Danh Khôi bị “call margin” thêm 5,9 triệu cổ phiếu
– TVB: Thị giá “bốc hơi” 86% từ đỉnh, Phó Chủ tịch Chứng khoán Trí Việt đăng ký bán ra 2 triệu cổ phiếu TVB
– KHG: Chủ tịch mua xong 5 triệu cổ phiếu KHG sau khi vợ bị bán giải chấp 3,5 triệu cp
– CTG: VietinBank muốn phát hành 9.000 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng
– TCBS cho biết sẽ huỷ kế hoạch tăng vốn khủng lên hơn 9.200 tỷ trước đó và dự kiến thực hiện chào bán riêng lẻ 105 triệu cổ phiếu cho ngân hàng mẹ Techcombank với giá dự kiến 95.600 đồng/cp, tổng số tiền thu về là hơn 10.000 tỷ đồng.
– CEO: Thị giá tăng 70% sau 7 phiên trần, CEO Group muốn phát hành hơn 5,1 triệu cổ phiếu ESOP
- CỔ TỨC
– AGG: Bất động sản An Gia sắp trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 10%
– AGG: Muốn huy động hàng chục triệu USD vốn ngoại
– Tuần từ ngày 28/11 đến 2/12, có 16 doanh nghiệp chốt trả cổ tức cho cổ đông, trên các sàn HOSE, HNX và UPCoM.
– DRL: 13 năm lên sàn luôn có trách nhiệm với cổ đông. Ngoại trừ mức cổ tức 10% trong năm đầu niêm yết, kể từ năm 2013 trở đi, Thủy điện – Điện lực 3 (Mã DRL) luôn thực hiện chi cổ tức tiền mặt cho cổ đông với tỷ lệ từ 30 – 65%/năm.
– Thép Mê Lin (MEL) sắp trả cổ tức bằng tiền cuối tháng 12
- CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH
– Nhóm bất động sản chia nửa buồn vui: Một loạt cổ phiếu tăng mạnh từ đáy, 3 cái tên NVL, PDR, HPX tiếp tục giảm sâu
– Top10 tăng/giảm tuần 21-25/11: NVL và PDR giảm mạnh nhất HOSE, L14 tăng hơn 60% trong 5 phiên
– Xả NLG, PVD, DGC – gom KBC, KDH, DCM, VHC: Nhóm Dragon Capital toan tính gì?
– UBCKNN “gõ đầu” Nông dược HAI, Xây dựng Constrexim và SCS
– NHNN cho biết đến nay tín dụng toàn hệ thống tăng khoảng 11,5% so với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng toàn hệ thống năm 2022 khoảng 14%.
– Theo số liệu mới nhất của NHNN, tổng phương tiện thanh toán hay cung tiền M2 đang có tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây.
– Chuyên gia đề xuất gia hạn gói hỗ trợ giảm 2% thuế giá trị gia tăng
– Thị trường trái phiếu ổn định trở lại sau thời gian im ắng: Masan – công ty lớn phát hành thành công 1.700 tỷ
– Lãi suất cho vay bình quân của ngân hàng thương mại trong nước đối với các khoản vay mới và cũ còn dư nợ ở mức 8,4-9,9%/năm trong tháng 10/2022.
– SGB: Tăng mạnh lãi suất tiền gửi lên 10,5%/năm từ cuối tháng 11/2022
– Chênh lệch lãi suất tiền gửi kỳ hạn 5 tháng và 6 tháng ngày một lớn
– Các quỹ trái phiếu ứng xử như thế nào trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động? Theo một thống kê mới đây của Công ty Techcom Capital, chỉ từ tháng 9/2022 đến thời điểm ngày 14/11/2022, các quỹ trái phiếu Việt Nam bị rút ròng gần 10.000 tỷ đồng, với tỷ lệ rút ròng lên tới 34,6%, tương ứng giảm từ 28.623 tỷ đồng xuống chỉ còn 18.717 tỷ đồng.
- CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
– Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua 1 tuần giao dịch rung lắc khi chỉ số VN-Index liên tục dao động trong biên độ lớn và lực cầu chỉ xuất hiện trở lại vào những phiên cuối tuần giúp VN-Index phục hồi trở lại lên ngưỡng 971 điểm. Nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn thuộc nhóm VN30 ghi nhận giằng co, tăng giảm đan xen, đè nặng áp lực tâm lý lên thị trường chung.
– Tính cả tuần, VN-Index tăng tổng cộng 2,13 điểm (0,22%) lên 971,46 điểm
– Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: BID tăng hơn 11% qua đó trở lại vùng giá hồi tháng 8 năm nay và cách đỉnh lịch sử 20%, thanh khoản toàn ngành giảm mạnh
– Ở một diễn biến khác, nhóm tự doanh không có động thái gom cổ phiếu ngân hàng, nhóm này đã bán ròng 58 tỷ đồng VPB trong tuần.
– Sau tuần dòng tiền bắt đáy gia nhập giúp thanh khoản có sự bứt phá, giá trị giao dịch tuần này đã có dấu hiệu hạ thiệt, bình quân đạt khoảng 11.500 tỷ đồng/phiên. tương ứng giảm 12,5%
– Nhà đầu tư nước ngoài tuần 21-25/11 tiếp tục giải ngân mạnh mẽ trên thị trường nhưng giảm so với các tuần trước đó, giá trị mua ròng đạt 1.806 tỷ đồng. Dẫn đầu chiều mua là VNM và chứng chỉ quỹ FUEVFVND với giá trị lần lượt 285,9 tỷ đồng và 248,2 tỷ đồng.
– Cá nhân trong nước bán ròng 14.600 tỷ sau 3 tuần
- VIỆT NAM
– Giá gạo Việt Nam chạm mức cao nhất của 16 tháng
– Bangladesh tiếp tục gia hạn MOU để nhập khẩu gạo từ Việt Nam
– Thanh tra Chính phủ chỉ ra nhiều sai phạm tại dự án nhà máy điện gió của Trung Nam Group
– Lao động dệt may, da giày bị giảm giờ làm, nghỉ luân phiên do thiếu đơn hàng
– Doanh nghiệp FDI gặp khó khi tỷ giá biến động, chuyên gia cảnh báo sử dụng đòn bẩy cao sẽ nhanh thấm đòn lãi suất
– Sau Covid-19, doanh nghiệp thuỷ sản gặp phải nhiều khó khăn. Trong đó, nhiều công ty vừa và nhỏ sẽ phải chấp nhận lỗ khi sử dụng vốn nếu không hạ nhiệt lãi suất vay.
– NHTW Trung Quốc tung khoản vay giá rẻ, cắt giảm dự trữ bắt buộc để cứu bất động sản, hỗ trợ nền kinh tế
– Phát triển khu thương mại tự do để nâng cao lợi thế logistics cho Việt Nam
– Hơn 60.000 ô tô đã được nhập khẩu về cảng Tân Vũ, Hải Phòng
– Phát triển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia
– Chỉ số giá bất động sản tại Hà Nội và TP. HCM những tháng cuối năm diễn biến ra sao? Theo báo cáo mới công bố về chỉ số giá bất động sản của Savills quý III/2022 cho thấy, chỉ số giá bất động sản nhà ở và văn phòng tại Hà Nội và TP. HCM đều có xu hướng gia tăng.
– Chính phủ đồng hành với TP.HCM tháo gỡ khó khăn về giải ngân vốn đầu tư công
– Tổng Thư ký VASEP: Kỳ vọng cuối quý I/2023 thị trường hồi phục, ngành thủy sản sẽ sớm vượt qua khó khăn
– Hoạt động xuất khẩu sắt thép của Việt Nam tiếp tục gặp khó
– Xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn không còn ùn ứ dịp cuối năm
- THẾ GIỚI
– Tại Phố Wall, tính chung tuần từ 21 đến 25/11, các chỉ số đều đi lên. Dow Jones và S&P 500 tăng lần lượt 1,78% và 1,53%. Nasdaq tỏ ra yếu thế hơn với mức tăng 0,72%.
– Điểm đáng chú ý nhất trong phiên giao dịch cuối tuần là cổ phiếu của Câu lạc bộ Manchester United (MU) đã tăng đến 13% sau khi tăng 25% vào thứ Tư khi các thông tin tiếp tục xoay quanh việc gia đình Glazer rao bán Câu lạc bộ có nhiều fan nhất thế giới này.
– Vào thứ Năm tuần tới (1/12), báo cáo chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 10 sẽ được công bố, đây là thước đo lạm phát ưa thích của các quan chức Fed. Vào ngày 2/12, Cục Thống kê Lao động Mỹ sẽ công bố báo cáo việc làm tháng 11. Cả hai báo cáo sẽ là những đầu vào quan trọng để Fed ra quyết định lãi suất trong cuộc họp cuối cùng của năm 2022 diễn ra vào ngày 13 – 14/12
– Tại thủ đô Bắc Kinh, ngày càng có nhiều khu chung cư cấm cư dân đi ra ngoài. Nhiều phòng tập gym đã bị buộc đóng cửa và nhà hàng chỉ được phép bán đồ mang về. Bắc Kinh đã ghi nhận những ca tử vong vì COVID đầu tiên kể từ đợt phong tỏa ở Thượng Hải hồi tháng 5.
– Nga sở hữu dự trữ ngoại hối lớn thứ tư thế giới
– Giá nhà ở Canada có khả năng sẽ giảm mạnh hơn thời khủng hoảng tài chính 2008-2009
– Tesla “lấy lòng” thị trường Trung Quốc bằng khoản trợ cấp bảo hiểm 1.100 USD
- VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA
– Ngân hàng Anh Starling đã thông báo cho khách hàng của mình rằng ngân hàng không còn hỗ trợ chuyển tiền sang các nền tảng tiền điện tử, bao gồm cả các sàn giao dịch tiền điện tử.
– Binance vừa cho biết sẽ thành lập một quỹ tái thiết trị giá 1 tỉ USD cùng với mục tiêu tăng số tiền lên 2 tỉ USD trong tương lai gần “nếu cần thiết”.
– Binance công bố sẽ áp dụng bằng chứng lưu trữ Merkle Tree, tăng cường tính minh bạch trong việc lưu trữ đối với tài sản tiền kỹ thuật số.
– Sau khi giảm 2% phiên cuối tuần, một phiên có giá trị giao dịch thấp, giá dầu thế giới khép lại tuần giao dịch giảm thứ ba liên tiếp với tổng mức giảm 4,7%, do lo ngại về nhu cầu của Trung Quốc và kế hoạch áp giá trần của phương Tây đối với dầu của Nga.
– Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và những quốc gia sản xuất dầu liên minh, còn được gọi là OPEC+, sẽ xem xét mức tăng sản lượng lên tới 500.000 thùng/ngày tại cuộc họp của OPEC+ vào ngày 4/12.
– Giá vàng vững ở mức cao nhất 1 tuần do USD tăng giá, tính chung cả tuần vàng tăng nhẹ do kỳ vọng Fed sẽ thu hẹp quy mô tăng lãi suất, giao dịch quanh ngưỡng 1.755 USD/ounce
– Ngoài những dữ liệu đã được công bố cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ, Uzbekistan và Ấn Độ đã mua tổng cộng gần 90 tấn vàng trong quí vừa qua, vẫn chưa rõ ngân hàng trung ương nước nào đã mua 300 tấn vàng còn lại. Giới phân tích suy đoán Trung Quốc có thể là nước đã mua phần lớn số vàng này từ Nga sau khi bán hơn 120 tỉ đô la Mỹ trái phiếu chính phủ Mỹ kể từ sau cuộc xung đột Nga-Ukraine
– Quỹ giao dịch hoán đổi (ETF) vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust mua ròng vàng trong tuần này, với mức mua ròng gần 2,6 tấn, nâng tổng khối lượng nắm giữ lên gần 909 tấn vàng. Tuần trước, quỹ bán ròng 5,3 tấn vàng.
– Indonesia khẩn trương nhập khẩu 500.000 tấn gạo, giá gạo tăng
– Giá gạo trên thị trường thế giới cũng liên tục tăng trong tháng 11
– Không chỉ gặp khó về nguồn cung, giờ đây châu Á lại tiếp tục “vạ lây” từ cuộc đua năng lượng này. Theo S&P Global, giá khí tự nhiên hóa lỏng giao ngay tại châu Á đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 7 tuần vừa qua kể từ đầu tháng 10 do lo ngại gián đoạn sản xuất và thời tiết lạnh hơn tại các thị trường trọng điểm sẽ tiếp tục thắt chặt nguồn cung
– Giá LNG giao ngay tiêu chuẩn Bắc Á đã tăng hơn 20% trong tuần này